Mụn trứng cá vùng da đầu hiếm gặp hơn mụn trứng cá mọc ở trên cơ thể như các vùng: Mặt, mũi, cằm hay lưng. Khi bị mụn trứng cá mọc trên da đầu, chân tóc thường đi kèm theo một số dấu hiệu như: Rụng tóc, da đầu ngứa và nhờn. Điều này sẽ làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bài viết dưới đây của các bác sĩ da liễu VietSkin sẽ chia sẻ cho các bạn rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả mụn trứng cá trên da đầu để người bệnh được hỗ trợ kịp thời.
Mụn trứng cá trên da đầu?
Mụn trứng cá trên da đầu là phản ứng viêm xung quanh chân tóc do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các mụn nhỏ và ngứa, đôi khi các mụn này cũng trở nên đau và khó chịu.
Mụn trứng cá trên da đầu, chân tóc của bạn có thể là:
Mụn trứng cá nhẹ, bao gồm cả mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
Mụn ở mức độ vừa phải, có thể là các mụn mủ xuất hiện trên bề mặt da đầu và chân tóc.
Mụn trứng cá nặng nề, bao gồm các loại mụn bọc, mụn mủ gây sưng đỏ và đau.
Nguyên nhân mọc mụn trứng cá trên đầu
Cũng như mụn trứng cá mọc trên mặt, hiện tượng mụn xuất hiện trên da đầu cũng bắt nguồn từ việc tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh sẽ kết hợp với vi khuẩn P.acne hình thành mụn. Ngoài ra, hiện tượng mụn trên da đầu còn bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Gàu: Cũng là một trong những nguyên nhân khiến da đầu mọc mụn.
Lạm dụng sử dụng nhiều sản phẩm tạo kiểu tóc: Có thể là tác nhân kích thích da đầu mọc mụn.
Thường xuyên dùng mũ bảo hiểm: Mọi người thường không có thói quen vệ sinh mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm khi tóc còn ướt. Đây là môi trường hết sức thuận lợi để các loại vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ gây mụn.
Chế độ ăn uống cũng có thể liên quan đến mụn trứng cá trên đầu. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều Carbohydrate có đường có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá.
Căng thẳng, stress: Làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, có thể gây nổi mụn ở bất cứ nơi nào trên da, kể cả da đầu.
Điều trị mụn trên da đầu
Trong hầu hết tất cả các trường hợp điều trị mụn trên da đầu, bác sĩ da liễu kê đơn cho người bệnh gồm một loại dầu gội hoặc thuốc điều trị da đầu. Những loại dầu gội này sẽ rửa sạch dầu và bụi bẩn, ngăn ngừa mụn trên da đầu quay trở lại.
Thành phần phổ biến trong các sản phẩm này bao gồm:
Tinh dầu tràm trà, một loại tinh dầu có thể giúp loại bỏ vi khuẩn trên da đầu.
Axit salicylic, giúp loại bỏ gàu.
Axit glycolic, có thể giúp loại bỏ gàu, loại bỏ tế bào da chết, vi khuẩn và bã nhờn.
Ketoconazole, một chất chống nấm có thể cải thiện vảy hoặc da đỏ.
Ciclopirox, một loại thuốc chống nấm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da thường được thêm vào dầu gội trị gàu.
Benzoyl peroxide, giúp loại bỏ vi khuẩn Propionibacterium Acnes.
Đối với mụn trên da đầu da dai dẳng, rụng tóc và viêm, bác sĩ da liễu có thể kê toa cho người bệnh: Thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ hoặc kem Steroid, kháng sinh uống, thuốc kháng Histamin hay thuốc đặc trị cho mụn trứng cá nghiêm trọng, chẳng hạn như Isotretinoin…
Để điều trị khỏi bệnh, các bạn nên kiên trì và tuân thủ đúng theo đơn của bác sĩ kê. Tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc mà nhận lại hậu quả nghiêm trọng, bệnh lan rộng, nặng, khó chữa hơn.
Những biện pháp phòng mụn trứng cá trên đầu hiệu quả
Mụn trứng cá có thể xuất hiện và tái phát bất cứ lúc nào, vì vậy bạn nên thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
Thường xuyên gội đầu đúng cách, bằng loại dầu gội phù hợp để hạn chế vi khuẩn phát sinh, da đầu bị ngứa có thể tạo điều kiện để gây mụn.
Tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm cho tóc, như keo xịt tóc và gel.
Có chế độ ăn uống hợp lý, cụ thể nên tăng cường ăn nhiều rau và các loại trái cây để cung cấp các chất dinh dưỡng cho da. từ đó có thể duy trì một da đầu khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm, thiếu dinh dưỡng, ngăn ngừa mụn hiệu quả.
Chỉ sử dụng mũ vào những lúc cần thiết để giúp da đầu thông thoáng, không bị ra nhiều mồ hôi có thể là điều kiện để vi khuẩn phát triển gây mụn.
Hy vọng, những thông tin hữu ích trên của VietSkin chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn trứng cá trên đầu: Nguyên nhân và cách điều trị mụn trứng cá trên đầu hiệu quả.
Bạn có thể quan tâm đến những chủ đề:
- Có nên nặn mụn trứng cá ở nhà hay không
- Mụn trứng cá viêm: Nguyên nhân và biểu hiện các loại mụn viêm