Đau bao tử nôn ra máu là một dấu hiệu bệnh lý về đường tiêu hóa rất nguy hiểm, thường gặp ở những đối tượng: Có tiền sử viêm loét dạ dày, sử dụng lượng lớn bia rượu, bị kích thích dây thần kinh thực vật… Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và có cách điều trị phù hợp.
Đau bao tử nôn ra máu là gì? Dấu hiệu bệnh
Theo kiến thức chuyên ngành, đau bao tử nôn ra máu là triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất huyết đường tiêu hóa. Bệnh lý này được biểu hiện bởi những tổn thương trong lòng mạch máu dạ dày, có thể tổ chức này sẽ bị lan rộng nếu không có biện pháp điều trị sớm.
Tùy thuộc vào độ rộng và vị trí của niêm mạc đường tiêu hóa bị chảy máu mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau:
- Xuất huyết ở thực quản, hành tá tràng, dạ dày: Lượng máu nôn ra nhiều, dạng máu đỏ tươi và xuất huyết theo từng đợt. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ đội, đặc biệt là vùng mạn sườn phải và khu trú ở phần trên rốn. Nếu không được cấp cứu, người bệnh có thể bị rơi vào tình trạng hôn mê sâu, kiềm hóa máu….
- Xuất huyết ở đường tiêu hóa dưới như: Tiểu tràng (ít), đại tràng, hậu môn thường hiếm có biểu hiện nôn ra máu; chủ yếu là phân có biểu hiện màu đen. Do vậy, bạn có thể phân biệt bước đầu về tình trạng mình đang gặp phải.
Mức độ tổn thương khi đau bao tử nôn ra máu được chia thành các mức độ như:
- Chảy máu ở phần viền của ổ loét: Tổ chức loét bị có xu hướng tiến triển, máu ít chảy nhưng kéo dài, có xu hướng tự lành nếu không có những tác động xấu từ đồ ăn, hệ thần kinh.
- Chảy máu ở phần đáy của ổ loét: Biểu hiện chảy máu không cấp tính, dữ dội nhưng thường bị tái lại nhiều lần. Tình trạng ổn định có thể được xác lập khi có biện pháp điều trị phù hợp.
- Chảy máu do tổ chức loét lan thẳng vào phần mạch máu: Biểu hiện chảy máu nhiều, ồ ạt, nội soi thấy được tia máu chảy.
Tùy thuộc vào mức độ và vị trí chảy máu mà biểu hiện nôn có xu hướng khác nhau, cụ thể như:
- Lượng máu nằm trong giới hạn từ hàng chục mL đến lít.
- Máu có màu đỏ tươi, màu đỏ nhạt (hồng có lẫn dịch) hoặc nâu thẫm.
- Trạng thái máu có thể là máu tươi, bị vón cục, hoặc gợn đen cũng dịch nhầy…
Đau bao tử nôn ra máu nếu không được điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm như:
- Mất máu liên tục dẫn tới suy kiệt.
- Tụt huyết áp quá sâu, mạch đập nhanh gây áp lực lên tim.
- Rối loạn ý thức, bị kích thích hoặc hôn mê sâu.
- Suy đa tạng.
- Tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày nôn ra máu
Nôn ra máu là triệu chứng bước đầu của các bệnh lý viêm loét ở đường tiêu hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nguy hiểm này.
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày, hành tá tràng tiến triển là nguyên nhân chính dẫn tới nôn ra máu. Đặc biệt là khi bệnh nhân có thêm vi khuẩn HP, tình trạng viêm loét sẽ có chiều hướng tăng nhanh.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là tình trạng tăng sinh tế bào dạ dày xấu không kiểm soát hoặc tiến triển trực tiếp từ tổ chức viêm mãn tính. Những người có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày lâu năm sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường.
Chấn thương
Chấn thương trong tai nạn giao thông, bỏng diện rộng cũng có thể dẫn tới tình trạng nôn ra máu. Đây là những tổn thương trong mô mềm và nội tạng, bệnh nhân lúc này sẽ có nguy cơ cao bị sốc hoặc hôn mê.
