בלוגים בלוגים

חזרה

Viêm Khớp Sụn Sườn Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Viêm khớp sụn sườn hay còn gọi là viêm sụn sườn là tình trạng đau nhức và căng tức ở vùng xương trước ngực. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khi triệu chứng viêm đau ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần thăm khám.

Viêm khớp sụn sườn là gì?
Viêm khớp sụn sườn là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, thanh thiếu niên

Viêm khớp sụn sườn là gì?

Theo các chuyên gia khoa xương khớp, xương sườn được kết nối với xương ức bằng mô cứng gọi là sụn. Nhiệm vụ chính của lớp sụn bảo vệ này là thực hiện chức năng co giãn, giúp các khớp xương lồng ngực nới lỏng mỗi khi hít thở không khí. Trong trường hợp sụn viêm (viêm diễn ra tại khớp sụn sườn hoặc khớp ức sườn), người bệnh thường gặp phải tình trang đau nhức mỗi khi cử động hoặc hít thở.

Theo các chuyên gia, hầu hết vấn đề đau nhức này thường là tạm thời. Triệu chứng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi sau đó vài tuần. Tuy nhiên, điều đáng báo động là cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu triệu chứng đau ngực có liên quan đến đau tim. Hoặc đau có thể lan rộng xuống chân và tay, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.

Trong một số trường hợp phức tạp, viêm khớp sụn sườn có thể liên quan đến hai hội chứng bệnh sau đây:

  • Hội chứng Tietze: Hội chứng này có nét tương tự bệnh viêm khớp sụn sườn. Tuy nhiên, theo một số bác sĩ, đây là hai tình trạng bệnh riêng biệt, không giống nhau. Hội chứng Tietze có một vài triệu chứng bệnh tương tự viêm sụn sườn như đau ở vùng ngực do viêm. Thế nhưng, điểm khác biệt giữa hai bệnh lý này là hội chứng thường có khuynh hướng gây sưng đau ở khớp ức sườn, sụn sườn và ức đòn, còn viêm sụn sườn chỉ gây đau. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở thanh thiếu niên và thanh niên. Tần suất đau xảy ra ở nam và nữ bằng nhau.
  • Bệnh Bornholm: Cũng có triệu chứng bệnh tương tự viêm sụn sườn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau nhức cơ và ngực không do viêm mà là do nhiễm siêu vi rút coxsackie B hoặc echovirus và coxsackie A.

Mặc dù viêm sụn sườn, Bornholm và Tietze có nét tương tự nhau nhưng lại là ba bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh cần phân biệt chính xác để có biện pháp điều trị đúng bệnh, giúp giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cản trở chất lượng sống.

Nguyên nhân gây viêm khớp sụn sườn

Viêm sụn sườn thường không rõ nguyên nhân. Thế nhưng, trong một số trường hợp viêm xảy ra cũng có thể do các yếu tố tác động sau đây:

  • Chấn thương: Thông thường chấn thương ở ngực do tai nạn xe hoặc do ngã là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh 
  • Do nhiễm trùng khớp: Vi rút, vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh giang mai, lao hoặc bệnh aspergillosis nếu không được điều trị dứt điểm có thể tấn công xương khớp và gây nhiễm trùng khớp. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sụn sườn
  • Bệnh viêm khớp: Theo một số nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm khớp chi phí có thể liên quan đến các bệnh lý viêm khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp,…
  • Do căng thẳng về thể chất: Tập thể dục quá sức, thường xuyên nâng vác vật nặng hoặc ho cũng là nguyên nhân gây viêm sụn sườn
  • Do khối u: Sự hình thành khối u do ung thư hoặc không ung thư cũng có thể gây viêm sụn sườn. Một số bệnh lý ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như ung thư vú, phổi hoặc tuyến giáp,..
Nguyên nhân gây viêm sụn sườn
Viêm khớp sụn sườn xảy ra có thể là do bệnh lý xương khớp gây nên, trong đó có bệnh viêm cột sống dính khớp

Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm khớp sụn sườn?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm sụn sườn có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh thường có khuynh hướng hình thành nhiều ở thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, viêm sụn sườn cũng thường gặp ở phụ nữ và người có độ tuổi trên 40. Ngoài những trường hợp này, bệnh cũng có thể xảy ra ở những đối tượng sau:

  • Người có bộ ngực lớn
  • Người thường tham gia các hoạt động có tác động ngực cao
  • Bệnh nhân bị dị ứng và thường xuyên tiếp xúc với chất kích thích

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh viêm sụn sườn thường tập trung ở những đối tượng mắc các bệnh lý xương khớp sau:

  • Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp
  • Người mắc bệnh viêm cột sống dính khớp
  • bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng hay còn gọi là hội chứng Reiter

Triệu chứng viêm khớp sụn sườn

Viêm sụn sườn là bệnh lý tương đối thường gặp. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng đau nhức hoặc căng tức ở ngực, đặc biệt phía trước thành ngực. Hầu hết người bệnh thường có cảm giác đau nhói như dao đâm ở ngực. Đau viêm sụn sườn thường gặp ở vị trí xương sườn thứ 4, 5 và 6. 

Thông thường, đau thường có dấu hiệu thuyên giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi, thở nhẹ hoặc thay đổi tư thế. Tuy nhiên, cơn đau tăng dần lên khi người bệnh cử động, hít thở sâu hoặc gắng sức. Ban đầu đau chỉ khu trú ở một vùng nhỏ nhưng về sau có thể lan rộng xuống tay và chân.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Người bệnh nên tìm kiếm sự chăm sóc từ bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Có cảm giác như tim đập quá nhanh hoặc đập không đều
  • Khó thở
  • Chóng mặt, có cảm giác lâng lâng
  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Ho ra đờm hoặc máu cò màu sẫm
  • Đau trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, đồng thời đau không thể giảm bớt sau khi dùng thuốc

Ngoài các triệu chứng này, nếu đau ở ngực lan tỏa xuống cổ, vai và lưng, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức.

Viêm khớp sụn sườn có nguy hiểm không?

Viêm sụn sườn là bệnh lý không nguy hiểm. Tình trạng đau có thể kéo dài từ 6 – 8 tuần hoặc vài tháng rồi tự biến mất. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đau không tự khỏi với mức độ đau ngày càng tăng cao, bệnh nhân cần điều trị y khoa. Bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh chuyển từ cấp sang mạn tính, tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng sống.

Viêm khớp sụn sườn có nguy hiểm không
Viêm khớp sụn sường tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh kèm theo triệu chứng đau tức, khó thở,… bệnh nhân cần can thiệp từ y tế

Chẩn đoán viêm khớp sụn sườn

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất của bệnh nhân bằng cách ấn vào dọc theo vùng xương ức, lồng xương sườn hoặc cánh tay nhằm phát hiện vị trí sưng và đau. Tuy nhiên, cơn đau viên khớp sụn sườn có thể giống với cơn đau liên quan đến bệnh phổi, tim, bệnh về đường tiêu hóa hoặc các bệnh xương khớp khác. Do đó, để có kết quả chẩn đoán chính xác, nhân viên y tế thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm như:

  • Điện tâm đồ
  • Chụp X – quang, CT
  • Chụp cộng hưởng từ MRI

Điều trị bệnh viêm khớp sụn sườn

Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm sụn sườn thường sẽ tự biến mất sau đó vài tuần. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng khó chịu và đau nhức khi bệnh xảy ra, bệnh nhân có thể tập trung giảm đau bằng các biện pháp chữa trị dưới đây:

