Blogit Blogit

Takaisin

Bệnh ghẻ xốn là gì, nguyên nhân triệu chứng của bệnh

Ghẻ trông giống như vết muỗi đốt và thường rất ngứa. Bạn càng gãi, các nốt sần nhỏ sẽ hình thành. Vì bệnh ghẻ do ký sinh trùng gây ra nên rất dễ lây lan và có thể tái phát nếu không kịp thời phòng ngừa. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh ghẻ xốn nhé!

Bệnh ghẻ xốn là gì?

Ghẻ là bệnh do ký sinh trùng ghẻ đơn bào gây ra. Chúng thường được gọi là cái ghẻ và tên tiếng anh là Sarcoptes scabiei. Cái ghẻ rất nhỏ, kích thước khoảng 1/4 mm, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh ghẻ chủ yếu hoạt động vào ban đêm, khi ngứa nhất. Các chuyên gia da liễu cho biết bệnh ghẻ ngứa do ký sinh trùng gây ra không nguy hiểm mà chỉ gây khó chịu lâu dài cho người bệnh.

Ngoài ra, do thường sinh sản nhanh nên ghẻ cái đẻ 2-3 trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng nở thành bọ ve trưởng thành trong khoảng bốn ngày. Vì vậy, điều trị bệnh ghẻ ngứa thường mất nhiều thời gian, bệnh dễ tái phát nếu không tiêu diệt hết trứng cái ghẻ.

Ghẻ là một trong những bệnh ngoài da dễ lây lan nhất. Mọi người có thể bị nhiễm bệnh ghẻ khi tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ dùng cá nhân (quần áo, giường, gối, khăn tắm, v.v.) hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh. Bệnh chủ yếu do mất vệ sinh trong gia đình, trường học và có khả năng lây lan rất nhanh. 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ xốn là do ký sinh trùng ghẻ cái thâm nhập và gây hại trên lớp biểu bì da. Ngoài ra phải kể đến những điều kiện thúc đẩy khả năng gây ra bệnh, bao gồm:

  • Do nhiễm bệnh từ nguồn lây: Trong gia đình có người bị ghẻ, hoặc sinh hoạt cùng môi trường với người bị ghẻ thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao. Trong trường hợp bạn có những tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc là tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung  vật dụng vệ sinh cá nhân với người bệnh sẽ rất dễ bị ghẻ cái ký sinh gây bệnh.
  • Điều kiện sống vệ sinh kém: Trong điều kiện sinh sống ẩm thấp, mùa mưa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng ghẻ gây bệnh. Kết hợp với việc người bệnh không chú ý vệ sinh cơ thể, vệ sinh không gian sống, từ đó sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để ghẻ ký sinh và phát triển.
  • Quan hệ tình dục: Mặc dù không phổ biến nhưng quan hệ hệ tình dục cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh da liễu, trong đó có ghẻ xốn. Thông qua các tiếp xúc gần gũi mà ghẻ cái hoặc trứng ghẻ có thể lây lan từ người bệnh sang đối phương.

Triệu chứng của bệnh ghẻ xốn

Bệnh ghẻ xốn có những triệu chứng cơ bản tương tự như bệnh viêm da thông thường. Điều này khiến nhiều người bệnh không xác định đúng bệnh, từ đó sử dụng thuốc điều trị không đúng khiến bệnh không được chữa khỏi. Những triệu chứng của bệnh ghẻ xốn mà bạn có thể nhận biết bao gồm:

  • Ngứa da diễn ra đột ngột, có thể ngứa tại một vị trí nhất định tạo thành vệt đỏ nổi bật trên làn da trong giai đoạn đầu của bệnh.
  • Tại chỗ bị ngứa có mọc nhiều mụn nước kích thước nhỏ, phổ biến nhất là ở tay, chân, bụng, đùi,… ở trẻ em cái ghẻ thường ký sinh ở lòng bàn tay chân và sau mông.
  • Người bệnh bị ngứa nhiều về đêm, ngứa dữ dội khi cơ thể ra mồ hôi nhiều, cơn ngứa thường nghiêm trọng hơn khi thời tiết nóng bức.
  • Ở giai đoạn hai, trên da bắt đầu hình thành những nốt chốc, lở loét và chảy máu nhẹ, tại trung tâm có thể mọc những nốt mụn mủ hoặc mụn nhọt.
  • Càng cào gãi thì vùng da bị ghẻ càng chai cứng, cộm và màu sắc da sẫm hơn.
  • Ở giai đoạn cuối, việc cào gãi mạnh trên da sẽ để lại tổn thương, tiết dịch vàng và để lại sẹo, triệu chứng có thể tái phát lan rộng ra các vùng da xung quanh.

