Xuất huyết dạ dày tử vong, thuật ngữ này chắc chắn sẽ khiến nhiều người khiếp sợ. Đây là hiện tượng lớp niêm mạc ở dạ dày bị chảy máu nhưng không được kiểm soát kịp thời dẫn đến việc người bệnh tử vong. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục và phòng tránh xuất huyết dạ dày để bạn chủ động bảo vệ mình trong mọi tình huống.
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng gì?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu tại khu vực niêm mạc dạ dày. Dạ dày bị ứ huyết khiến người bệnh có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
Theo các bác sĩ, xuất huyết dạ dày không phải là một căn bệnh mà là biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm của bệnh lý nào đó có liên quan đến dạ dày. Trong nhiều trường hợp, người bị xuất huyết dạ dày có thể tử vong nhanh nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời.
Biến chứng xuất huyết có thể xuất hiện ngay sau quá trình hình thành ổ viêm tại khu vực dạ dày. Hiện tượng này phần lớn xảy ra ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 40 – 70. Bên cạnh đó, xuất huyết dạ dày cũng có thể xuất hiện ở đối tượng trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, tuy nhiên nguyên nhân lại thường là do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Còn ở những người trong độ tuổi trung niên và cao niên, tình trạng này chủ yếu xảy ra do bệnh lý hoặc do tác động từ thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Nguy cơ tử vong khi bị xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm xuất hiện do những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn dường như sẽ không nhận thấy những biểu hiện tổn thương rõ ràng. Thời gian ủ bệnh thậm chí có thể kéo dài đến vài năm. Tới khi có triệu chứng thì lúc này bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cấp tính. Những đợt xuất huyết do viêm loét dạ dày thường xảy ra cách vài năm, hoặc vài chục năm tính từ thời điểm mắc bệnh, điều này tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt, ăn uống của mỗi người.
Khi tình trạng xuất huyết dạ dày trở nặng, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu. Trong trường hợp nguy cấp này, tính mạng của bạn đã và đang bị đe dọa.
Sự nguy hiểm của xuất huyết dạ dày được chia làm 2 cấp độ:
- Xuất huyết nhẹ: Triệu chứng này diễn biến nhanh chóng và thường không có biểu hiện suy nhược nghiêm trọng. Triệu chứng có thể xuất hiện là thiếu máu tạm thời, mệt mỏi, không tập trung tinh thần.
- Xuất huyết nặng: Mất tỉnh táo, suy nhược cơ thể nghiêm trọng, suy tim, mạch yếu, đạp không ổn định, thậm chí là khó thở và không thể cử động. Ngoài ra một số người bệnh cũng dấu hiệu tụt huyết áp nhanh chóng.
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày tử vong
Xuất huyết dạ dày phần lớn là do tác động từ các bệnh lý như viêm loét và ung thư dạ dày tá tràng hoặc polyp dạ dày. Ngoài ra một số thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc điều trị cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những nguyên nhân chính dẫn đến xuất huyết dạ dày tử vong là:
- Nhiễm khuẩn HP: Khuẩn HP khi đi vào cơ thể con người qua đường thức ăn sẽ phát mạnh. Đây là tác nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, nó cũng làm tổn thương niêm dạ dày mạc nghiêm trọng, tạo nhiều ổ viêm và ăn sâu vào tận mạch máu gây xuất huyết.
- Viêm loét dạ dày: Có tới hơn 70% ca bệnh xuất huyết dạ dày có liên quan đến bệnh viêm dạ dày. Những bệnh nhân này có ổ viêm nặng và lan rộng ở niêm mạc dạ dày và ruột non. Khi vết loét ăn sâu vào trong mạch máu sẽ gây ra tình trạng xuất huyết.
- Khối u ở dạ dày: Những người có khối u ở dạ dày dù dù lành tính hay ác tính đều có thể gây ra triệu chứng xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân là do khối u này có thể ma sát với dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn, qua đó làm tổn thương lòng mạch. Đây là tình trạng xuất huyết dạ dày khá nhẹ nhưng lại có tính chất dai dẳng.
- Tổn thương mạch máu: Trong dạ dày thực chất có chứa nhiều mạch máu và chúng lại rất dễ bị tổn thương khi có yếu tố kích thích. Khi mạch máu có biểu hiện phình hoặc vỡ thì đây chính là hiện tượng loạn sản mạch, rất dễ dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu xuất huyết dạ dày dễ nhận biết
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu nội cơ quan tiến triển theo từng đợt. Đáng chú ý, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi lần tái phát.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng xuất huyết dạ dày là:
- Sắc mặt nhợt nhạt: Do hoạt động của dạ dày bị suy yếu, không thể chuyển hóa đầy đủ các chất dinh dưỡng tới cơ quan khác nên khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể cũng bị giảm sút đáng kể. Bởi vậy mà người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược, sắc mặt nhợt nhạt.
