Blogs Blogs

Back

Góc tư vấn: những lưu ý bệnh nhân tiểu đường trong mùa dịch

Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay, bên cạnh những thiệt hại về kinh tế cũng như sự gián đoạn của rất nhiều ngành nghề, thì những đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính cũng gặp không ít khó khăn trong việc theo dõi sức khỏe của mình vì giãn cách xã hội. Thông qua bài viết này, chuyên gia y tế sẽ liệt kê những lưu ý bệnh nhân tiểu đường trong mùa dịch nên nằm lòng để bảo vệ mình trước bệnh đái tháo đường và COVID-19.


14/08/2021 | Bị tiểu đường nên ăn trái cây gì để không bị tăng đường huyết?
05/08/2021 | Đậu xanh có tốt cho người tiểu đường không và các lưu ý khác
13/07/2021 | Góc giải đáp: Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

1. Tìm hiểu chung về bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do các rối loạn chuyển hoá không đồng nhất, lượng glucose trong máu tăng cao do bất thường về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc do cả hai.

Hiện tượng tăng glucose mạn tính kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hoá protid, Carbonhydrate, lipid khiến cho các cơ quan khác bị tổn thương, đặc biệt là mắt, tim mạch, thần kinh và thận.

Có các loại đái tháo đường sau:

  • Tiểu đường tuýp 1: thiếu insulin tuyệt đối do tế bào beta tụy bị phá huỷ.

  • Tiểu đường tuýp 2: chức năng của tế bào beta tụy bị suy giảm, tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.

  • Tiểu đường thai kỳ: thường được chẩn đoán trong giai đoạn mẹ bầu bước vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ mà không có tiền sử bị tiểu đường tuýp 1 và 2 trước đó.

Bên cạnh đó cũng có các nguyên nhân khác dẫn tới bệnh đái tháo đường như: đái tháo đường sơ sinh, sau cấy ghép mô hoặc điều trị HIV/AIDS, tiểu đường do sử dụng thuốc và hóa chất như glucocorticoid,...

2. Những lưu ý bệnh nhân tiểu đường trong mùa dịch Covid-19

2.1. Cập nhật tình hình dịch Covid-19

Covid-19 do chủng mới của virus corona gây nên bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người, phát hiện lần đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã tuyên bố đây là một đại dịch do quy mô lan rộng và hậu quả hết sức nghiêm trọng do virus gây ra: 215 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã bị nhiễm virus, hơn 200 triệu ca bệnh và hơn 4 triệu người đã tử vong (theo số liệu của BYT Việt Nam tính đến 10/8/2021). Riêng tại Việt Nam, đến nay đã vượt mốc hơn 200.000 ca nhiễm và hơn 3.700 trường hợp tử vong do Covid-19 trên khắp cả nước.

Những lưu ý bệnh nhân tiểu đường trong mùa dịch

Tuy nhỏ bé nhưng Covid-19 lại gây nên hiểm họa chết chóc cho con người

Nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 chủng cũ sẽ có biểu hiện bệnh về hô hấp mức độ nhẹ tới trung bình. Đối tượng người già, người có bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính có khả năng tiến triển nặng và nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên với chủng mới Delta năm 2021, những người trẻ tuổi cũng rất dễ diễn tiến nặng và tỷ lệ tử vong cao hơn rất nhiều so với chủng virus ban đầu.

2.2. Các tác động và nguy cơ từ dịch Covid-19 tới người bị tiểu đường

  • Sức đề kháng ở bệnh nhân tiểu đường giảm nên dễ bị nhiễm virus và khi bị mắc thì diễn tiến sẽ nghiêm trọng hơn so với người bình thường.

  • Khả năng điều trị cho bệnh nhân tiểu đường bị hạn chế do cơ địa bệnh nhân và biến chứng của tiểu đường cản trở.

  • Covid-19 gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và dễ gây nên các biến chứng cấp tính ở bệnh tiểu đường.

2.3. Các lưu ý trong mùa dịch dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Thói quen bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện:

  • Duy trì liên lạc thường xuyên với bác sĩ điều trị.

  • Duy trì thói quen hoạt động thể lực điều độ tại nhà.

  • Đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 6 - 8 tiếng/ngày.

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

  • Theo dõi đường huyết chặt chẽ.

  • Không tụ tập nơi đông người, tránh ra ngoài khi không có nhu cầu thiết yếu.

  • Thực hiện theo chỉ thị 5K của Bộ Y tế:  Khoảng cách - Khẩu trang  - Khử khuẩn - Khai báo y tế - Không tập trung.

  • Tránh tâm lý tiêu cực, căng thẳng.

  • Tuân thủ chế độ ăn và uống đủ nước.

Người bệnh tiểu đường nên duy trì thói quen luyện tập thể lực tại nhà ngay cả khi giãn cách xã hội

Người bệnh tiểu đường nên duy trì thói quen luyện tập thể lực tại nhà ngay cả khi giãn cách xã hội

Các thói quen cần tránh:

  • Không theo dõi chỉ số đường huyết và không cập nhật tình hình bệnh trạng cho bác sĩ.

  • Từ bỏ việc luyện tập và các hoạt động thể lực.

  • Không tuân thủ theo chế độ ăn kiêng.

  • Thức khuya, ngủ ít.

  • Hút thuốc lá và thường xuyên uống rượu bia.

  • Ngưng dùng thuốc điều trị hoặc tự ý đổi thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

  • Không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tự ý tụ tập khi đang giãn cách xã hội.

  • Tự ý dùng thuốc để phòng chống Covid-19.

Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường trong đại dịch:

Đối với các bệnh mạn tính nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng, dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong phương pháp điều trị cơ bản, đầu tiên và lâu dài. Bệnh nhân tiểu đường cần hết sức lưu ý chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Ăn tối thiểu 3 bữa/ngày, không bỏ bữa. Ngoài ra có thể bổ sung 1 - 3 bữa phụ tùy theo tình trạng đường huyết và bệnh lý đi kèm.

  • Cân đối các chất sinh năng lượng: chất đạm, chất bột, chất béo, đường.

  • Đảm bảo lượng đường huyết ổn định trong ngày, tránh trường hợp đường huyết hạ khi xa bữa ăn, hoặc đường huyết  gia tăng quá mức sau khi ăn.

  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn,...

  • Ăn nhạt, đặc biệt nếu mắc thêm bệnh thận hoặc bệnh tim mạch.

  • Lựa chọn các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp (55%), hoặc những thực phẩm có nhiều chất xơ như bánh mì nâu, gạo lứt, ngô luộc, khoai, rau xanh,... Mỗi bữa nên ăn 1 bát rau, nếu ăn hoa quả thì ăn loại ít ngọt với định lượng: 80 - 100g/ lần, từ 1 -  2 lần/ngày.

  • Không nên uống nước hoa quả, nước đóng chai, nước ngọt, thay vào đó nên uống nước lọc và nước khoáng bổ sung hàng ngày.

  • Không hút thuốc lá, không uống đồ có cồn và sử dụng chất kích thích.

  • Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bị béo phì nên giảm cân, suy dinh dưỡng thì cần tăng cân. 

Chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh đái tháo đường cần đi khám định kỳ để nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để cập nhật tình hình sức khỏe, nếu có bất thường có thể điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân phải tuân thủ theo phác đồ điều trị và các quy định phòng chống dịch của Chính phủ, tham khảo các hướng dẫn của Bộ Y tế để hạn chế tối đa các nguy cơ lây nhiễm Covid-19. 

Trên đây là những lưu ý bệnh nhân tiểu đường trong mùa dịch nên bỏ túi để bảo vệ mình trước bệnh đái tháo đường cũng như Covid-19. Hiện BVĐK MEDLATEC đã triển khai dịch vụ tư vấn bệnh lý từ xa online trên nền tảng ứng dụng Medon giúp bệnh nhân có thể giao tiếp với bác sĩ qua trò chuyện video, nhờ đó kiểm soát bệnh tốt hơn trong mùa dịch nếu bệnh nhân không có điều kiện tới thăm khám trực tiếp tại viện. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900565656 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://centerforhealthreporting.org/

https://viendalieu.vn/

https://centerforhealthreporting.org/nan-mun-an-xong-nen-lam-gi-15199.html

https://centerforhealthreporting.org/da-mat-san-sui-nhieu-mun-an-32658.html

https://centerforhealthreporting.org/cach-lam-xep-mun-boc-10301.html

https://viendalieu.vn/kem-tri-seo.html

https://viendalieu.vn/tri-seo-tai-vien-da-lieu-ha-noi-sai-gon.html

https://viendalieu.vn/cong-nghe-tri-nam-tot-nhat-hien-nay.html

https://viendalieu.vn/giai-phap-moi-trong-dieu-tri-rung-toc-cua-vien-da-lieu-ha-noi-sai-gon.html

https://viendalieu.vn/cham-soc-da-chuyen-sau-cao-cap-tai-vien-da-lieu-ha-noi-sai-gon-hieu-qua-an-toan.html

https://viendalieu.vn/tri-mui-co-the-tai-vien-da-lieu-ha-noi-sai-gon-co-tot-khong.html

https://viendalieu.vn/cang-bong-tre-hoa-da-tai-vien-da-lieu-ha-noi-sai-gon.html

Comments
No comments yet. Be the first.