Tác động xấu của yếu tố tâm lý
Dây thần kinh X (dây thần kinh thực vật) chịu trách nhiệm đối với sự tăng giảm dịch tiêu hóa, sự co bóp tại nhu động ruột. Khi hệ thống thần kinh này bị kích thích, do các yếu tố: Bia rượu, stress, sinh hoạt thất thường…thì sẽ làm tăng tiết dịch acid. Nếu kéo dài bệnh nhân sẽ dễ bị viêm loét và nôn ra máu.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể gây đau bao tử nôn ra máu như: Sử dụng quá liều các thuốc thuộc nhóm NSAIDs, kháng viêm Corticosteroid, hoặc thay đổi thời tiết.
Tùy thuộc vào triệu chứng, nguyên nhân và đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương hướng điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, khi có biểu hiện bất thường này, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra ngay.
Chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày nôn ra máu
Chẩn đoán bệnh là quy trình rất quan trọng, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ. Ngoài việc xác định nguyên nhân bệnh, bác sĩ còn có định hướng điều trị phù hợp với từng thể trạng bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chủ động kiểm tra/thăm khám ngay khi có biểu hiện nôn ra máu để tránh dẫn tới những tình trạng nguy hiểm.
Chẩn đoán bệnh
Quy trình chẩn đoán bệnh sẽ được nhân viên y tế thực hiện theo đúng, đủ các bước sau:
- Kiểm tra triệu chứng ban đầu: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng ban đầu dựa trên những triệu chứng nhìn thấy ở bệnh nhân. Sử dụng kĩ thuật gõ, nắn, sờ, nghe để xác định vị trí đau chính xác; nếu người bệnh còn tỉnh thì bác sĩ có thể hỏi thêm về tiền sử bệnh và các triệu chứng đi kèm.
- Kiểm tra phân biệt bằng các thử nghiệm cận lâm sàng:Sau khi kiểm tra sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm sinh hóa hoặc nội soi để kiểm tra tổn thương. Điều này cũng giúp khẳng định hơn về kết luận bệnh cuối cùng của bác sĩ.
- Kết luận bệnh: Kết luận nguyên nhân gây bệnh và có điều hướng xử lý ngay cho bệnh nhân.
Tây y can thiệp nhanh
Như đã biết, đau bao tử nôn ra máu là tình trạng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Trong trường hợp người bệnh bị sốc, nhân viên y tế sẽ cần xử lý hồi sức chức năng, từ đó giữ được các phần chức năng của cơ thể và ngăn cản những biến chứng sau đó.
Tây y can thiệp nhanh trong trường hợp nôn ra máu cần thực hiện qua quy trình như sau:
Sơ cứu bước đầu
Trước tiên, nhân viên y tế giữ bệnh nhân ở trạng thái nghỉ, vì lúc này người bệnh đang dần mất đi ý thức. Sau đó hướng dẫn người bệnh nằm ở tư thế nâng cao chân để giúp máu được lưu thông đến các tạng nhanh và tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc giữ ấm bước đầu cũng rất cần thiết vì bệnh nhân mất máu sẽ bị hạ thân nhiệt đột ngột.
Truyền máu và can thiệp ngoại khoa
Ưu tiên bước đầu để giúp bệnh nhân không chuyển sang tình trạng nguy hiểm là ngăn cơn sốc và bù lại nhanh lượng máu đã nôn ra. Điều này giúp ổn định huyết áp và đưa các chỉ số sinh hóa dần về mức ban đầu.
Đồng thời với quá trình trên, bác sĩ sẽ giải quyết tổ chức viêm loét/tổn thương bằng các kĩ thuật đốt điện hoặc tiêm xơ qua nội soi. Điều này giúp tình trạng chảy máu được cầm lại.