- Đau đớn tại khu vực thượng vị dạ dày: Trên rốn và dưới xương ức có cảm giác đau, cơn đau còn có thể lan rộng khắp vùng bụng.
- Nôn ra máu: Khi có triệu chứng nôn ra máu, kèm tình trạng đau bụng âm ỉ thì khả năng cao bạn đã bị xuất huyết dạ dày nghiêm trọng. Có hơn 90% bệnh nhân viêm loét dạ dày đều có biểu hiện nôn ra máu trong giai đoạn cấp tính.
- Đại tiện ra máu: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh xuất huyết dạ dày là đi ngoài ra máu. Lúc này phân sẽ có màu đen, tương tự như bã cà phê. Chất phân sền sệt mang mùi hôi khó chịu. Lượng phân càng nhiều và càng đen sậm cảnh bảo mức độ xuất huyết nghiêm trọng.
- Thiếu máu: Hệ quả của triệu chứng nôn và đi ngoài ra máu chính là thiếu máu. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh thường xuyên choáng váng, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ra nhiều mồ hôi và huyết áp tụt nhanh,…
Cách sơ cứu người bệnh
Cách sơ cứu xuất huyết dạ dày cho người bệnh cần tiến hành tại chỗ theo hướng dẫn như sau:
- Gọi cấp cứu ngay lập tức và đưa bệnh nhân xuất huyết dạ dày tử vong tới bệnh viện gần nhất.
- Đặt người bệnh trong tư thế nằm yên trên giường, tại nơi thoáng, kê gối để phần thân dưới cao hơn đầu. Đối với bệnh nhân có triệu chứng hạ huyết áp thì hãy đắp thêm chăn để họ làm ấm cơ thể.
- Pha 8g muối với 100 ml nước ấm rồi cho bệnh nhân uống trực tiếp để cầm máu tạm thời, cung cấp nước và bổ sung chất điện phân.
- Sau khi thực hiện các bước sơ cứu xuất huyết dạ dày tử vong trên, bạn nên đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để nhận được hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày
Việc điều trị xuất huyết dạ dày nhằm mục đích khắc phục triệu chứng, giảm nguy cơ tử vong và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Bên cạnh dùng thuốc Tây, phẫu thuật thì bạn cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo dân gian tại nhà giúp giảm đau, cầm máu hiệu quả.
Dùng thuốc điều trị
Việc dùng thuốc điều trị sẽ được áp dụng trong trường hợp xuất huyết nhẹ và trung bình. Bên cạnh đó, sau khi nội soi, phẫu thuật, người bệnh cũng cần sử dụng thuốc để tránh tái phát bệnh.
Nhóm thuốc điều trị xuất huyết dạ dày được dùng phổ biến gồm có:
- Thuốc kháng acid nhóm antacid: Pepsane, Yumangel, Maalox,..có vai trò tạo nên một lớp màng bảo vệ ổ loét và giảm đau hiệu quả do kích thích niêm mạc. Đồng thời chúng cũng giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu tái phát.
- Thuốc kháng histamin H2: Famotidine, Ranitidine, Pepsane, Varogel, Yumangel, Kremil – S, Maalox,…giúp hạn chế tình trạng dạ dày tiết acid và pepsin.
- Thuốc ức chế bơm proton: EsOmeprazol, Rabeprazole, Omeprazol,…giúp làm giảm khả năng sản xuất dịch vị bằng cách ngăn chặn hoạt động của enzyme hydro-kali adenosine triphosphatase.
- Thuốc giảm đau, chống co thắt: Drotaverin, Alverin, Buscopan,…giúp hạn chế sự co bóp dạ dày – tác nhân gây ra đau đớn cho người bệnh.
- Vitamin nhóm K: Gồm K3, K2, K1, giúp cơ thể người bệnh tăng sản xuất prothrombin- chất có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu.
- Các thuốc co mạch: Carbazochrome, Octreotide và Posthypophyse,… giúp làm giãn mạch ngoại vi, giảm áp lực tĩnh mạch đồng thời co mạch trung ương. Nhờ đó có thể gián tiếp khắc phục tình trạng xuất huyết ở dạ dày.
- Thuốc kéo dài thời gian đông máu (Hemocaprol): Thuốc này được sử dụng khi vị trí xuất huyết đã có sự xuất hiện của cục máu đông bởi nó có khả năng kéo dài thời gian đông máu, qua đó hạn chế xuất huyết tái phát.
Rửa dạ dày
Phương pháp rửa dạ dày được tiến hành nhằm mục đích cầm máu nhanh cho người bệnh. Cách làm như sau:
- Pha nước muối đẳng trương lạnh hòa thêm adrenalin để làm dung dịch rửa dạ dày.
