Mệt mỏi khi mang thai có thể là biểu hiện thông thường hoặc dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm. Thai phụ nên nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng để có biện phương pháp xử lý tích cực với tình trạng này.
Vì sao bà bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Đầu tiên là việc sản sinh một lượng lớn hormone progesterone để tương thích với tình trạng có thai. Thêm vào đó, các triệu chứng mang thai cũng tác động nhiều lên cơ thể mẹ. Sự thay đổi đột ngột đó dễ khiến mẹ rơi vào tình trạng khó chịu vì không kịp thích nghi.
Ngoài các nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố thông thường thì mẹ còn có khả năng mệt mỏi do các vấn đề hoặc bệnh lý thai kỳ. Những vấn đề thường gặp bao gồm: hạ đường huyết, mất ngủ, trao đổi chất kém… Một số bệnh lý thai kỳ như: tiểu đường, trầm cảm mang thai, suy nhược cơ thể, dị ứng… cũng là nguyên nhân cho việc mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi.
Mệt mỏi khi mang thai ở mẹ bầu do các yếu tố ốm nghén, mất ngủ, thiếu chất…
Những triệu chứng mệt mỏi khi mang thai thường gặp
Mệt mỏi
Thay đổi nội tiết tố cộng thêm thai nhi lớn dần khiến mẹ dễ mệt mỏi. Cảm giác nặng nề và trì trệ khiến mẹ dễ có những cảm xúc tiê cực. Vì vậy chị em nhớ cố gắng duy trì tâm lý tích cực và tìm nguyên nhân cùng các biện pháp khắc phục trạng thái của mình nhé.
Buồn nôn hoặc nôn ói
Buồn nôn hoặc nôn là biểu hiện mang thai thường gặp. Phần lớn thai phụ sẽ nôn nghén nhiều trong tam cá nguyệt thứ nhất. Một số ít nôn nghén trong giai đoạn thứ hai. Và hi hữu có những trường hợp nôn nghén trong nhiều tháng thai kỳ.
Việc ốm nghén không chỉ khiến mẹ bầu mệt mà còn dẫn đến chán ăn và khó ngủ. Hãy cố gắng cân bằng dinh dưỡng, tích cực dung nạp dinh dưỡng và đến gặp bác sĩ nếu nôn nghén quá nhiều nhé.
Đau đầu, chóng mặt, choáng váng khi mang thai
Các triệu chứng này thường đến do tim của thai phụ phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho bào thai. Nhưng đôi lúc đau đầu, chóng mặt và choáng váng cũng là biểu hiện của suy kiệt hay thiếu chất.
Đau đầu, chóng mặt là triệu chứng thường gặp khi mang thai
Khó ngủ
Mất ngủ lúc mang thai là vấn đề khó khăn nhất đối với chị em. Trong tình trạng cơ thể gặp đủ thứ vấn đề mà lại không thể ngủ được khiến các thai phụ dễ suy nhược. Khó ngủ, mất ngủ dễ khiến cho các mẹ bầu trở nên cáu gắt, luôn mỏi mệt. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu tình trạng này kéo dài.
Táo bón trong thai kỳ
Các vấn đề tiêu hóa trong thai kỳ chưa bao giờ dễ chịu đối với mẹ bầu. Ợ hơi, đầy bụng, táo bón là những vấn đề mà các mẹ thường gặp phải. Dù ăn nhiều chất xơ thì chị em vẫn có khả năng bị táo bón do cơ thể rối loạn chuyển hóa và thay đổi nội tiết tố. Chính vì vậy, mẹ hãy luôn theo dõi tình trạng tiêu hóa của mình, điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt khi thấy các triệu chứng xuất hiện.
Sưng phù tay chân
Sưng các khớp, phù tay phù chân thường xuất hiện ở 3 tháng cuối. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện phù sớm từ tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 mang thai. Những mẹ bầu quá cân, tiểu đường hoặc ít vận động dễ có nguy cơ phù hơn. Khi bị phù tay chân dẫn đến khó di chuyển, đau đớn và mệt mỏi cho mẹ bầu. Nếu tình trạng phù nặng còn có khả năng gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai.
