Tình trạng chấn thương thận kín là khi thận đã bị tổn thương nhưng phần thành bụng hoặc thành lưng không bị thủng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương này thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể gặp những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về triệu chứng cũng như phương pháp điều trị căn bệnh này.
27/07/2021 | Cách điều trị và hạn chế diễn tiến của bệnh suy thận cấp
21/07/2021 | Thải ghép thận là gì và tình trạng này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
08/07/2021 | Triệu chứng điển hình của 5 giai đoạn của bệnh suy thận mạn tính
08/07/2021 | Góc tư vấn: suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu?
1. Chấn thương thận kín có thể xảy ra những biến chứng như thế nào?
Chấn thương thận thường khiến mô thận bị dập vỡ, xuất hiện tình trạng tụ máu dưới vỏ quanh thận. Có thể chia ra thành nhiều cấp độ như sau:
Chấn thương độ 1: Mô thận bị dập vỡ, có tình trạng tụ máu quanh thận.
Chấn thương độ 2: Xảy ra tình trạng vỡ chủ mô thận (mức độ dưới 1cm). Tuy nhiên, tình trạng này chưa ảnh hưởng đến đài thận, bể thận hay tủy thận. Vẫn được đánh giá là tổn thương ở mức độ nhẹ.
Chấn thương thận kín được chia ra thành nhiều cấp độ
Chấn thương độ 3: Bệnh nhân bị vỡ chủ mô thận, mức độ vỡ trên 1cm.
Chấn thương độ 4: Tình trạng vỡ chủ mô thận đã lan tới đài thận và bể thận khiến tổn thương các mạch máu và xuất hiện tình trạng rò nước tiểu.
Độ 5: Sau chấn thương, thận bị vỡ nhiều mảnh đồng thời những mạch máu thận lớn cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Tình trạng chấn thương thận ở mức độ 1, mức độ 2 được đánh giá là tổn thương nhẹ. Từ mức độ 3 đến mức độ 5, tình trạng tổn thương của bệnh nhân được đánh giá từ nặng đến rất nghiêm trọng.
Biến chứng của bệnh được chia thành 2 loại: Biến chứng sớm và biến chứng muộn:
Biến chứng sớm:Chảy máu ở thận, nước tiểu thoát ra ngoài thận và tích tụ trong cơ thể mà không có lối thoát, tình trạng nhiễm trùng khối máu tụ nếu bệnh nhân không được xử lý kịp thời.
Biến chứng muộn: Huyết áp bệnh nhân tăng, thận có tình trạng bị chướng nước, rò động - tĩnh mạch.
2. Những triệu chứng chấn thương thận kín và phương pháp chẩn đoán bệnh
Dưới đây là một số triệu chứng cho thấy tình trạng chấn thương thận kín:
Triệu chứng toàn thân:
Người bệnh, đặc biệt là những trường hợp có tổn thương phối hợp, tổn thương cùng lúc nhiều cơ quan (do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông), có thể gặp phải tình trạng sốc.
Bệnh nhân gặp triệu chứng đau thắt lưng
Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra trong trường hợp bệnh nhân được cấp cứu muộn khiến bội nhiễm ổ dịch máu ở quanh thận, rất nguy hiểm.
Triệu chứng tại chỗ:
Một số triệu chứng tại chỗ mà bệnh nhân có thể gặp phải như:
Đi tiểu ra máu: Đây là triệu chứng rất phổ biến đối với các trường hợp bệnh. Tình trạng đi tiểu ra máu có thể là đại thể hay vi thể. Nếu chấn thương thận càng nặng thì mức độ tiểu ra máu sẽ càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị bệnh mà không có biểu hiện tiểu ra máu (số trường hợp này thường rất ít).
Đau quặn thận: Sau khi bị chấn thương mà xuất hiện tình trạng đau quặn thận, bạn cần hết sức thận trọng.
Đau vùng thắt lưng: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng nhưng nếu sau khi bị chất thương, bạn thấy có tình trạng đau thắt lưng và còn xuất hiện cả những cơn đau quặn ở thận thì cần cẩn trọng với tình trạng chấn thương ở thận.
Một số bệnh nhân xuất hiện tình trạng có khối căng gồ ở vùng mạng sườn thắt lưng
Bên cạnh những triệu chứng đã liệt kê phía trên, bệnh nhân bị tổn thương cơ quan phối hợp còn có thể gặp phải một số triệu chứng như chấn thương bụng kín do vỡ gan,... chấn thương ngực kín do tràn khí màng phổi,... hoặc tổn thương sọ não, gãy chi,…
Bệnh nhân có biểu hiện tiểu ra máu
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ không chỉ xem xét các dấu hiệu lâm sàng mà còn chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất:
Xét nghiệm công thức máu: Khi bị chấn thương ở thận, bệnh nhân sẽ thường tăng lượng bạch cầu và đồng thời giảm huyết sắc tố và giảm hồng cầu. Xét nghiệm công thức máu sẽ giúp bác sĩ rõ hơn về vấn đề này.
Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ xác định tình trạng có máu lẫn trong nước tiểu hay không.
Chụp X-quang thận: Trên hình ảnh của phim Xquang sẽ cho các bác sĩ biết về vùng thận bị chấn thương.
Một số trường hợp có thể chụp X-quang thận có dùng thuốc tĩnh mạch.
Siêu âm: Khi siêu âm thận, bác sĩ có thể thấy được ổ dịch trong hố thận và đường nứt nhu mô thận.
CT scanner: Phương pháp này sẽ cho thấy rất rõ những tổn thương ở nhu mô của thận đồng thời cũng quan sát được tình trạng có dịch quanh thận hay không.
Chụp động mạch thận: Đây là phương pháp giúp các bác sĩ đánh giá về vị trí cũng như mức độ tổn thương thận.
3. Điều trị chấn thương thận kín bằng những phương pháp nào?
Những phương pháp điều trị chấn thương thận kín phổ biến đó là điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp, từng mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh bằng thuốc
Những trường hợp ở mức độ nhẹ, có thể được điều trị bảo tồn, điều trị bằng thuốc vẫn cho hiệu quả điều trị cao. Cụ thể, bệnh nhân không bị sốc hoặc sốc nhưng nhanh chóng được phục hồi sau điều trị, bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu, căng gồ vùng mạn sườn nhưng sau đó cũng ổn định dần.
Những trường hợp chấn thương nặng, tình trạng tiểu ra máu ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc nghi ngờ tổn thương tạng trong ổ bụng, hoặc xảy ra áp xe ổ thận thì cần sớm được phẫu thuật điều trị.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về tình trạng chấn thương thận kín. Hi vọng bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này cũng như mức độ nguy hiểm của nó khi không được điều trị kịp thời. Nếu có nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng hướng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý cho bạn. Bệnh viện được cung cấp trang thiết bị máy móc hiện đại đồng thời là nơi quy tụ những bác sĩ đầu ngành, vừa giỏi chuyên môn vừa tận tâm với người bệnh. Để được tư vấn và đặt lịch khám, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56.