Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da cấp tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tỉ lệ mắc ở những người trẻ thường cao hơn. Tổ đỉa đặc trưng bởi những mụn nước và cơn ngứa rát xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, gây mất thẩm mỹ. Cũng chính vì thế, người bệnh thường e ngại đi khám và điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian. Vậy, có nên điều trị tổ đỉa tại nhà không?
08/07/2021 | Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không, chữa trị thế nào cho hiệu quả
22/05/2021 | Top các triệu chứng bệnh tổ đỉa dễ nhận biết nhất
1. Yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh tổ đỉa
1.1. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa:
Di truyền: Những trường hợp có người thân trong gia đình từng mắc hoặc đang mắc bệnh tổ đỉa thì nguy cơ bị bệnh của họ cũng sẽ cao hơn những đối tượng không có người thân bị mắc căn bệnh này.
Tổ đỉa đặc trưng bởi những mụn nước và cơn ngứa rát ở lòng bàn tay, bàn chân
Dị ứng: Khi da phải tiếp xúc với một số hóa chất tẩy rửa mạnh thì nó cũng có thể gây ra kích ứng và khiến bệnh tổ đỉa bùng phát.
Môi trường sống ô nhiễm: Đây là yếu tố nguy cơ của phần lớn những bệnh về da. Khi bạn sống và làm việc trong một môi trường ô nhiễm thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để căn bệnh tổ đỉa cũng như nhiều căn bệnh về da khác phát triển.
Những người có sức đề kháng yếu, chẳng hạn như bệnh nhân HIV, bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh gan thận thì cơ thể họ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh tổ đỉa.
Người mắc bệnh tăng tiết mồ hôi tay chân khiến cho da thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh.
Người tiếp xúc nhiều với tia cực tím cũng khiến làn da của họ bị ảnh hưởng rất nhiều và dẫn đến nhiều bệnh về da, trong đó có bệnh tổ đỉa.
Bên cạnh đó, những trường hợp thường xuyên gặp phải căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống cũng sẽ khiến họ bị suy giảm sức đề kháng và tạo cơ hội cho khuẩn bệnh phát triển.
1.2. Một số triệu chứng bệnh tổ đỉa
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh tổ đỉa:
Trong lòng bàn chân, bàn tay hoặc các kẽ ngón chân, ngón tay của người bệnh xuất hiện những mụn nước trắng với đường kính có thể đạt 3mm.
Những mụn nước có thể mọc riêng lẻ hoặc cũng có thể mọc riêng thành từng đám. Chúng tồn tại trong khoảng vài tuần, sau đó tự vỡ ra và xảy ra tình trạng bong da.
Ở những vùng mọc mụn nước, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, gần giống như hiện tượng nổi mề đay. Trong trường hợp, bệnh nhân gãi mạnh dẫn đến mụn nước bị vỡ sẽ khiến họ cảm thấy nóng rát và đau.
Khi bị bệnh, nếu bệnh nhân tiếp xúc với những chất tẩy rửa mạnh thì cảm giác ngứa rát, xót và đau sẽ càng trầm trọng hơn.
Một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mụn nước lan rộng trên cơ thể, dịch mụn nước đục do bội nhiễm, người bệnh có thể bị sốt hay móng tay, chân có thể bị đóng vảy,…
Bệnh tổ đỉa không lây nhiễm, những mụn nước chỉ có thể lan rộng từ vùng da bị bệnh đến những vùng da khác trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế tiếp xúc với những mụn nước này để bảo vệ cho làn da của mình.
2. Có nên điều trị tổ đỉa tại nhà không?
2.1. Một số phương pháp chữa điều trị tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
Lá trầu không thường được nhắc đến với khả năng diệt khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, loại lá này còn có công dụng chống ngứa, giảm đau,… rất tốt.
Điều trị tổ đỉa bằng lá trầu không
Theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể ngâm tay chân với nước lá trầu không hoặc có thể giã lá trầu không với muối rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Những hợp chất trong lá trầu không sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa rát, hạn chế tình trạng tổn thương da và phòng ngừa biến chứng bệnh.
Chữa tổ đỉa bằng nước muối
Muối biển không chỉ là một nguyên liệu dùng để chế biến món ăn mà còn có khả năng chữa bệnh. Cụ thể, muối có công dụng sát khuẩn, giảm ngứa và chống viêm, từ đó hạn chế nguy cơ bội nhiễm cho vùng da bị bệnh.
Chữa tổ đỉa bằng muối
Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần rang cho muốn nóng lên, sau đó đổi vào khăn xô sạch và chườm lên vùng da bị bệnh. Bằng cách này, tình trạng ngứa da sẽ thuyên giảm đáng kể.
Chữa tổ đỉa bằng nước cốt chanh
Chanh có thể làm thông thoáng vùng da bị bệnh, đồng thời chanh là loại thực phẩm có tính axit cao nên sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bạn chỉ cần lấy chanh, vắt lấy nước cốt và hòa cùng một chút nước ấm sau đó bôi lên vùng da bị bệnh. Sau đó, rửa lại với nước ấm để làm sạch da.
Gừng tươi giúp điều trị bệnh tổ đỉa
Chữa tổ đỉa bằng gừng tươi
Bạn thái nhỏ 1 củ gừng tươi và đung trong khoảng 2 lít nước khoảng 10 phút. Đợi cho gừng tiết hết tinh chất, bạn để nguội và ngâm tay chân bị bệnh với nước gừng. Đây cũng là cách điều trị tổ đỉa khá hiệu quả.
2.2. Có nên điều trị tổ đỉa tại nhà không?
Điều trị tổ đỉa tại nhà bằng những phương pháp dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, lành tính lại ít tốn kém. Tuy nhiên nhược điểm của nó là mang đến hiệu quả chậm và cần phải áp dụng trong thời gian dài và không phải ai cũng có thể đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn vì cơ địa mỗi người là khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bị dị ứng hoặc mẫn cảm vì không áp dụng đúng cách.
Nên đi khám để được điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả
Vì thế, lời khuyên cho bạn là nên đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Bệnh tổ đỉa là bệnh rất dễ tái phát. Nếu bạn chủ quan, tự điều trị tại nhà khiến bệnh chuyển sang mạn tính thì sẽ rất khó điều trị. Trong quá trình điều trị, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khi kết hợp với một số mẹo dân gian.
Tại Khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, người bệnh không chỉ được thăm khám mà còn được tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe da cũng như các phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Bác sĩ luôn tận tâm và giải thích một cách tỉ mỉ, cặn kẽ nhất cho người bệnh, vì thế bạn sẽ không cảm thấy e ngại và thoải mái trao đổi với bác sĩ.
Bạn có thể đặt lịch khám sớm qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để tiết kiệm tối đa thời gian khám chữa bệnh.