Can thiệp nội khoa bằng thuốc
Sau khi bước đầu giúp bệnh nhân ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội trú và theo dõi đáp ứng thường xuyên. Các dạng thuốc thường được dùng điều trị đau dạ dày như sau:
- Thuốc trung hòa dịch vị (antacid): Natri bicarbonat, nhôm hydroxit, calci carbonat, magie hydroxit…
- Thuốc giảm tiết dịch vị như: Omeprazole, pantoprazole, lansoprazole, ranitidin, cimetidin…
- Thuốc bao niêm mạc dạ dày: Sucralfate, muối bismuth, misoprostol…
- Thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày do HP: Kết hợp các kháng sinh khác nhóm amoxicillin, metronidazole, clarithromycin…
- Thuốc giảm co bóp cơ trơn: Buscopan, spasmaverine, nospa… dùng trong trường hợp bệnh nhân đau bụng dữ dội)
Điều trị loét dạ dày nôn ra máu bằng dân gian
Điều trị đau bao tử nôn ra máu bằng biện pháp dân gian nên được thực hiện sau khi đã xử lý cấp tính và điều trị Tây y ổn định. Tuyệt đối không thực hiện khi bệnh nhân đang nguy kịch, bất tỉnh…
Biện pháp điều trị dân gian có nhiều ưu điểm như: An toàn, nguồn gốc thảo dược, dễ thực hiện và sử dụng… Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân mà đáp ứng và hiệu quả sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi quyết định sử dụng.
Sử dụng nghệ tươi
Nghệ là dược liệu quen thuộc, trong thành phần có chứa hàm lượng curcumin cao, đây cũng chính là chất có tác dụng tái tạo niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân bị tình trạng viêm loét dạ dày hoặc tăng tiết dịch vị nên sử dụng nghệ thường xuyên sau thời gian điều trị bằng thuốc.
Thành phần: Nghệ tươi 1 nhánh.
Cách thực hiện:
- Nghệ tươi rửa sạch, sau đó nạo bỏ phần vỏ rồi cắt nhỏ.
- Dùng chày và cối giã nhỏ nghệ. Thêm một chút nước vào và vắt lấy phần cốt.
- Sử dụng nước uống nghệ trước mỗi bữa ăn hoặc trước khi sử dụng các chất kích thích.
Sử dụng trà hoa cúc mật ong
Trà hoa cúc mật ong là loại thức uống vừa có tác dụng tốt với sức khỏe, vừa giúp tinh thần thoải mái hơn. Việc sử dụng loại trà này nên được thực hiện hàng ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sẽ giúp giãn mạch máu, giảm tình trạng đau do viêm loét dạ dày.
Thành phần: Hoa cúc 100g, mật ong 50g.
Cách thực hiện:
- Hoa cúc nhặt lấy phần cánh hoa, rửa sạch rồi mang phơi khô. Sau đó bảo quản trong túi sạch và để dùng dần.
- Cho 1 nắm hoa cúc đã qua sơ chế vào ấm pha, chế thêm 150mL nước đun sôi, đợi 3 phút rồi rót nước vào cốc.
- Thêm mật ong theo khẩu vị của từng người rồi sử dụng ngay.
Phương pháp Đông y
Phương pháp Đông y điều trị tình trạng đau bao tử nôn ra máu đã được lưu truyền lâu năm, có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc sẽ có sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc, do vậy bạn có thể yên tâm về hiệu quả.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần biết rằng, những bài thuốc Đông y chỉ nên được dùng khi đã giải quyết được các triệu chứng cấp tính và trải qua giai đoạn nguy hiểm. Tốt nhất, bạn không nên áp dụng những cách làm này khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế nhé.
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Thành phần: Bổ chính sâm, ô tặc cốt, tam thất, bạch thược, quán chúng, cam thảo.
Cách thực hiện:
- Dược liệu được kê theo hàm lượng của thầy thuốc và điều chế thành các dạng cao, viên uống,…
- Người dùng chỉ cần uống đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất là được.
Bài thuốc khác
Thành phần: Hoàng kỳ, sinh khương, cao lương khương, cam thảo, nhục kế, bạch thược, hương phụ, đại táo.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị dược liệu theo thành phần, sau đó mang sắc thuốc trong ấm.
- Lưu ý, quá trình thực hiện nên để lửa nhỏ và theo dõi để tránh bị cạn nước quá.
- Sau khi đun xong, cho phần thuốc ra bát và sử dụng ngay.
Lưu ý trong sinh hoạt để tránh bị dạ dày nôn ra máu
Để phòng ngừa tình trạng đau bao tử nôn ra máu, bạn nên biết cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, hạn chế tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất:
- Điều chỉnh đồng hồ sinh học khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, không nên thức quá khuya.
- Tham gia tập luyện thể dục – thể thao, vận động theo mức độ và thể trạng của cơ thể. Điều này giúp tinh thần chúng ta trở nên thoải mái, tránh stress và kích thích lên hệ thần kinh thực vật.
- Điều chỉnh chế độ ăn cho người bị dạ dày phù hợp, đủ chất. Trong quá trình ăn nên nhai nhỏ, kỹ để tránh dạ dày phải làm việc quá nhiều. Nếu hệ tiêu hóa đang có vấn đề thì bạn tốt nhất nên chia nhỏ bữa để giảm gánh nặng.
- Không nên ăn quá nhiều và cũng không để bụng quá đói mới ăn. Bạn cũng không nên sử dụng những đồ ăn hoặc loại hoa quả có vị chua khi bụng đang bị rỗng.
- Hạn chế sử dụng những dạng đồ uống kích thích như: Thực phẩm lên men chưa qua chế biến, đồ tái, đồ vị chua cay, đồ ăn cứng và khó tiêu hóa…
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, điều này sẽ giúp bạn phát hiện tình trạng bệnh và có phương hướng điều trị sớm hơn.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc làm giảm triệu chứng khi đau bụng hoặc nôn ra máu khi chưa có sự cho phép của nhân viên y tế.
- Không nên nhịn ăn sáng, điều này sẽ khiến lượng dịch vị tăng, đồng thời làm lan rộng tổ chức viêm. Điều này khiến bạn cảm thấy đau hơn và nguy cơ chảy máu dạ dày sẽ cao hơn.
Khám chữa đau bao tử nôn ra máu ở đâu uy tín nhất
Đau bao tử nôn ra máu nên khám ở đâu uy tín nhất? Dưới đây là những địa điểm bạn có thể đến thăm khám và điều trị khi bị nôn ra máu.
Bệnh viện Đại học Y HN
Bệnh viện Đại học Y HN thuộc tuyến trung ương, luôn đi đầu trong chuyên môn và công nghệ. Hiện tại, đây là viện được đánh giá có chất lượng thăm khám và dịch vụ điều trị uy tín. Ngoài công việc điều trị, các bác sĩ tại đây còn đảm nhiệm công việc dạy học tại đại học Y HN, do vậy bệnh nhân có thể yên tâm về độ lành nghề và kiến thức vững chắc của bác sĩ.
- Địa chỉ: Số 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, HN.
- Thời gian thăm khám: Cả ngày, từ thứ 2 đến hết thứ 7.
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám và chữa bệnh hàng đầu Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tiêu hóa. Ngoài việc sử dụng những công nghệ mới trong điều trị, đầu tư trang thiết bị tân tiến, thì bác sĩ ở đây đều có thâm niên trong nghề rất lâu dài. Do vậy, khi có biểu hiện nôn ra máu, bệnh nhân nên đến bệnh viện này để được điều trị theo đúng quy trình và đảm bảo hiệu quả.
- Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, HN.
- Thời gian thăm khám: 24h/7 ngày.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn tốt. Đây cũng viện trực thuộc tuyến trung ương, thường xuyên tiếp nhận những case bệnh tiêu hóa khó điều trị hoặc nguy kịch. Bệnh nhân ở khu vực TP HCM có thể đến đây để thăm khám và điều trị.
- Địa chỉ: Số 208, Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.7, TP HCM.
- Thời gian thăm khám: Mở cửa cả ngày, từ thứ 2 đến thứ 7.
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM là một dạng bệnh viện phối hợp giữa điều trị và giảng dạy. Đây cũng là nơi hội tụ nhiều bác sĩ đầu ngành, tiên phong chuyên môn và công nghệ của cả nước. Đối với các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là nôn ra máu, bạn nên đến viện này để được tư vấn và điều trị theo đúng phác đồ.
- Địa chỉ: Số 215, Hồng Bàng, P.11, Q., TP HCM.
- Thời gian thăm khám: Cả ngày, từ thứ 2 đến hết thứ 7.
Đau bao tử nôn ra máu có thể là biểu hiện bước đầu của nhiều bệnh lý khác nhau, do vậy bạn cần thăm khám và kiểm tra chính xác. Sau đó thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và có quá trình tái khám thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có những biện pháp phòng ngừa bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp.
Theo: Y tế Bắc Kạn