Nổi sần quanh mắt có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như chàm, dị ứng da, nổi mụn thịt, nổi mề đay,… Tất cả các bệnh lý này đều ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và đời sống sinh hoạt thường ngày. Bởi chúng có thể gây ra những cơn ngứa ngáy, châm chích, thậm chí là đau rát vùng da quanh mắt. Cần phải xác định đúng bệnh và điều trị sớm để các căn bệnh này không tiến triển nặng hơn, hoặc để lại các di chứng xấu cho sức khỏe. Vậy, nổi sần quanh mắt là bệnh gì? Điều trị như thế nào? Bạn đọc hãy cùng VietSkin tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Nổi sần quanh mắt là bệnh gì?
- Viêm da: Hay còn gọi là bệnh chàm (Eczema). Viêm vùng da quanh mắt có thể xảy ra do dị ứng với phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất hay thuốc điều trị. Viêm da có biểu hiện đặc trưng là vùng da quanh mắt nổi sẩn đỏ, ngứa, sưng đau, thậm chí nóng rát và nhăn nheo.
- Nổi mụn thịt: Mụn thịt gây ra do u tuyến mồ hôi, không phải là tình trạng viêm hay đau nhức. Tuy nhiên, mụn thịt ảnh hưởng rất nhiều đến vẻ đẹp, thẩm mỹ làn da. Khiến cho vùng da quanh mắt trở nên sần sùi, kém sắc. Mụn thịt ban đầu nhỏ li ti, có màu trắng, nhưng càng về sau càng lớn và lan rộng hơn.
- Nổi mề đay: Biểu hiện dễ nhận biết là vùng da quanh mắt bị nổi sẩn/nổi ban. Mề đay vùng quanh mắt có thể gây ra đau rát, châm chích, khiến cho người bệnh vô cùng căng thẳng. Bệnh làm tăng nguy cơ viêm kết mạc dị ứng. Vì thế, cần có sự theo dõi và thăm khám từ bác sĩ sớm nhất có thể.
Có thể thấy, nổi sần quanh mắt có thể là biểu hiện bệnh lý thông thường, nhưng cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Mà yếu tố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là thị giác. Chính vì thế, khi vùng da quanh mắt có biểu hiện nổi sần, bạn cần tìm đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
2. Nổi sần quanh mắt có nguy hiểm không?
Như đã nhắc đến ở trên, không phải căn bệnh nào gây nổi sần vùng da quanh mắt cũng nguy hiểm. Nhưng cũng có căn bệnh dễ để lại di chứng cho thị lực. Đặc biệt là khi bệnh tiến triển trong thời gian dài, hoặc liên tục tái đi tái lại. Chắc chắn sẽ gây ra không ít khó khăn cho đời sống sinh hoạt thường ngày.
Chính vì vậy, cần phải tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh để mau chóng có giải pháp điều trị kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan khi có biểu hiện bệnh, đến khi bệnh trở nặng sẽ rất khó chữa trị khỏi hoàn toàn.
3. Điều trị nổi sần quanh mắt như thế nào?
Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ da liễu sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điển hình với 3 căn bệnh kể trên, người bệnh có thể cần điều trị theo các phương pháp như sau:
- Sử dụng thuốc chứa corticosteroid: Thường là kem bôi ngoài da để giảm bớt tình trạng nổi mẩn, nổi sần và ngứa ngáy, châm chích.
- Sử dụng thuốc kháng histamin: Trong trường hợp nổi sẩn quanh mắt gây ngứa khó kiểm soát, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc kháng histamin để giảm ngứa, kháng viêm.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Trong trường hợp bệnh ảnh hưởng đến mắt, cần sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng histamin để bảo vệ khỏi viêm, sưng và ngứa ngáy cực độ.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Với biểu hiện nổi sần, nhăn nheo, kèm theo khô da và nứt nẻ, cần dùng kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
- Bắn, đốt laser CO2: Với biểu hiện nổi sần không viêm nhiễm, do u tuyến gây ra như mụn thịt, có thể can thiệp điều trị bằng tia laser CO2 để loại bỏ nhanh chóng, không để lại sẹo thâm về sau.
Xem thêm: Cách chăm sóc da mặt sau khi đốt mụn thịt bằng Laser
4. Khi bị nổi sần quanh mắt có được đeo kính như bình thường không?
Nhiều người thắc mắc không biết việc đeo kính thông thường có làm ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với các bệnh lý hay không. Câu trả lời là không. Việc đeo kính thậm chí còn bảo vệ vùng da quanh mắt khỏi những tác động xấu ngoài môi trường như ánh nắng mặt trời, khói bụi và hóa chất. Như vậy, trong thời gian điều trị nổi sần quanh mắt, người bệnh nên sử dụng kính để bảo vệ vùng da tốt hơn.
Tóm lại, nổi sần quanh mắt là bệnh gì? Điều trị như thế nào? Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã được giải đáp một cách cụ thể. Tuy nhiên, để nắm được phác đồ điều trị khoa học, hiệu quả và an toàn nhất, bạn cần tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Chẩn đoán đúng bệnh, thậm chí làm một số xét nghiệm quan trọng để xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ đưa ra được lộ trình khám chữa bệnh hiệu quả nhất.