Dùng thuốc tây chữa viêm khớp sụn sườn

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thuốc có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa viêm phát triển. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và thận. Do đó, để giảm thiểu phản ứng phụ không mong muốn, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn in trên bao bì hoặc chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid không kê đơn như naproxen natri (Aleve) và ibuprofen (Motrin IB)
  • Thuốc chống trầm cảm: Thường sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline. Loại thuốc này có tác dụng kiểm soát cơn đau nhức mạn tính. Tuy nhiên, không quá lạm dùng vì thuốc có thể gây tỉnh táo vào ban đêm. Đối với bệnh nhân khó ngủ nên cân nhắc kỹ trước khi dùng
  • Thuốc chống động kinh (thuốc chống co giật): Thuốc có tác dụng kiểm soát cơn đau mạn tính. Thế nhưng, thuốc gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khỏe người dùng. Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc động kinh thường dùng như gabapentin, oxcarbazepin hoặc lamotrigin,…
  • Thuốc gây nghiện (chứa codeine): Thuốc thuộc nhóm opioid. Thuốc có tác dụng đến hệ thần kinh, giúp làm giảm đau. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng gây nghiện. Do đó, không nên sử dụng trong thời gian dài với liều lượng cao. Một số loại thuốc chứa codeine thường được sử dụng như oxycodone/acetaminophen (Tylox, Percocet hoặc Roxicet) và hydrocodone/acetaminophen (Vicodin hoặc Norco) 
Thuốc điều trị bệnh viêm khớp sụn ở xương sườn
Điều trị viêm sụn sườn bằng thuốc hoặc các biện pháp vật lý trị liệu

Biện pháp giảm đau viêm khớp sụn sườn không dùng thuốc

Một số phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng đau không sử dụng thuốc có thể bao gồm:

  • Kích thích thần kinh (TENS): Là một trong những biện pháp vật lý trị liệu kích thích dây thần kinh xuyên da, giúp giảm nhanh đau. Nhân viên y tế sẽ sử dụng một miếng dán có chứa dòng điện dính trên khu vực đau. Dòng điện sẽ làm giảm đoạn hoặc che dấu tín hiệu gây đau. Từ đó não bộ sẽ không nhận được thông tin đau, giúp người bệnh không cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực.
  • Sử dụng miếng dán nhiệt giảm đau: Miến dán nhiệt hoạt động bằng cách phản ứng oxy hóa kim loại để sinh ra nhiệt, giúp làm ấm cơ thể. Đồng thời giúp máu lưu thông, giúp giảm đau nhức

Ngoài các biện pháp này, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu sau đây để cải thiện bệnh:

  • Châm cứu
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng
  • Tránh tham gia hoặc thực hiện các hoạt động thể thao

Tiêm lượng viêm khớp sụn sườn

Trong trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát 6 – 8 tuần, bệnh nhân có thể thực hiện tiêm lượng viêm sụn sườn để kiểm soát và khắc phục bệnh. Theo một số thống kê, trong hầu hết trường hợp áp dụng biện pháp này đều có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 tháng trị liệu. Tuy nhiên, ở một số đối tượng bệnh kéo dài, biện pháp này thường không hiệu quả, viêm đau có thể tái phát trở lại.

Cách dự phòng viêm khớp sụn sườn

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các gợi ý sau đây để thúc đẩy tốc độ phục hồi bệnh, đồng thời ngăn bệnh tái phát và chuyển nặng.

  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng ngực mỗi khi thời tiết thay đổi
  • Ngồi thẳng lưng, tránh tư thế sinh hoạt xấu
  • Không nên nằm ngủ sấp
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, bao gồm vitamin và khoáng chất, nhất là canxi và vitamin D
  • Tránh sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất béo không no hoặc cồn, chất kích thích,…
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ

Viêm khớp sụn sườn thường có triệu chứng tương tự bệnh lý đường hô hấp, tim hoặc phổi. Do đó, để tránh tình trạng nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và điều trị, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra biện pháp trị liệu phù hợp.

→ Có thể bạn quan tâm:

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/viem-tai-giua-thanh-dich/

https://drbacsi.com/chua-mat-ngu-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/chich-ngua-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-thai-duoc/

https://drbacsi.com/chua-gai-cot-song-bang-dong-y/

https://drbacsi.com/benh-xo-gan-u-mat-nguyen-phat/

https://drbacsi.com/viem-loet-bo-cong-nho-da-day/

https://drbacsi.com/viem-da-day-dang-not/

https://drbacsi.com/benh-gout-co-nen-an-thit-bo-khong/

https://drbacsi.com/dau-da-day-nen-lam-gi/

https://drbacsi.com/viem-than-be-than-man-tinh/

Comments
אין תגובות עדיין. היה הראשון