Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ bị mẩn ngứa. Nhiều bà mẹ có con bị tình trạng này nhưng lại không biết phải điều trị ra sao. Để giải quyết tình trạng này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chữa nổi mẩn ngứa cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh hiệu quả.
Cách chữa nổi mẩn ngứa cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở những trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi hoặc trẻ dưới 2 tuổi. Khi bị mẩn ngứa, biểu hiện đầu tiên mà trẻ bị là ngứa và ửng đỏ vùng da 2 bên má. Điều này khiến trẻ thường xuyên cựa quậy hoặc dùng 2 tay gãi mạnh. Tình trạng này kéo dài một thời gian sẽ thấy má bé xuất hiện những nốt sần giống như hạt gạo. Sau đó hình thành mụn nước, khi vỡ ra sẽ có dịch màu vàng,da bị đóng vảy lại thành từng mảng.
Tuy không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh, nhưng nó thường làm cho trẻ khó chịu, ăn ngủ không ngon. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Để chấm dứt tình trạng này, các bà mẹ có thể áp dụng các biện pháp như sau:
➥ Xác định nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ:
Đây được xem là bước đầu tiên và quan trọng cần phải thực hiện nếu muốn chữa mẩn ngứa cho trẻ một cách hiệu quả. Vì xác định được chính xác nguyên nhân mới có thể đề ra được các cách điều trị phù hợp. Những nguyên nhân gây nên chứng mẩn ngứa ở trẻ thường gặp là:
Bị dị ứng, mẩn ngứa do mặc các bộ trang phục không phù hợp: Quần áo chật chội, có chất liệu bằng len sợi có thể gây nên tình trạng mẩn ngứa ở trẻ.
Dị ứng do thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường cũng là một trong những yếu tố có thể gây mẩn ngứa ở trẻ. Vì thế, nếu trẻ bị nổi mẩn thì hãy kiểm tra xem có phải do thời tiết gây ra hay không.
Do côn trùng cắn: Bị muỗi, bọ chét hay các loại côn trùng cắn cũng có thể làm cho trẻ bị mẩn ngứa.
Nếu bé sơ sinh bị mẩn ngứa, các bà mẹ nên kiểm tra các thực phẩm mình sử dùng hàng ngày. Vì những loại thực phẩm như tôm, cua, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích… có thể làm ảnh hưởng đến bé thông qua bú sữa mẹ.
Với những trẻ đang trong thời gian ăn dặm, bạn cũng nên kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với các loại thức ăn đang dùng hay không.
Vì nổi mẩn ngứa ở trẻ nhỏ thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Nên nếu như không nắm rõ các nguyên nhân này thì khó lòng mà chữa trị được.
➥ Dùng thuốc tây đặc trị mẩn ngứa dành cho trẻ nhỏ:
Nếu con bạn bị mẩn ngứa nghiêm trọng, hãy dùng các loại thuốc tây để điều trị. Bởi chúng có thể mang lại tác dụng nhanh, giúp bé dễ chịu hơn. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mẩn ngứa cho trẻ bao gồm:
Nhóm thuốc kháng Histamin: Các loại thuốc bôi thường được dùng bao gồm promethazin hydroclorid, cetirizin hydroclorid, hydroclorid… Chúng có tác dụng làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy mà bệnh gây ra. Tuy nhiên, để có thể chữa trị chứng bệnh khỏi hoàn toàn thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó cắt đi nguồn cơn gây bệnh tận gốc.
Nhóm thuốc steroid: Nếu dị ứng nặng, có thể sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm steroid dạng uống, bôi ngoài hoặc tiêm. Tác dụng của nhóm thuốc này là kháng viêm, trị ngứa, giảm phù nề. Do đó sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại được cảm giác dễ chịu.
Dùng các loại kháng sinh: Trong trường hợp này, cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc kháng sinh. Các loại kháng sinh thường được sử dụng là neomycin, gentamycin….
Thuốc tây y thường mang lại hiệu quả nhanh. Nhưng chúng lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ, tránh gặp các vấn đề không mong muốn.
➥ Trị mẩn ngứa cho trẻ bằng cách áp dụng các mẹo dân gian:
Khi trẻ bị mẩn ngứa, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược để nấu nước tắm cho bé. Vì chúng có tác dụng trị ngứa, kháng viêm. Một số loại lá bạn có thể sử dụng là:
Tắm nước lá khế:
Lấy một nắm lá khế tươi mang đi rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi với nước. Khi nước sôi thì cho thêm một chút muối hạt vào và tắt bếp. Dùng nước lá khế vừa thu được đem pha với nước lạnh cho ấm rồi tắm cho trẻ. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy triệu chứng mẩn ngứa giảm hẳn.
Dùng lá kinh giới tắm cho bé:
Lá kinh giới có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn trị ngứa tốt. Vì vậy, nếu bé nhà bạn đang bị mẩn ngứa thì có thể sử dụng lá kinh giới để tắm cho trẻ.
Chỉ cần lấy một nắm lá kinh giới tươi không bị sâu bệnh mang đi rửa sạch, giã nát rồi lọc lấy nước. Mang nước lá kinh giới vừa thu được pha với nước rồi tắm. Để có hiệu quả tốt thì bạn nên áp dụng thường xuyên.
Nấu nước lá chè xanh tắm cho bé trị mẩn ngứa:
Lấy một lượng lá chè xanh vừa đủ mang đi rửa sạch, đun sôi lên cùng với nước. Dùng nước này đem pha với nước ấm để tắm cho bé. Vì loại lá này có chứa các thành phần chống oxy hóa, sát khuẩn, kháng viêm cực tốt. Chính vì vậy mà nó cũng có tác dụng trị mẩn ngứa.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu… để bôi lên vùng da bị tổn thương. Chúng cũng có thể làm giảm đi các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.
➥ Cách chăm sóc trẻ khi bị mẩn ngứa:
Cũng chính vì mẩn ngứa ở trẻ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, việc chăm sóc trẻ cũng phải chú ý giải quyết triệt để được những căn nguyên gây bệnh. Từ đó có thể hỗ trợ chữa trị chứng bệnh được tốt hơn, hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát.
Khi chăm sóc trẻ, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Thường xuyên tắm rửa để giúp cơ thể bé luôn sạch sẽ. Khi ra ngoài, cần được che chắn cẩn thận, tránh tình trạng da bị bụi bẩn và các vi khuẩn xâm nhập gây hại.
- Không được cho trẻ dùng tay để gãi ngứa. Vì chúng có thể làm cho vùng da này bị trầy xước và bội nhiễm.
- Không sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng tắm hay các sản phẩm chứa các hóa chất độc hại để tắm cho trẻ. Chúng có thể làm cho làn da của bé bị kích ứng, làm cho bệnh thêm trầm trọng.
- Cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, thoải mái, tránh kích ứng da.
- Nếu trẻ đang bú sữa, mẹ cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thức ăn cay nóng…
- Nếu đang trong thời gian ăn dặm, mẹ hãy bổ sung thật nhiều rau củ tươi vào khẩu phần ăn cho trẻ. Ngoài ra, cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bệnh.
Trên đây là cách chữa mẩn ngứa cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mà chúng tôi thông tin đến các bạn. Bệnh có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Do đó nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà không thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm, các mẹ nên đưa con đi khám và được tư vấn cách chữa trị phù hợp.
Có thể bạn muốn xem