Sưng phù chân nếu nặng có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi
Đau lưng
Bào thai lớn lên mỗi ngày gây chèn ép lên hố chậu và khung xương. Thêm vào đó, việc giãn mạch máu và tăng kích cỡ tử cung cũng gây áp lực cho cột sống và hệ thần kinh. Đa phần mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn khi thai lớn tháng và khi tình trạng đau lưng gia tăng.
Đi tiểu nhiều
Tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày là triệu chứng bình thường trong quá trình mang thai. Những triệu chứng này gây ra rất nhiều bất tiện và khó chịu cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng vì thế mà nhịn uống nước nhé. Hãy uống đủ nước để tránh các vấn đề khác như khô nẻ tay chân và quan trọng nhất là đủ nước tạo ối cho bào thai.
Những triệu chứng khó chịu khác
Bụng khó chịu, chân tay khô nẻ, viêm mũi, khó thở, ra mồ hôi… là những triệu chứng khó chịu khi mang thai và gây mệt mỏi cho mẹ bầu suốt 9 tháng thai kỳ. Những khó chịu này chỉ là các triệu chứng bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Hãy cố gắng tìm biện pháp khắc phục và duy trì tâm lý “mệt nhưng vui” khi mang thai nhé mẹ.
Mẹo giảm mệt mỏi khi mang thai và những hướng dẫn chăm sóc thai kỳ khoa học
Ngủ nghỉ đúng cách
Nghỉ ngơi đầy đủ là biện pháp rất hiệu quả trong việc giảm những triệu chứng khó chịu khi mang thai. Khi cơ thể mẹ càng khỏe mạnh thì tác động của những triệu chứng thai kỳ càng giảm nhẹ.
Hãy tìm các biện pháp phù hợp để duy trì việc ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khoa học trong suốt quá trình mang thai nhé các mẹ. Nếu mẹ bầu đang phải đối diện với tình trạng mất ngủ lúc mang thai thì có thể chia thời gian ngủ thành nhiều lần trong ngày. Ngủ trưa nhiều hơn và đảm bảo mình ngủ sâu từ 7 giờ trở lên mỗi ngày.
Ăn uống thế nào là đúng khi mang thai
Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu chủ yếu đến do vấn đề ăn uống nên mẹ bầu cần hết sức chú ý. Khi mới mang thai mẹ chưa thích nghi được để điều chỉnh chế độ ăn uống nên dễ dàng bị thiếu dinh dưỡng.
Ngay khi phát hiện có thai chị em cần tăng khẩu phần ăn lên từ từ. Đồng thời xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, đa dạng. Loại bỏ các loại thức ăn – đồ uống có chứa chất kích thích hoặc gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Một chế độ ăn đủ chất, ít dầu mỡ, khẩu vị nhẹ nhàng là lựa chọn phù hợp cho chị em trong suốt thai kỳ. Tránh xa đồ muối chua và cay nóng để bụng bầu khỏe hơn. Ăn đủ, ngủ đủ là phương pháp hiệu quả nhất để mẹ giảm mệt mỏi khi mang thai.
Ăn uống đủ chất giúp giảm mệt mỏi khi mang thai và bé phát triển toàn diện
Cách luyện tập để giảm mệt mỏi thai kỳ
Mang thai là lúc cơ thể nặng nề dẫn đến nhiều thai phụ có xu hướng lười vận động. Nhưng thực tế cho thấy rằng càng luyện tập nhẹ nhàng đều đặn thì chị em càng ít mệt mỏi lúc mang thai.
Mẹ bầu có thể chọn cách luyện tập phù hợp với mình như đi bộ, tập yoga, tập những bài thể dục đơn giản. Các bác tại Bệnh viện Quân dân 102 cho biết, tập yoga là phương pháp giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối rất hiệu quả. Các bài tập nhỏ giúp chị em giảm sưng phù tay chân, giảm chuột rút và sinh nở dễ dàng hơn.
