Vảy nến nhẹ là tình trạng các triệu chứng gây ảnh hưởng ít hơn 3% tổng diện tích cơ thể. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý tự miễn mãn tính, do đó người bệnh cần có biện pháp điều trị và khắc phục hợp lý.
Bệnh vảy nến nhẹ là gì?
Bệnh vảy nến là một dạng rối loạn tự miễn, mãn tính, có xu hướng tái phát thường xuyên và đặc trưng bởi các mảng da đỏ, bong tróc.
Mặc dù các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến làn da, nhưng bệnh vảy nến thực sự liên quan đến hệ thống miễn dịch và các gen trong cơ thể. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vảy nến là do rối loạn hoạt động của các tế bào T (tế bào chống viêm và nhiễm trùng). Điều này khiến tế bào da mới được sản xuất quá nhanh và dẫn đến các triệu chứng vảy nến.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến dựa theo ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể. Theo các chuyên gia, vảy nến nhẹ là tình trạng các triệu chứng gây ảnh hưởng ít hơn 3% tổng diện tích cơ thể.
Vảy nến nhẹ thường không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc hợp lý để tránh các trường hợp biến chứng hoặc gây vảy nến toàn thân.
Giải pháp khắc phục bệnh vảy nến nhẹ tại nhà
Bệnh vảy nến nhẹ dẫn đến các mảng da đỏ, có vảy hoặc bong tróc nhẹ. Các triệu chứng thường phổ biến ở đầu gối, khuỷu tay và da đầu, tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Để khắc phục bệnh vảy nến nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp tại. Tuy nhiên trước khi áp dụng các biện pháp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Các biện pháp cải thiện bệnh vảy nến nhẹ tại nhà thường bao gồm:
1. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Đôi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến. Do đó, người bệnh có thể phơi nắng sáng hoặc chiều trong một thời gian ngắn.
Theo các tổ chức nghiên cứu về bệnh vảy nến, người bệnh nên phơi nắng khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày và mỗi ngày một lần. Điều này có thể tăng cường vitamin D và hỗ trợ cải thiện sức khỏe làn da.
Khi phơi nắng, người bệnh vảy nến nhẹ cần che chắn vùng da khỏe mạnh hoặc thoa kem chống nắng để hạn chế các ảnh hưởng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người dễ bị cháy nắng cũng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Điều này có thể khiến các triệu chứng vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, ánh nắng mặt trời có chứa tia UVB, được cho là có thể cải thiện các triệu chứng vảy nến. Do đó, những người sử dụng giường tắm nắng trong nhà (chủ yếu sử dụng tia UVA) thường mang lại hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, tia UVA được cho là có nguy cơ gây tổn thương da cao, bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da hoặc các khối u ác tính, tỷ lệ khoảng 59%.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi phơi nắng như một cách cải thiện bệnh tại nhà. Những người có tiền sử gia đình ung thư da cũng có thể cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tìm kiếm giải pháp điều trị khác.
2. Bổ sung dầu cá hoặc chất béo Omega 3
Nhiều nghiên cứu cho biết axit béo Omega 3 có thể hỗ trợ giảm viêm và cải thiện các bệnh tự miễn như bệnh vảy nến. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào loại dầu cá, liều lượng, thể vảy nến và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Một số thực phẩm giàu axit béo Omega 3 bao gồm:
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá tuyết
- Óc chó
- Hạnh nhân
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bổ sung Omega 3 từ thực phẩm chức năng hoặc sản phẩm dầu cá. Tuy nhiên, đôi khi người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn
- Khó tiêu
- Bệnh tiêu chảy
- Có vị tanh trong miệng
Ngoài ra, người sử dụng các chất làm loãng máu chẳng hạn như Warfarin thường có nguy cơ chảy máu cao hơn nếu bổ sung Omega 3. Do đó, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.
3. Bổ sung Probiotic
Probiotic là các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua và các loại thực phẩm lên men. Probiotic cũng có sẵn ở dạng thực phẩm bổ sung và tăng cường sức khỏe.
Thường xuyên bổ sung Probiotic có thể cân bằng vi khuẩn trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Vảy nến là một dạng bệnh tự miễn, do đó bổ sung các loại men vi sinh có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng.
Ngoài ra theo một số nghiên cứu, bổ sung Probiotic có thể điều chỉnh các phản ứng viêm trong cơ thể. Điều này góp phần cải thiện các bệnh lý liên quan đến viêm như viêm da cơ địa, bệnh chàm và vảy nến.
4. Bổ sung Curcumin
Curcumin là thành phần hóa học có trong củ nghệ. Hoạt chất này có thể giảm viêm trong cơ thể và hỗ trợ làm giảm ảnh hưởng của bệnh vẩy nến.
Một số nghiên cứu cho thấy nghệ có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và tăng cường hỗ trợ hàng rào bảo vệ da. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nghệ dưới dạng bột, thuốc mỡ hoặc bổ sung vào chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng vảy nến nhẹ.
Mặc dù hoạt chất Curcumin trong nghệ an toàn cho hầu hết người dùng nhưng sử dụng liều cao trong thời gian dài có thể gây buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra khi sử dụng ở liều cao, nghệ có thể hoạt động như một chất làm loãng máu. Vì vậy, một số đối tượng không nên sử dụng nghệ điều trị vảy nến nhẹ bao gồm:
- Người chuẩn bị phẫu thuật
- Phụ nữ mang thai
- Người có bệnh về túi mật
- Bệnh nhân rối loạn chảy máu, bệnh máu khó đông hoặc có các nguy cơ chảy máu khác
5. Sử dụng nha đam
Theo một số nghiên cứu của y học cổ truyền, nha đam có thể điều trị và hạn chế các tổn thương ngoài da. Sử dụng các loại thuốc mỡ hoặc gel nha đam nguyên chất có thể hỗ trợ làm giảm đỏ da, bong vảy và viêm do tình trạng vảy nến nhẹ gây ra.
