Các triệu chứng của bệnh á sừng có tiến triển dai dẳng, khó điều trị nhưng dễ tái phát. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, có thể kết hợp đồng thời với chế độ chăm sóc và mẹo chữa á sừng bằng tỏi nhằm tác động tích cực đến quá trình điều trị. Theo y học dân gian, mẹo chữa này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng và sát trùng da.
Tìm hiểu công dụng chữa á sừng của tỏi
Á sừng là bệnh da liễu khá phổ biến, có thể gặp ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh lý này điển hình bởi tình trạng da khô, ngứa ngáy, đỏ, bong tróc và nứt nẻ. Triệu chứng của bệnh có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa thu đông, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát.
Hiện nay các biện pháp điều trị bệnh lý này chỉ có tác dụng cải thiện tổn thương lâm sàng, không đem lại hiệu quả lâu dài và không ngăn chặn được tình trạng tái phát. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, nhiều bệnh nhân đã chủ động kết hợp với chế độ chăm sóc và các mẹo chữa từ thiên nhiên.
Cách chữa á sừng bằng tỏi tận dụng đặc tính tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa của thảo dược nhằm cải thiện các triệu chứng trên da và ngăn ngừa bội nhiễm. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên giúp giảm tần suất sử dụng, hạn chế tình trạng phụ thuộc thuốc và hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh.
Theo bác sĩ Lê Phương, địa chỉ và phương pháp chữa viêm da là yếu tố quyết định đến 80% hiệu quả điều trị, 20% còn lại do ý thức dùng thuốc đúng cách, tự chăm sóc của người bệnh.
Ngoài những ghi chép từ dân gian, một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa như phytonutrients, vitamin C, allicine,… Các thành phần này giúp ức chế nấm men, tiêu diệt vi khuẩn và virus gây hại cho da.
Tuy nhiên tỏi không có tác dụng giữ ẩm và làm dịu da nên cần kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác (nha đam, mật ong) để tăng tác dụng điều trị.
5 Mẹo dùng tỏi chữa bệnh á sừng giảm nhanh triệu chứng
Để tận dụng tối ưu dược tính trong tỏi, nhân dân thường sử dụng dịch ép tỏi hoặc có thể kết hợp tỏi với một số nguyên liệu tự nhiên khác như muối, nha đam, mật ong,… Dưới đây là một số mẹo dùng tỏi chữa á sừng được áp dụng khá phổ biến, bao gồm:
1. Ngâm rửa da với nước muối và tỏi
Đối với những trường hợp á sừng xảy ra ở tay, chân, gây nứt nẻ và ngứa nhiều, nên áp dụng mẹo ngâm rửa bằng nước muối và tỏi. Mẹo chữa này có tác dụng làm mềm da, hỗ trợ loại bỏ vảy bong, giảm ngứa và tiêu viêm. Ngoài tác dụng của tỏi, muối biển còn chứa nhiều khoáng chất, giúp sát trùng da, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm nhẹ hiện tượng viêm đỏ.
Cách thực hiện:
- Đun sôi khoảng 2 lít nước
- Bóc vỏ 1 củ tỏi đập giập
- Cho tỏi vào nước sôi và ngâm trong 10 phút
- Sau đó đổ nước ra thau và cho thêm 1 thìa cà phê muối biển
- Hòa thêm nước lạnh vào và dùng để ngâm rửa tay chân
Sau khi ngâm rửa, nên lau khô với khăn sạch và sử dụng kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng thoát hơi nước gây khô da, nứt nẻ và ngứa ngáy.
2. Thoa dịch ép tỏi lên da
Dùng dịch ép tỏi thích hợp với những trường hợp á sừng nhẹ và chỉ xảy ra ở phạm vi nhỏ. Ngoài tác dụng tiêu sưng và giảm ngứa, dịch ép tỏi còn hỗ trợ ức chế vi nấm Candida và Malassezia, từ đó làm giảm nguy cơ bội nhiễm nấm ở vùng da bị á sừng.
Tuy nhiên tỏi có vị cay nồng, có thể gây rát, đỏ và xót da. Vì vậy cần tránh thực hiện mẹo chữa này lên vùng da đang chảy máu hoặc có vết thương hở.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ vài tép tỏi, sau đó giã nát và chắt lấy dịch
- Trộn dịch ép tỏi với nước ấm với tỷ lệ 2:1
- Làm sạch da và thoa dịch ép trực tiếp lên vùng da cần điều trị
- Đợi dịch ép khô và thoa thêm 4 – 5 lớp
- Để trong 10 – 15 phút cho tinh chất thẩm thấu và rửa lại với nước sạch
Dịch ép tỏi có thể gây khô da và nứt nẻ. Vì vậy sau khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm và giữ ấm cơ thể để hạn chế tình trạng nói trên.
3. Chữa á sừng bằng tỏi và mật ong
Tỏi có đặc tính dược lý đa dạng, có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng như viêm đỏ, ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên thảo dược này không có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da và dễ gây kích ứng. Để làm giảm các tác dụng phụ của tỏi và tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp tỏi với mật ong.
Mật ong chứa nhiều axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có khả năng duy trì độ ẩm cho da, kháng khuẩn, phục hồi các tế bào tổn thương và làm dịu vùng da sưng đỏ.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ khoảng 200 – 250g tỏi và xếp vào bình
- Sau đó đổ mật ong nguyên chất vào bình
- Đậy kín và ngâm trong vòng 7 – 10 ngày
- Khi sử dụng, dùng một ít mật ong thoa nhẹ nhàng lên da
- Để trong khoảng 15 – 20 phút và rửa lại với nước sạch
4. Kết hợp tỏi với dầu dừa
Mẹo kết hợp tỏi với dầu dừa thích hợp với những trường hợp bị á sừng ở móng hoặc da đầu. Ngoài ảnh hưởng đến làn da, á sừng có thể gây giòn móng, nứt nẻ, làm khô tóc và tăng số lượng tóc gãy rụng.
Cách chữa từ tỏi và dầu dừa tận dụng dược tính tự nhiên của nguyên liệu nhằm giảm viêm đỏ, ngứa ngáy ở da, dưỡng ẩm móng, phục hồi nang tóc và duy trì mái tóc chắc khỏe.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ 1 – 2 tép tỏi và giã lấy nước
- Hòa nước ép tỏi với 1 ít dầu dừa
- Thoa hỗn hợp dịch lên vùng da và móng bị ảnh hưởng
- Để trong 10 – 20 phút và rửa lại với nước ấm
- Đối với da đầu, nên làm ướt da đầu, sau đó thoa hỗn dịch lên da. Lưu lại trên da trong 5 – 10 phút, rửa lại với nước sạch và gội đầu như bình thường
5. Giảm á sừng với tỏi và nha đam
Cách chữa á sừng với tỏi và nha đam thích hợp với những người có làn da mỏng, nhạy cảm và dễ kích ứng. Nha đam chứa nhiều nước và axit amin, giúp trung hòa vị cay nồng của tỏi, giảm mức độ kích ứng, dưỡng ẩm và làm dịu da.
Ngoài ra thảo dược này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa (quercetin, flavonoid, polyphenol,…) có khả năng thúc đẩy tốc độ phục hồi da, tái tạo tế bào hư tổn và ngăn ngừa thâm sẹo.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ 2 – 3 tép tỏi (có thể giảm lượng tỏi nếu có làn da nhạy cảm)
- Giã nát và ép tỏi lấy dịch chiết
- Trộn đều dịch ép tỏi với 1 ít gel nha đam tươi
- Làm sạch da và thoa hỗn dịch lên da
- Để trong 10 – 20 phút và rửa lại với nước ấm
Một số điều cần lưu ý khi áp dụng
Cách chữa á sừng bằng tỏi tận dụng đặc tính tự nhiên của dược liệu nên có độ an toàn cao, ít phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tỏi có vị cay nồng, có thể gây đỏ và mẩn cảm ở người làn da mỏng.
Vì vậy trước khi thực hiện mẹo chữa này, bạn nên cân nhắc một số thông tin sau:
- Tỏi là loại thảo dược có độ kích ứng khá cao. Vì vậy khi thực hiện, nên phối hợp với các nguyên liệu có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da như nha đam, mật ong,…
- Mẹo chữa á sừng bằng tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Do đó trong trường hợp cần thiết, nên phối hợp với việc sử dụng thuốc bôi và thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh áp dụng cách chữa từ thiên nhiên lên vùng da chảy máu hoặc có dấu hiệu bội nhiễm. Nếu nhận thấy da đỏ, viêm và tụ mủ, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Các biện pháp điều trị bệnh á sừng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Vì vậy nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc như dưỡng ẩm, ăn uống điều độ, tránh ma sát lên da,… nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.
- Nếu nhận thấy da nổi mụn nước, ngứa ngáy dữ dội và phát ban, nên chủ động ngưng áp dụng để hạn chế tình trạng chuyển biến theo chiều hướng xấu.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, nọc độc côn trùng, kim loại,… Các yếu tố này có thể kích thích tổn thương da bùng phát và lan tỏa rộng.
Biện pháp chữa á sừng bằng tỏi có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm sưng và sát trùng da. Tuy nhiên tỏi có thể gây kích ứng, nổi mẩn ở một số người có làn da mỏng và nhạy cảm. Để giảm thiểu rủi ro và tác dụng phụ, bạn nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện mẹo chữa này.
Tham khảo thêm: Cách chữa á sừng bằng lá trầu không tại nhà, đơn giản và hiệu quả