- Sử dụng dung dịch trên để sục rửa dạ dày cho người bệnh đến khi tình trạng xuất huyết ngừng hẳn.
Phẫu thuật
Trong trường hợp xuất huyết dạ dày ở mức độ nặng, mang tính nguy cấp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
- Nội soi dạ dày: Phương pháp điều trị này được áp dụng trong cả chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày tử vong. Nếu sau đã thực hiện phương pháp rửa dạ dày mà máu vẫn tiếp tục chảy thì bác sĩ sẽ dùng đầu điện, kim chích, kẹp, tia laser hoặc là một chất cầm máu dạng xịt để xử lý chỗ xuất huyết.
- Mổ hở: Trong trường hợp máu chảy ồ ạt và bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao cần được chỉ định mổ hở ngay lập tức. Ca phẫu thuật này tương đối khó và phải được tiến hành bằng bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Bởi vì lúc này, việc cần cầm máu sẽ diễn ra trực tiếp, cắt nhanh dòng chảy của máu tại ngay tại thời điểm mổ.
Áp dụng mẹo dân gian
Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày ở mức độ nhẹ và tiến triển chậm thì bạn có thể áp dụng một số dùng mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Nghệ tương, gừng tươi và nha đam là 3 dược liệu an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất trong trường hợp này.
Chữa xuất huyết dạ dày tử vong bằng nghệ
Trong củ nghệ có chứa hàm lượng lớn curcumin – chất kháng viêm sát khuẩn cực kỳ tốt. Cũng bởi vậy mà nguyên liệu này thường được ông cha ta áp dụng để làm lành vết thương cả bên trong và ngoài da.
Để chữa xuất huyết dạ dày bằng nghệ bạn cần áp dụng cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nghệ tươi, sắn dây, chuối non, mật ong nguyên chất.
- Nghệ đem rửa sạch, phơi qua vài nắng sau đó mang đi nghiền nhỏ.
- Sắn dây và quả chuối non rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi nghiền thành bột.
- Trộn lẫn các nguyên liệu trên với nhau rồi lấy một lượng vừa đủ đem pha với 1 thìa mật ong và 1 cốc nước ấm.
- Sử dụng thuốc trên 3 lần mỗi ngày bằng cách uống trước bữa ăn chính khoảng 30 phút để giảm triệu chứng xuất huyết dạ dày hiệu quả.
Mẹo dân gian chữa xuất huyết dạ dày với gừng tươi
Trong củ gừng tươi có chứa hai hoạt chất chính là Shogaol và Gingerol. Chúng có tác dụng làm ấm cơ thể và chống viêm loét dạ dày, làm lành vết thương vô cùng hiệu quả. Nhờ đó, khi gừng được sử dụng đúng cách, nó sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả các triệu chứng xuất huyết dạ dày.
Cách áp dụng nghệ chữa xuất huyết dạ dày thực hiện như sau:
- Chuẩn bị gừng tươi, mật ong.
- Lấy 1 củ gừng tươi cạo vỏ đem rửa sạch và giã nhuyễn ra.
- Cho gừng vào nồi rồi nấu với 300ml nước lọc, khi nước sôi được khoảng 5 phút thì tắt lửa.
- Nước gừng bớt nóng thì lọc lấy phần nước, trộn cùng 2 thìa cà phê mật ong. Lúc này bạn đã thu được trà gừng mật ong.
- Uống trà gừng mật ong này 3 lần mỗi ngày, liên tục trong nhiều ngày để giảm triệu chứng xuất huyết dạ dày.
Dùng nha đam giảm xuất huyết dạ dày
Không chỉ giúp chăm sóc sắc đẹp, nha đam còn có công dụng dưỡng ẩm và làm dịu niêm mạc dạ dày hiệu quả. Đây là một mẹo chữa dân gian được khá nhiều người áp dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và thậm chí là xuất huyết bao tử.
Cách dùng nha đam giảm xuất huyết dạ dày:
- Chuẩn bị nha đam, đường phèn.
- Sử dụng 1 nhánh nha đam tươi rửa sạch, tách lấy phần thịt và đem ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
- Vớt nha đam ra và xay nhuyễn để thu được tinh chất gel nha đam.
- Bảo quản gel nha đam ở trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Mỗi ngày pha 1 cốc nước nha đam với đường phèn để uống trước bữa ăn chính 30 phút. Tinh chất nha đam khi đi vào bên trong dạ dày sẽ tạo ra lớp màng chắn bảo vệ cho niêm mạc, tránh hiện tượng xuất huyết.