Một số nghiên cứu ở người bệnh vảy nến nhẹ và trung bình, sử dụng một loại thuốc mỡ có có chứa ít nhất 0.5% chiết xuất nha đam có thể hỗ trợ làm lành da và ngăn ngừa tình trạng vảy nến tái phát. Ngoài ra, sử dụng nha đam tươi thoa lên vùng da bệnh cũng mang lại hiệu quả làm mềm da, chống dị ứng, hạn chế nổi mề đay và giúp da mịn màng hơn.
Tuy nhiên, một số người có thể dị ứng với nha đam. Vì vậy, kiểm tra mức độ dị ứng bằng cách thoa một lượng nhỏ nha đam hoặc thuốc mỡ lên một diện tích da nhỏ. Nếu cảm thấy ngứa hoặc châm chích, người bệnh nên ngưng áp dụng phương pháp và tìm giải pháp khác.
6. Giấm táo
Theo một số kinh nghiệm cho biết sử dụng giấm táo có thể làm dịu da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và khó chịu do bệnh vẩy nến mang lại. Giấm táo có đặc tình tiêu diệt vi trùng tự nhiên và làm dịu các vùng da bị kích ứng. Tuy nhiên, giấm táo không thích hợp để áp dụng lên các vùng da nứt nẻ hoặc bị tổn thương.
Để điều trị bệnh vảy nến nhẹ, người bệnh có thể thoa một lượng giấm táo vùng phải lên vùng da bệnh. Để yên trong 20 phút và rửa lại với nước sạch. Để hạn chế kích ứng da, người bệnh có thể pha loãng giấm táo với một lượng nước tương đương.
Ngoài ra, nếu cảm thấy ngứa, nóng rát hoặc châm chích khi sử dụng giấm táo, người bệnh nên ngừng sử dụng và áp dụng phương pháp điều trị khác.
7. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Bệnh vảy nến nhẹ có thể gây ngứa và bong tróc da. Do đó, dưỡng ẩm là điều cần thiết để hạn chế các tổn thương da do bệnh vảy nến gây ra.
Các sản phẩm kem giữ ẩm, làm mềm hoặc thuốc mỡ không kê đơn có thể hỗ trợ kiểm soát viêm, hạn chế tình trạng khô da và cải thiện các triệu chứng vảy nến nhẹ.
Tuy nhiên, khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da, người bệnh nên tìm sản phẩm không có mùi hương, màu sắc và chọn các thương hiệu dành cho da nhạy cảm. Nếu có thể hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các sản phẩm dành riêng cho người vảy nến nhẹ.
Các bác sĩ cũng có thể khuyến khích người bệnh vảy nến sử dụng các loại kem chiết từ than đá, nhựa thông, Axit Salicylic và các thành phần dược phẩm khác.
8. Tập thể dục và ăn kiêng
Một số người bệnh thừa cân có xu hướng mắc bệnh vẩy nến, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, áp dụng chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.
Tham khảo thông tin về bệnh vảy nến nên kiêng gì và ăn để để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể tránh các bệnh lý về tim mạch và các bệnh mãn tính khác.
Một số lưu ý thường bao gồm:
- Tránh tiêu thụ đường
- Uống nhiều nước
- Hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa, thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh
- Sử dụng thực phẩm chống viêm, bao gồm một số loại trái cây, rau quả, cá béo và một số loại hạt
9. Một số liệu pháp thay thế
Ngoài các biện pháp điều trị vảy nến tại nhà, người bệnh có thể tham khảo một số liệu pháp thay thế như:
- Bấm huyệt
- Châm cứu
- Massage
- Yoga hoặc thái cực quyền
- Reiki, phương pháp dưỡng sinh đơn giản và tự nhiên của Nhật Bản
Mặc dù không có bằng chứng khoa học về các liệu pháp này có thể điều trị vảy nến. Tuy nhiên, chấm cứu và xoa bóp có thể hỗ trợ thư giãn trong khi các bài tập vận động có thể hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các liệu pháp bổ sung khi điều trị vảy nến nhẹ.
Một số lưu ý khi điều trị vảy nến nhẹ
Bệnh vảy nến có xu hướng tái phát thường xuyên. Do đó bên cạnh việc điều trị, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Một số lưu ý phổ biến thường bao gồm:
- Tránh hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress.
- Tránh các chấn thương da như vết cắt, trầy xước hoặc cháy nắng.
- Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc rối loạn tinh thần, viêm khớp và sốt rét. Do đó trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng sử dụng phù hợp.
- Tránh các bệnh nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, cảm lạnh và các bệnh lý liên quan khác.
Các yếu tố kích hoạt vảy nến có thể không giống nhau ở các đối tượng bệnh. Do đó, người bệnh cần xác định các yếu tố liên quan và tránh tiếp xúc để hạn chế ảnh hưởng của bệnh.
Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng vảy nến nhẹ bằng các phương pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bổ sung.
Ngoài ra, đôi khi các phương pháp tự nhiên có thể tương tác với thuốc điều trị vảy nến và dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nhất định. Do đó, trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.