Giảm áp lực trong quá trình mang thai
Mang thai là một quá trình khó khăn. Không chỉ mệt mỏi cơ thể mà mẹ còn phải đối diện với rất nhiều lo lắng và áp lực. Để bớt mệt mỏi mẹ bầu nên giảm các mối quan tâm của mình. Các chuyên gia tâm lý cho rằng loại bỏ bớt công việc hoặc các mối quan hệ xã giao là biện pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe thai kỳ.
Tuyệt đối đừng giữ thói quen ôm việc. Hãy để chồng chia sẻ cả việc nhà lẫn những áp lực tâm lý mà bạn đang mang trong đầu. Khi áp lực giảm đi mẹ sẽ thấy các triệu chứng mệt mỏi của mình giảm đi đáng kể.
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thai kỳ theo 3 giai đoạn
Trong 3 tháng đầu ốm nghén và thay đổi nội tiết tố sẽ khiến mẹ mệt mỏi nhiều nhất. Tuy nhiên chị em phải lưu ý để vượt qua các triệu chứng mang thai và chăm sóc cả hai mẹ con nhé. Hãy ăn bất cứ khi nào có thể, chia nhỏ bữa, không được để bản thân đói bụng. Uống nhiều nước, tập luyện nhẹ, ngủ đủ giấc và tránh các hoạt động gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa không quá nặng vì đây là giai đoạn ổn định nhất. Nhưng đây cũng là giai đoạn chìa khóa để con phát triển. Mẹ hãy duy trì việc nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ. Lên thực đơn dinh dưỡng cụ thể cho mỗi tuần. Làm các xét nghiệm cần thiết để biết mình cần bổ sung những gì cho con phát triển tốt. Nhớ uống nhiều nước, ăn rau xanh, tăng canxi và sắt trong bữa ăn.
Trong 3 tháng cuối mẹ cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề luyện tập. Những tháng này thai đã lớn, mẹ dễ bị đau nhức và sưng phù do áp lực từ thai. Hãy tập luyện thường xuyên, massage, học thả lỏng bản thân và chia sẻ áp lực với gia đình. Bên cạnh đó nên nhớ thăm khám siêu âm thai theo lịch 3 tháng cuối.
Gần cuối thai kỳ mẹ bầu nên thăm khám, siêu âm theo lịch hàng tuần
Những dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai nên đi khám bệnh viện
Hầu hết các dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai đều lành tính. Nhưng nếu gặp các triệu chứng sau mẹ cần tới bệnh viện thăm khám ngay nhé.
– Đau đầu, mờ mắt kèm đau vùng dưới sườn phải. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật chứ không phải mệt mỏi thông thường nên mẹ cần nhập viện ngay.
– Mệt mỏi kéo dài kèm ra máu âm đạo.
– Khó thở, tức ngực, thai cử động yếu.
– Khó thở kéo dài, hơi thở rối loạn, thở dốc và khó nhọc kéo dài.
– Căng thẳng quá mức.
– Nôn kèm sốt và đau bụng.
Hoặc thăm khám ngay khi bạn cảm thấy mình có dấu hiệu mệt mỏi bất thường. Biện pháp tốt nhất để tránh những biến chứng là hãy khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai.
Bệnh viện Quân dân 102 – Địa chỉ thăm khám thai uy tín cho mẹ bầu
Nằm trong TOP 3 bệnh viện có dịch vụ thai sản tốt nhất Hà Nội, Bệnh viện Quân dân 102 là địa chỉ thăm khám thai an toàn và uy tín cho các chị em.
Bệnh viện có các gói thai sản được chia theo các tuần thai để các mẹ lựa chọn. Với mỗi gói thai sản và sinh con trọn gói tại Quân dân 102, mẹ bầu sẽ được thăm khám định kỳ theo lịch, siêu âm thai đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Đặc biệt, với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm cùng máy móc hiện đại, mẹ bầu sẽ được chăm sóc sức khỏe thai sản toàn diện và chu đáo nhất. Đặc biệt, tổng đài của Quân dân 102 luôn sẵn sàng tư vấn bất cứ khi nào các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi mang thai hoặc gặp phải các bất thường trong thai kỳ. Mọi thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp cụ thể.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Quân dân 102 để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/