Chú ý: Các bài thuốc dân gian trị xuất huyết dạ dày chỉ có thể áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ với mục đích chính là hỗ trợ chữa trị giảm đau, cầm máu. Bởi vậy, để có thể khắc phục dứt điểm bệnh và tránh rủi ro ngoài ý muốn, bạn cần thiết phải tới bệnh viện để nhận sự tư vấn, phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Bài thuốc Đông y chữa xuất huyết dạ dày tử vong
Các bài thuốc Đông y chữa xuất huyết dạ dày tử vong được đánh giá khá cao về tính an toàn cũng như hiệu quả chữa trị bệnh. Đặc biệt là khi chữa bệnh bằng Tây y dần bộc lộ những bất cập thì có khá nhiều người tìm đến xu hướng điều trị này.
Để cầm máu, giảm đau khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị tía tô, Biển đậu, Hoàng kỳ, Xương bồ, Hoài sơn, Lá đắng, Sâm đại hành, Chỉ xác, Trần bì, Bạch truật sao vàng hạ thổ, Đương quy, Lá lốt Cây ngũ sắc đã sao vàng hạ thổ và Sinh khung.
- Tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch và sau đó sắc uống 2 ngày 1 thang, mỗi uống ngày 2 lần sau bữa ăn chính.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị Hoài sơn, Ngưu tất, Liên nhục, Bạch truật, Trần bì, Cát căn, Viễn chi, Phòng sâm, Chỉ xác, Hắc táo nhân, Cam thảo và Bán hạ chế.
- Toàn bộ nguyên liệu trên cho vào ấm, sắc thành thuốc với lửa nhỏ. Thuốc thu được sử dụng để uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần khi còn thuốc còn ấm vào sau bữa ăn sáng và tối.
Bài thuốc 3: Sơ can Bình vị tán
Bài thuốc là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý giúp trị tận gốc bệnh dạ dày gồm: Ô tặc cốt, tam thất, bạch thược, chè dây, cam thảo, nghệ vàng,…
Cơ chế điều trị:
- Giai đoạn 1 giúp trị dứt điểm cơn đau dạ dày và ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh.
- Giai đoạn 2 loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh từ gốc đến ngọn và phục hồi thể tạng người bệnh, giúp cơ thể khỏe hơn.
- Giai đoạn 3 chủ yếu giúp phòng ngừa bệnh quay trở lại, người bệnh sẽ xóa tan lỗi ám ảnh đau dạ dày.
Chú ý: Nếu muốn điều trị xuất huyết dạ dày tử vong bằng 1 trong 3 bài thuốc trên, người bệnh cần tìm đến cơ sở khám chữa bệnh Đông y uy tín. Tại đây, các thầy thuốc sẽ kê đơn và hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc sao cho đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Xuất huyết dạ dày tử vong ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh sử dụng thuốc, điều trị xuất huyết dạ dày theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình. Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp vết viêm loét nhanh lành hơn.
Thực phẩm người xuất huyết dạ dày nên bổ sung bao gồm:
Các thực phẩm khó tiêu hóa và kích thích hiện tượng viêm loét, tạo axit hoặc gây ma sát mạnh dạ dày mạnh mà người bệnh nên kiêng là:
- Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa (Da động vật, thịt có mỡ, dầu nhiệt đới, sữa nguyên kem,…).
- Đồ ăn cay nóng, quá chua.
- Mọi loại nước uống chứa chất caffeine hoặc ga, cồn.
- Đồ ăn nhanh gồm xúc xích, thịt gác bếp, thịt sấy, bim bim,…
- Mọi thực phẩm cứng, khô và dai, dễ gây ma sát tại dạ dày.
Biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày tử vong
Có thẻ thấy xuất huyết dạ dày là căn bệnh có liên quan mật thiết tới nhiều bệnh lý khác nhau và có tính chất cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cố gắng áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ hôm nay.
- Việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý, lành mạnh chính là cách tốt nhất để phòng ngừa xuất huyết dạ dày tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện thêm một số biện pháp sau:
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý có thể gây ra biến chứng là xuất huyết dạ dày chẳng hạn như bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản.
- Giữ tinh thần của mình luôn thoải mái bằng cách ngủ đủ giấc, không thức khuya, hạn chế làm việc quá sức.
- Không tự ý dùng thuốc Tây Y khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid và những loại thuốc chứa corticoid.
- Khi có nhận thấy bản thân có biểu hiện xuất huyết dạ dày, bạn hãy tới bệnh viện gần nhất để đường bác sĩ thăm khám, cấp cứu kịp thời.
Xuất huyết dạ dày tử vong là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng không được chủ quan, mất cảnh giác. Người bệnh nên tới cơ sở uy tín để thăm khám ngay khi thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh.