Blogs Blogs

Back

Xuất huyết tiêu hóa dưới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng nguy hiểm và cũng không quá hiếm gặp. Đây thường là dấu hiệu nặng của các bệnh lý như trĩ, viêm túi thừa, viêm đại tràng hoặc sự hiện diện của các khối u đại tràng. Hiểu rõ được nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị bệnh này là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?

Xuất huyết tiêu hóa dưới còn được gọi là xuất huyết tiêu hóa thấp. Bệnh này có tên khoa học là Lower gastrointestinal bleeding, đây là thuật ngữ Y học dùng để chỉ tình trạng xuất huyết ở một vị trí bất kỳ ở đường tiêu hóa dưới. Đây là lúc mà người bệnh cần được nhập viện cấp cứu ngay để tránh biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Theo thống kê, có 85% số bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa dưới là từ đại tràng, 10% là do máu chảy xuống từ đường tiêu hóa trên và còn lại 5% là có liên quan đến tổn thương và các bệnh lý tại ruột non. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ đã không thể tìm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy hiểm này.

Xuất huyết tiêu hóa dưới có tên khoa học là Lower gastrointestinal bleeding
Xuất huyết tiêu hóa dưới có tên khoa học là Lower gastrointestinal bleeding

Chảy máu đường tiêu hóa thấp thường ít gặp hơn xuất huyết đường tiêu hóa trên. Bệnh này có tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn nữ giới và nguy cơ mắc cũng tăng theo độ tuổi. Trong một số trường hợp, xuất huyết tiêu hóa thấp lại liên quan đến bệnh lý túi thừa hoặc các vấn đề tại mạch máu gây rối loạn chảy máu ở đối tượng nam giới cao tuổi.

Nguyên nhân và triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nhận biết chính xác nguyên nhân và triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thấp sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh.

Nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân có thể khiến đường tiêu hóa dưới bị tổn thương nặng tới mức xuất huyết, trong đó, chủ yếu là yếu tố bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Viêm túi thừa đại tràng.
  • Viêm đại tràng.
  • Thiếu máu cục bộ.
  • Rối loạn máu.
  • Loạn sản mạch máu.
  • Viêm loét tĩnh mạch.
  • Có khối u tại đại tràng hoặc ruột non. Đó có thể u lành tính hoặc ác tính.
  • Một số bệnh lý tại hậu môn: Trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn,…
  • Suy giãn tĩnh mạch đại tràng.
  • Ung thư đại trực tràng.
  • Tác dụng phụ của thuốc, nhất là loại thuốc chống viêm không chứa Steroid.
Ung thư đại tràng có thể là nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa dưới
Ung thư đại tràng có thể là nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa dưới

Ngoài ra, vẫn còn một số nguyên nhân ít gặp hơn có thể dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa dưới, chẳng hạn như:

  • Hẹp động mạch chủ ở ruột non.
  • Động mạch chủ ở bụng bị phình, vỡ.
  • Chức năng tiểu cầu suy giảm.
  • Suy thận mạn.
  • Ảnh hưởng của việc dùng thuốc chống đông máu.

Triệu chứng

Xuất huyết tiêu hóa dưới thường xuất phát từ van hồi – manh tràng (là một cơ vòng nằm ở vị trí ngã ba của ruột non và ruột già); đại tràng, trực tràng và hậu môn. Triệu chứng điển hình nhất của tình trạng này là có máu trong phân. Lúc này, máy có thể mang màu nâu sẫm hoặc đỏ tươi.

Trong trường hợp bị mất máu nghiêm trọng, người bệnh có thể còn xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Huyết áp tụt bất thường.
  • Da có dấu hiệu nhợt nhạt, thiếu sức sống.
  • Xuất hiện triệu chứng đau bụng, có thể là âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn.
  • Thèm ăn hơn bình thường.

Ngoài ra, xuất huyết đường tiêu hóa dưới khi trở nặng còn gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Tim đập nhanh.
  • Đau thắt hoặc tức ngực.
  • Hôn mê hoặc rối loạn ý thức.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Sốc do mất máu.
  • Đột quỵ

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa thấp

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Điều này sẽ là cách tốt nhất để hạn chế biến chứng và nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Nội soi đại tràng có thể được áp dụng cho hầu hết các trường hợp chảy máu tiêu hóa dưới
Nội soi đại tràng có thể được áp dụng cho hầu hết các trường hợp chảy máu tiêu hóa dưới

Một số xét nghiệm thường được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán tình trạng chảy máu tiêu hóa bao gồm:

  • Nội soi đại tràng: Phương pháp chẩn đoán này có thể được áp dụng cho hầu hết các trường hợp chảy máu tiêu hóa dưới. Đặc biệt, nội soi sẽ vô cùng phù hợp với những bệnh nhân bị chảy máu nhẹ hoặc trung bình. Ngược lại, trường hợp chảy máu nặng có thể gây khó khăn cho việc quan sát và dẫn tới sai lệch kết quả chẩn đoán.
  • Nội soi ruột non: Phương pháp nội soi ruột non thường được áp dụng cho trẻ em.
  • Nội soi viên nan: Thường được chỉ định khi phương pháp nội soi thông thường không thể tiếp cận vị trí tổn thương và chảy máu.
  • Chụp mạch máu: Kỹ thuật này chỉ được bác sĩ thực hiện trong trường hợp người bệnh vẫn đang chảy máu. Chụp mạch máu đặc biệt hiệu quả nếu như tình trạng xuất huyết tiêu hóa thấp khởi phát do loạn sản mạch, các bệnh lý túi thừa.
  • Nội soi mở thường: Đây là kỹ thuật nội soi đại tràng thông qua việc mở ruột non để có thể xác định chính xác vị trí chảy máu và xử lý phẫu thuật.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới

Có rất nhiều cách điều trị tình trạng xuất huyết tiêu hóa thấp mà bạn có thể tham khảo như mẹo dân gian, dùng thuốc Đông y và biện pháp Tây y.

Mẹo dân gian giảm chảy máu tiêu hóa dưới

Điều trị chảy máu tiêu hóa bằng mẹo chỉ nên áp dụng khi bệnh mới ở mức độ nhẹ. Lúc này, để cầm máu tạm thời, bạn cần nằm yên trên giường, kê cao hai chân và gối cao đầu đồng thời đắp thêm chăn để ủ ấm cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo dân gian giúp cầm máu bằng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, nghệ, táo đỏ,..

Mẹo dân gian với mật ong và nghệ vàng

Mật ong có chứa nhiều vitamin, khoáng chất sở hữu tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng. Nguyên liệu này kết hợp với nghệ vàng vốn giàu tinh chất curcumin giúp giảm viêm, bổ máu chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cầm máu, làm lành vết thương gây xuất huyết tiêu hóa.

Xem thêm

Nghệ vàng và mật ong đều là hai dược liệu giúp kháng viêm, sát khuẩn cực tốt
Nghệ vàng và mật ong đều là hai dược liệu giúp kháng viêm, sát khuẩn cực tốt

Cách áp dụng:

  • Trộn đều tinh bột nghệ vàng và mật ong theo tỉ lệ 2:1.
  • Vo tròn hỗn hợp vừa trộn thành viên nhỏ, mỗi viên có trọng lượng khoảng 5 gram.
  • Cho viên nghệ vào lọ thủy tinh, đạt kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi ngày lấy viên tinh bột nghệ mật ong hòa cùng nước ấm để uống 3 lần, mỗi lần 3 viên cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Giảm chảy máu đường tiêu hóa dưới bằng táo đỏ

Táo đỏ có tác dụng giải độc, giảm đau, bổ máu và giúp cầm máu rất tốt. Do đó, nguyên liệu này thường được dân gian áp dụng để giảm triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.

Cách áp dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 10 quả táo đỏ và 50g hạt sen.
  • Nguyên liệu đem rửa sạch sau đó loại bỏ tâm sen.
  • Cho hạt sen và táo đỏ vào ấm và đổ thêm 2 bát nước lọc sau đó bắc lên bếp và đun nhỏ lửa.
  • Đun nhỏ lửa để sắc thuốc cho đến khi nước trong ấm cạn còn nửa bát thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc táo đỏ và tâm sen vừa sắc được làm 2 lần uống trong ngày.

Đông y chữa bệnh hiệu quả, an toàn

Ngoài mẹo dân gian vừa kể trên, một số bài thuốc Đông y cũng có tác dụng cầm máu hiệu quả trong trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa dưới.

Chữa chảy máu tiêu hóa dưới bằng bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Sơ can Bình vị tán cũng là bài thuốc Đông y chữa xuất huyết tiêu hóa, dạ dày hiệu quả thì. Thuốc được nghiên cứu, điều chế trực tiếp bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc – Một đơn vị nổi tiếng trong lĩnh vực Y học Cổ truyền.

Sơ can Bình vị tán là bài thuốc Đông y được áp dụng để điều trị xuất huyết đường tiêu hóa dưới
Sơ can Bình vị tán là bài thuốc Đông y được áp dụng để điều trị xuất huyết đường tiêu hóa dưới

Sơ can Bình vị tán có sự kết hợp hoàn hảo giữa:

  • Các vị thuốc thanh nhiệt giải độc: Bồ công anh, thương nhĩ tử….
  • Các vị thuốc hoạt huyết, giảm sưng đau: Nghệ vàng, vỏ cây gạo,…
  • Các vị thuốc giảm đầy hơi, ợ chua: ô tặc cốt, thanh bì, thược dược…

Nhờ những dược liệu an toàn, lành tính trên mà Sơ can Bình vị tán đã đem đến hiệu quả hồi phục chức năng tiêu hóa, dạ dày vô cùng tốt. Nguyên tắc điều trị của thuốc chính là “An thần, bình can kiện tỳ, dưỡng khí, ôn bổ và hoạt huyết”. Bên cạnh đó, thuốc cũng tập trung vào việc phục hồi chức năng phủ tạng, nâng cao sức đề kháng từ đó giúp ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả. Do đó, khi đang bị xuất huyết tiêu hóa, bạn cũng nên tham khảo và áp dụng bài thuốc Đông y này.

Bài thuốc Đông y với Trần bì, cam thảo, mật ong

  • Chuẩn bị: Trần bì (10g ), cam thảo tươi (15g ) và mật ong nguyên chất (90ml).
  • Cách dùng: Cho cam thảo vào ấm sắc kỹ cùng lượng nước vừa đủ, tiếp đó cho thêm trần bì. Sắc đến khi thuốc kiệt bã thì chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống vào sáng, trưa và tối trong ngày. Trước khi uống nên cho thêm mật ong vào để dễ sử dụng.

Bài thuốc Đông y với sen cạn, táo tàu

  • Chuẩn bị: Sen cạn (50g, uất kim), 10 quả táo tàu.
  • Cách dùng: Cho cả táo tàu và sen cạn vào ấm, đổ thêm 2 bát nước lọc và sắc với lửa nhỏ. Chờ thuốc cạn còn khoảng 1 bát thì để nguội, chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

Chú ý: Người bệnh nên tìm tới các hiệu thuốc Đông y uy tín để nhận được sự tư vấn cụ thể về loại thuốc, cách dùng và liều dùng.

Biện pháp Tây y điều trị chữa xuất huyết tiêu hóa thấp

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng xuất huyết mà bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như dùng thuốc, nội soi, thuyên tắc mạch máu chọn lọc hay phẫu thuật.

Việc tới bệnh viện để thăm khám và điều trị chảy máu tiêu hóa là vô cùng cần thiết
Việc tới bệnh viện để thăm khám và điều trị chảy máu tiêu hóa là vô cùng cần thiết

Dùng thuốc

Một số loại thuốc cho người xuất huyết tiêu hóa được bác sĩ chỉ định gồm:

  • Posthypophyse: Tác dụng của Posthypophyse là giúp co mạch trung ương, giãn mạch ngoại vi nhờ đó làm giảm áp lực tĩnh mạch gánh. Thường được áp dụng trong trường giãn vỡ mạch thực quản gây chảy máu tiêu hóa. Thuốc được hòa với huyết thanh ngọt đẳng trương sau đó truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch người bệnh.
  • Thuốc Epinephrine: Thuốc có tác dụng co mạch để cầm máu trong trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa. Cách dùng là sử dụng 0,5 ml dung dịch adrenalin (1:10.000) tiêm làm nhiều mũi vào giữa hoặc xung quanh ổ chảy máu.
  • Vitamin K 5mg: Vitamin K giúp người bệnh tăng tạo prothrombin góp phần cầm máu. Thuốc có tác dụng ức chế plasminogen, giúp ngăn không cho plasminogen chuyển thành plasmin – chất làm tan cục máu đông. Vitamin K được áp dụng để điều trị xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân có rối loạn đông máu.
  • Truyền máu tươi cùng nhóm: Trong trường hợp người bệnh mất nhiều máu, việc truyền máu tươi cùng nhóm là cần thiết. Liều truyền đầu tiên phải đạt ít nhất 300ml mới có hiệu lực cầm máu.

Nội soi

Nội soi thường được áp dụng trong hầu hết các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Phương pháp này sẽ mang lại kết quả cao khi bệnh khởi phát do polyp đại tràng. Chữa chảy máu đường tiêu hóa thấp bằng phương pháp nội soi được đánh giá là an toàn, hiệu quả và cũng có tỷ lệ tái phát thấp.

Chú ý: Trong trường hợp viêm túi thừa, bác sĩ nội soi cần kết hợp thêm với việc tiêm Epinephrine, thuốc đông máu hoặc đông tĩnh mạch để điều trị.

Thuyên tắc mạch máu

Tương tự như nội soi, phương pháp thuyên tắc mạch máu chọn lọc cũng có tác dụng làm co mạch máu và giảm đáng kể lưu lượng máu lưu thông xuống cơ quan tiêu hóa. Tỷ lệ ngưng xuất huyết khi áp dụng kỹ thuật này là 59 – 90% các trường hợp.

Sau khi đã xác định được chính xác mạch máu cần can thiệp, bác sĩ sẽ tiêm thêm thuốc Vasopressin tại đó. Mục đích là để làm tắc mạch máu để cầm máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thuốc Vasopressin được tiêm tại vị trí mạch máu bị vỡ để cẩm máu
Thuốc Vasopressin được tiêm tại vị trí mạch máu bị vỡ để cẩm máu

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được chỉ định khi xuất huyết dạ dày dưới ở mức khẩn cấp, dành cho người bị mất ổn định huyết động và cần truyền nhiều máu để tránh mất máu dẫn đến tử vong. Tỷ lệ bệnh nhân cần phẫu thuật chiếm khoảng khoảng 18 – 25% các trường hợp.

Các trường hợp chảy máu tiêu hóa thấp cần can thiệp phẫu thuật là:

  • Bệnh nhân ung thư hoặc có khối u trong đường tiêu hóa gây chảy máu.
  • Người bị viêm ruột.
  • Xuất huyết nhiều, không thể khắc phục bằng phương pháp nội khoa.
  • Người bệnh có huyết áp không ổn định và đã được truyền nhiều hơn 6 đơn vị máu.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa dưới tái phát nhiều lần mà không khỏi.
  • Bệnh nhân có triệu chứng sốc do mất máu.

Chú ý: Để khắc phục triệt để tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát thì bắt buộc bạn phải điều trị khỏi các bệnh lý nền. Chẳng hạn như viêm túi thừa, viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng hay viêm loét tĩnh mạch,…

Một số lưu ý khi bị xuất huyết tiêu hóa dưới

Mặc dù xuất huyết tiêu hóa có thể điều trị dễ dàng nhưng bệnh vẫn có nguy cơ tái phát rất cao. Nhất là khi người bệnh có những những tổn thương ở niêm mạc cơ quan tiêu hóa chưa được chữa lành hoàn toàn.

Bởi vậy, trong quá trình điều trị chảy máu tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về loại thuốc dùng, chế độ ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày.
  • Kiêng hoàn toàn các đồ uống chứa cồn và chất kích, đặc biệt là rượu bia, trà đặc, cà phê.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, cụ thể là từ 2 đến 2,5 lít để giúp cho hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, hiệu quả hơn.
  • Nên ăn đúng giờ, không để cho bụng đói hoặc no quá lâu.
Người bị chảy máu tiêu hóa cần ăn đúng giờ và đủ bữa
Người bị chảy máu tiêu hóa cần ăn đúng giờ và đủ bữa
  • Thay vì ăn 3 bữa chính như bình thường, người bệnh nên chia nhỏ ra 5 – 6 bữa để có thể giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa, nhất là khi chúng đang bị tổn thương, chảy máu.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, nhai kỹ, no lâu. Đặc biệt khi niêm mạc tiêu hóa vẫn đang có hiện tượng chảy máu thì người bệnh nên ăn cháo, súp thay vì cơm.
  • Thực hiện nghiêm túc và duy trì đều đặn lối sống lành mạnh. Cụ thể, ngủ trước 23 giờ, ngủ đủ giấc, vận động thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi mỗi ngày. Điều này là cách tốt nhất để kiểm soát căng thẳng – một trong những tác nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không nằm, tắm rửa, gội đầu hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn. Điều này có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây nên những cơn đau bụng khó chịu.
  • Thăm khám bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát tốt triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thấp đồng thời phát hiện các vấn đề mới phát sinh để điều trị kịp thời.
  • Trong quá trình nghỉ ngơi, điều trị chảy máu tiêu hóa tại nhà, nếu như phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần liên hệ với bác sĩ ngay để được kiểm tra và khắc phục.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về xuất huyết tiêu hóa dưới. Có thể thấy, đây là tình trạng nguy hiểm, cần nhập viện cấp cứu sớm để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh để có thể tránh khỏi các bệnh tật liên quan tới đường tiêu hóa.

Theo: Y Tế Bắc Kạn

Đọc nhiều

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

http://www.chuatribenhtri.info/

https://trungtamytedpbackan.com/

http://www.chuatribenhtri.info/tim-hieu-ve-benh-tri-ngoai-cap-1.html

http://www.chuatribenhtri.info/chay-mau-hau-mon-khi-di-ve-sinh-nhung-khong-xuat-hien-bui-tri.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-mach-luon-co-nguy-hiem-khong.html

http://www.chuatribenhtri.info/cach-tri-tao-bon-cho-tre-sinh-nhanh-chong-va-hieu-qua.html

http://www.chuatribenhtri.info/cach-phan-biet-benh-tri-va-sa-truc-trang.html

http://www.chuatribenhtri.info/tu-the-di-ve-sinh-anh-huong-toi-benh-tri.html

http://www.chuatribenhtri.info/bai-tap-the-duc-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-tri-can-kieng-gi-va-nen-an-gi.html

http://www.chuatribenhtri.info/phong-ngua-benh-tri-o-nguoi-cao-tuoi.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-tri-ngoai-va-nhung-dau-hieu-nhan-biet.html

Comments
No comments yet. Be the first.