Ghẻ xốn chủ yếu chỉ gây ra những tổn thương ngoài da, tuy nhiên tương tự những bệnh da liễu khác thì bệnh nhân cũng có thể đối mặt với biến chứng nếu như không can thiệp điều trị sớm. Nếu như tình trạng cào gãi diễn ra thường xuyên, vùng da bị ghẻ bị khô và nứt nẻ, lở loét rất dễ bị nhiễm khuẩn (mụn mủ xuất hiện), biến chứng thành bệnh chàm ezecma và có thể gây ra viêm cầu thận cấp đe dọa sức khỏe người bệnh.

>> Thuốc trị ghẻ loại tốt, hiệu quả nhanh, BS khuyên dùng

Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn

Khi nghi ngờ khả năng mắc bệnh ghẻ xốn, người bệnh cần khám da liễu để nhận định rõ ghẻ xốn hay là những bệnh da liễu khác có triệu chứng tương tự. Bệnh có thể tiến triển nhanh và gây ra những vùng da sẹo thâm mất thẩm mỹ, vì thế nên điều trị sớm sẽ giúp bệnh khắc phục triệt để, phòng tái phát trong tương lai.

Nguyên tắc điều trị

  • Theo dõi các biểu hiện của bệnh và thăm khám sớm,  điều trị bệnh từ giai đoạn đầu, tuân thủ phác đồ điều trị  hiệu quả phát huy triệt để.
  • Trong một số trường hợp các thành viên trong gia đình đều có biểu hiện ngứa ngáy, nên thăm khám để điều trị cùng lúc cho tất cả các thành viên.
  • Nếu cơn ngứa thường xuyên tiến triển vào buổi tối, để tránh mất ngủ thì bệnh nhân cần phải bôi thuốc trước khi đi ngủ để ngăn chặn cơn ngứa.
  • Điều trị bệnh bằng thuốc được bác sĩ chỉ định, bao gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc uống trong một số trường hợp đặc biệt.
  • Kết hợp điều trị toàn thân với nhiều loại thuốc như thuốc kháng sinh, vitamin B, vitamin C,…. chỉ sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn điều trị.
  • Người bệnh không nên dùng tay cào gãi hoặc móc các nốt ghẻ, tránh để ghẻ vỡ chảy dịch sẽ khiến vết loét lan rộng, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ghẻ xốn, người bệnh có thể chữa ghẻ xốn bằng thuốc Tây y hoặc thuốc dân gian. Mỗi phương pháp mang đến những ưu điểm nhất định, tuy nhiên nếu như bạn bị ghẻ xốn nặng, bệnh lâu ngày có dấu hiệu nhiễm trùng thì điều trị theo phương pháp Tây y sẽ mang lại tác dụng hiệu quả hơn.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Ghẻ xốn có thể xảy ra ở người trưởng thành hoặc trẻ em, tùy từng đối tượng mà bạn có phương pháp điều trị khác nhau. Một số loại thuốc trị ghẻ xốn có dạng thuốc bôi, thuốc bột, hoặc nặng hơn thì người bệnh dùng thuốc uống để điều trị toàn thân. Nhóm thuốc được dùng hiện nay là:

Thuốc trị ghẻ xốn cho người lớn

  • Thuốc Pyréthrinoide (Sprégal): Đây là thuốc trị ghẻ xốn dạng xịt toàn thân. Người bệnh dùng thuốc xịt sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ và lau khô ráo nước, đặt chai xịt cách mặt da một khoảng tối thiểu 20cm. Mỗi ngày nên xịt thuốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Xịt lại thuốc  từ 2-3 lần. Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến mắt, vết thương hở và niêm mạc nên người bệnh cần tránh những vị trí này. 
  • Thuốc Lindane: Là dạng thuốc trị ghẻ xốn dùng để xịt, tương tự như các loại thuốc xịt khác, bạn nên xịt thuốc sau khi tắm rửa sạch sẽ rồi mới mặc quần áo. Mỗi ngày xịt 2 – 3 lần, thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 tuần. Nhóm thuốc này có độc tính nên không phù hợp với đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai.
  • Thuốc D.E.P trị ghẻ xốn: Thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi, thành phần kháng khuẩn cao giúp tiêu diệt  cái ghẻ nhanh cũng như các loại ký sinh gây ngứa ngáy khác. Người bệnh sử dụng thuốc với lượng vừa đủ bôi lên vùng da bị bệnh, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần và liên tục trong 7 ngày tiếp theo. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chống chỉ định dùng thuốc này.
  • Thuốc Benzoat de benzyl: Dùng thuốc bôi lên vùng da bị ghẻ sau khi tắm, bạn không được dùng thuốc bôi lên vùng mặt, niêm mạc và vết thương hở. Mỗi ngày nên bôi thuốc lại 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 8 tiếng, cần lưu ý phải làm sạch vùng da trước khi bôi thuốc để thuốc thẩm thấu tốt hơn.
  • Thuốc ivermectine: Đây là loại thuốc uống dùng điều trị toàn thân khi người bệnh có triệu chứng ghẻ ngứa nghiêm trọng và lây lan trong khu vực rộng. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ, nên khi sử dụng ivermectine bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán chính xác mới cho phép sử dụng.

>> Tổng hợp 10 thuốc trị lang ben hiệu quả, thuốc bôi, thuốc uống

 Thuốc trị ghẻ xốn ở trẻ em

Để chữa ghẻ xốn cho trẻ em, phụ huynh cần phải sử dụng đúng loại thuốc, một số loại thuốc dùng cho người lớn kể trên có thể gây dị ứng nghiêm trọng và sốc phản vệ ở trẻ. Sau đây là các loại thuốc trị ghẻ xốn ở trẻ em được bác sĩ chỉ định sử dụng duy nhất:

  • Thuốc Spregal (esdepallethrin): Đây là loại thuốc xịt trị ghẻ xốn, ghẻ nước được sử dụng nhiều nhất với trẻ em, cần lưu ý khi phun tránh để thuốc dây vào mắt hay vết thương hở của trẻ. Trước khi sử dụng thuốc xịt phụ huynh nên vệ sinh cơ thể trẻ thật sạch và lau khô ráo, sau khi xịt thuốc mặc quần áo sạch cho trẻ. 
  • Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite): Được điều chế dưới dạng dung dịch bôi ngoài da, có thể sử dụng để chữa ghẻ ngứa, nấm da, các bệnh da liễu do ký sinh trùng gây ra. Nhóm thuốc này an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. 
  • Thuốc Eurax (crotamintan) 10%: Thuộc nhóm thuốc trị ghẻ xốn bôi ngoài da, có tác dụng hiệu quả trong điều trị ghẻ ngứa và tiêu diệt cái ghẻ. Mỗi ngày phụ huynh có thể sử dụng thuốc Eurax bôi lên vùng da bị ghẻ của trẻ 2 – 3 lần, mỗi lần bôi cách nhau 6-10 giờ.
  • Thuốc Cephalexine gói bột 125mg: Đây là loại kháng sinh dạng gói bột thường được sử dụng khi trẻ bị ghẻ xốn kèm theo bội nhiễm. Liều lượng sử dụng được quy chuẩn 50mg/kg cân nặng, mỗi ngày uống 3 lần. Thời gian uống thuốc thường kéo dài từ 7-10 ngày, thường chỉ được sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc phenergan 0,1%: Đây cũng là một loại thuốc kháng sinh dạng uống được dùng điều trị cho những trẻ trên 2 tuổi bị ngứa nhiều. Liều dùng được quy định 0,5mg/kg thể trọng, dùng cho 1 lần uống. 

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị ghẻ xốn, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc tùy tiện vì một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiệu tương tác thuốc do cơ địa không phù hợp. Đặc biệt đối với trẻ em, nếu dùng thuốc không phù hợp với độ tuổi sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân cần thăm khám từ các chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị tốt hơn.

Điều trị theo dân gian

Ghẻ xốn là căn bệnh da liễu xảy ra rất phổ biến, vì thế trong dân gian cũng không thiếu những bài thuốc khắc phục căn bệnh này. Thuốc dân gian thường là các loại thảo dược tự nhiên, được dùng dưới dạng thuốc đắp hoặc dùng làm nước rửa. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là độ lành tính, an toàn, phù hợp với mọi đối tượng nhưng đồng thời tác dụng phát huy hiệu quả cũng lâu hơn. Có thể tham khảo các bài thuốc chữa ghẻ xốn dân dã sau đây:

Chuối xanh chữa ghẻ xốn

Tác dụng của chuối xanh nằm ở phần nhựa chuối, chất dịch này có tính chống viêm mạnh mẽ nên thường được sử dụng để điều trị bệnh ngoài da. Người ta thường dùng nhựa chuối nhằm mục đích làm giảm sưng tấy, điều trị ký sinh trùng và các triệu chứng đau nhức khớp đơn giản. Trong điều trị ghẻ xốn, chuối xanh mang lại công dụng hữu hiệu giúp tiêu diệt cái ghẻ, giúp nốt ghẻ co lại và hồi phục nhanh hơn:

Hướng dẫn thực hiện:

  • 1 quả chuối xanh (mỗi ngày 1 quả) đem rửa sạch và thái thành lát để dùng.
  • Trước khi dùng chuối xanh chữa bệnh, bạn nên rửa sạch vùng da bị ghẻ trước bằng nước muối.
  • Sau đó dùng một lát chuối xanh chà xát lên vùng da bị ghẻ, cách này giúp nhựa chuối tác dụng trực tiếp lên da.
  • Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện 3 lần, sau 20 – 30 phút thì rửa lại với nước sạch.
  • Áp dụng kiên trì trong vòng 2 – 3 tuần, bạn sẽ nhận thấy các đốm ghẻ khô lại và sau một thời gian dùng tay có thể bóc màu ghẻ ra khỏi da dễ dàng và không để lại sẹo.

>> Thuốc trị hắc lào loại tốt nhất, mua ở đâu, giá bao nhiêu: http://trungtamytehuyenthoaison.vn/hoi-dap-chia-se/thuoc-tri-benh-hac-lao

Dùng lá mướp trị ghẻ ngứa 

Ghẻ nước, ghẻ xốn hay ghẻ ngứa đều có thể cải thiện khi bạn sử dụng lá mướp. Bởi vì lá mướp có khả năng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn, thành phần chống viêm, chống sưng của lá mướp cũng có hiệu quả ngăn chặn ký sinh trùng cao. Đây cũng là bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh ngoài da gây ra. Phương pháp này an toàn nên bạn có thể sử dụng cho đối tượng phụ nữ mang thai, trẻ em đều phù hợp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá mướp tươi, sau đó rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Cho lá mướp vào cối, đem giã nhuyễn cùng với 1 thìa muối đến khi tiết ra nước.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh, sau đó bạn lau khô và dùng bã lá mướp chà xát lên.
  • Cố định lá mướp bằng gạc trong khoảng 30 phút thì bạn rửa sạch lại với nước. 
  • Với cách này, bạn nên thực hiện kiên trì trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 2 lần sẽ giúp loại diệt kí sinh trùng ghẻ hiệu quả.

Chữa ghẻ xốn bằng lá trầu không

Điều trị bệnh ghẻ xốn trong dân gian không thể thiếu bài thuốc từ lá trầu không. Đây là dược liệu có thể dùng điều trị cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong đông y ghi nhận lá trầu không là một vị thuốc quý, có nhiều công dụng nhờ tính ẩm, vị cay nồng, thường được dùng để tiêu viêm,  kháng khuẩn. Vì thế nên lá trầu không thường xuyên góp mặt trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu, ghẻ ngứa, bệnh xương khớp…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá trầu không, đem đi rửa sạch và sau đó ngâm nước muối 20 phút.
  • Dùng cối xay hoặc chày đâm hơi nát lá trầu không để tinh dầu trong lá trầu không tiết ra hết.
  • Chuẩn bị nồi nước 2l để đun sôi hỗn hợp lá trầu không trong vòng 20 phút đến khi sôi bừng.
  • Bạn rửa sạch sẽ vùng da bị ghẻ ngứa, sau đó dùng nước lá trầu không rửa lại, kết hợp chà xát bã lá. 
  • Thực hiện kết hợp 15 – 20 phút, bạn không cần rửa lại với nước sạch và dùng khăn lau lại là được.

Dùng lá ổi chữa bệnh ghẻ xốn

Lá ổi có thành phần dược tính cao, đồng thời lá ổi cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp vết thương và ghẻ lở nhanh hồi phục. Bạn có thể sử dụng lá ổi nấu nước tắm hàng ngày và kết hợp đắp bã lá ổi lên vùng vết thương. Ngoài tác dụng trị ghẻ xốn, lá ổi cũng có hiệu quả trị ghẻ ngứa, ghẻ nước, viêm da do ký sinh trùng gây ra. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 100g lá ổi đem đi ngâm muối, sau đó bạn rửa sạch lại nhiều lần với nước vì lá ổi thường dễ bị bám bụi.
  • Chuẩn bị một nồi nước khoảng 5 lít nước, cho lá ổn vào đun đậy nắp đến khi lá ổi chuyển màu sẫm hơn.
  • Nước sôi bạn đợi 30 phút cho nước bớt nóng thì đem đi tắm toàn thân, nên ngâm mình trong nước lá ổi khoảng 20 phút.
  • Với phương pháp này, bạn áp dụng 2 – 3 lần trong tuần, khi tắm dùng lá ổi vò nát và chà sát nhẹ lên vết thương.

>> Tổng hợp thuốc trị nấm móng tay chân hiệu quả, thuốc bôi, thuốc uống

Lá muồng trâu chữa bệnh ghẻ xốn

Trong dân gian sử dụng lá muồng trâu để chữa bệnh ngoài da rất phổ biến, đặc biệt là bệnh ghẻ và viêm da dị ứng. Thành phần dược tính có trong lá muồng trâu rất mạnh mẽ, vì thế thảo dược này hay được thay thế điều trị trong các bệnh lý da liễu do ký sinh trùng và nấm gây ra. Tuy nhiên đối tượng trẻ em có thể gặp phải một số kích ứng khi sử dụng lá muồng trâu điều trị bệnh. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 3 lá muồng trâu đem ngâm trong nước muối trong vòng 15 phút.
  • Sau khi rửa lá, bạn đem lá đi rửa sạch lại lần nữa rồi giã nát cùng với một ít muối. 
  • Bạn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sau đó lau khô người và  đắp phần bã lá muồng trâu lên vùng da bị bệnh.
  • Cố định thuốc bằng băng gạc và giữ nguyên hỗn hợp trong khoảng 15-30 phút sau bạn rửa sạch lại.
  • Người bệnh chỉ nên dùng thuốc đắp mỗi ngày khoảng 1 lần mỗi ngày, chỉ nên dùng 2 lần mỗi ngày.

Biện pháp phòng tránh bệnh ghẻ xốn lây lan

Phòng tránh ghẻ xốn là điều kiện quan trọng để bệnh không tái phát. Bệnh chỉ khỏi hoàn toàn khi người bệnh không còn trứng ghẻ trên cơ thể, đồng thời không có nguồn lây bệnh xung quan. Nếu có một thành viên trong gia đình bị bệnh ghẻ xốn, hoặc trong các vật dụng cá nhân còn trứng ghẻ thì bạn vẫn có thể tái bệnh. Cụ thể những phương pháp tránh bệnh tái phát bạn nên tuân thủ là:

  • Điều trị ghẻ cùng lúc cho cả gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Bạn nên sử dụng riêng đồ dùng cá nhân, tuyệt đối không ngủ chung giường với người bệnh.
  • Giặt quần áo, chăn màn, ga giường, vệ sinh đồ dùng cá nhân hàng ngày,.. sau khi đem đi giặt sạch bạn nên hong khô dưới nắng to để tiêu diệt hết ghẻ cái và trứng ghẻ.
  • Bạn nên tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cơ thể, vệ sinh nhà ở kể trên hàng ngày trong vòng tối đa 2 tuần để đảm bảo mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.
  • Đảm bảo nơi ở thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên, đồng thời tránh để không gian sống ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển gây bệnh.

Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi điều trị và phòng ngừa bệnh ghẻ. Các triệu chứng tương tự như các bệnh viêm da, chàm, dị ứng và tỷ lệ tái phát cao. Nếu nghi ngờ có triệu chứng ghẻ táo, người bệnh cần đi khám để chẩn đoán chính xác và ngăn chặn ngay sự lây lan của bệnh. Những thông tin trên và cách điều trị bệnh ghẻ ngứa nhanh chóng đã được y học công nhận. Nếu triệu chứng nhẹ có thể dùng các vị thuốc kể trên để điều trị. Tránh sử dụng các loại thuốc tây dược trừ khi thật cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn xác định rằng mình có nguy cơ bị nhiễm trùng, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để được đánh giá và điều trị thích hợp nhằm ngăn ngừa các triệu chứng của bạn lan rộng hơn.

Xem thêm:

http://bvqdydongthap.vn/hoi-dap-suc-khoe/ch/63460/thuoc-tri-sui-mao-ga

http://trungtamytehuyenthoaison.vn/hoi-dap-chia-se/podophyllin-25-thuoc-tri-sui-mao-ga

http://bvqdydongthap.vn/hoi-dap-suc-khoe/ch/63460/thuoc-tri-a-sung

Comments
Ei kommenteja vielä. Ole ensimmäinen.