בלוגים בלוגים

חזרה

Rau Đắng Biển Và Những Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Ít Ai Biết

Rau đắng biển được sử dụng lâu đời ở Việt Nam, Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới với vai trò làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Dược liệu có tác dụng chữa tiêu chảy, giảm đau do viêm khớp và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, thảo dược còn có công dụng hỗ trợ và cải thiện khả năng nhận thức ở người cao tuổi, giảm tai biến mạch máu não.

Rau đắng biển
Rau đắng biển được các nhà nghiên cứu ứng dụng vào chữa bệnh

Tên gọi khác: Sam đắng, sam trắng hoặc cây ruột gà

Tên khoa học: Bacopa monnieri

Họ: Mã đề (Plantaginaceae)

Đặc điểm thực vật của rau đắng biển

Rau đắng biển là thực vật thân bò sống lâu năm. Cây có chiều cao khoảng 10 – 20 cm với toàn thân cây nhẵn, không có lông. Lá cây mọng nước, có kích thước nhỏ, hình bầu dục thuôn dài có chiều rộng 0.5 – 0.7 cm và chiều dài 2 – 3 cm. Lá cây không có cuống. Lá khi nghiền nát có mùi và vị đặc trưng. Hoa rau đắng biển nhỏ với cánh hoa mỏng, có màu trắng, tím nhạt hoặc xanh. Hoa dược liệu thường nở vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10.

Phân bố và môi trường sống của rau đắng biển

Rau đắng biển là loài thực vật có hoa ưa sống ở môi trường ẩm ướt. Do đó, thảo dược phát triển tốt ở các con suối nhỏ, kênh mương, đầm lầy, bãi cát hoặc vùng cửa sông ven biển. Dược liệu được tìm thấy nhiều ở khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, đặc biệt là ở các nước thuộc khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ,Napal, Malaysia … Thảo dược không sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ôn đới nhưng chúng được tìm thấy và nhân giống rộng rãi ở vùng Vịnh Mexico và miền Nam Hoa Kỳ. 

Ở Việt Nam, rau đắng biến phân bố trải rộng từ Bắc vào Nam. Thảo dược mọc nhiều ở nơi có nhiều ánh sáng, đất pha cát ẩm. Dược liệu tập trung nhiều ở các tỉnh thành như:

  • Đồng Nai
  • Cần Giờ
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khánh Hòa
  • Bình Định
  • Hà Nam
  • Huế
  • Vĩnh Long
  • Ninh Thuận
  • Cần Thơ
  • Đồng Tháp
  • Tây Ninh
  • Quảng Nam
  • Quảng Ninh
  • Hải Phòng
  • Hà Nội 
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận

Thành phần hóa học của rau đắng biển

Một vài nghiên cứu khoa học cho biết, dược liệu chứa các thành phần hóa học chính sau:

  • β-Sitosterol
  • Herpestin
  • Bacoside B
  • β3-Chloroplatinate
  • Acid Betulic
  • D-Mannitol
  • β1- Oxalat
  • Stigmastarol
  • Bacoside A
  • Sterol
  • Brahmin
Hình ảnh rau đắng biển
Rau đắng biển chứa nhiều thành phần hóa học có lợi đối với sức khỏe

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản của rau đắng biển

  • Bộ phận dùng: Toàn thân cây rau đắng biển đều dùng để làm thuốc 
  • Thu hái: Thảo dược được thu hái quanh năm
  • Chế biến: Rau đắng biển được dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Khi dùng tươi, rau được rửa sạch và sử dụng theo mục đích cần dùng. Đối với dạng khô, rau sau khi thua hoạch đem rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô. Cuối cùng đem nghiền nát thành bột. Bột dược liệu có màu vàng nâu, vị đắng và có mùi thơm.
  • Bảo quản: Thảo dược tươi được bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát. Đối với dược liệu khô hoặc bột cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp hay túi ni lông cột kín miệng, đặt ở nơi khô thoáng, tránh nước và ánh nắng mặt trời.

Tính vị và quy kinh của rau đắng biển

  • Tính vị: Vị đắng và tính mát
  • Quy kinh: Tỳ, Tâm, Thần Kinh, Can

Tác dụng dược lý của rau đắng biển

Theo các nhà khoa học, dược liệu có những tác dụng chính sau:

  • Tác dụng đối với hệ thần kinh: Một vài nghiên cứu về dược chất thảo dược cho hay, 2 Triterpensaponin tồn tại trong rau đắng biển là Bacoside B và Bacoside A có tác dụng hữu ích trong việc sửa chữa tế bào thần kinh bị thoái. Hai thành phần này giúp tăng cường tổng hợp tế bào thần kinh và tăng hoạt động của Kinase. Do đó, chúng giúp tăng dẫn truyền xung động và phục hồi hoạt động của Synaptics.
  • Tác dụng trên huyết áp: Hoạt chất Alkaloid brahmin chứa trong dược liệu có tác dụng đối với huyết áp. Các nhà khoa học sử dụng chiết xuất hoạt chất này từ rau đắng biển với liều 0.5 mg/kg trên cơ thể mèo, kết quả cho thấy chúng có tác dụng giúp hạ huyết áp. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành thử nghiệm dùng liều nhỏ Alkaloid brahmin ở mèo. Sau khi sử dụng, các nhà khoa học nhận thấy hoạt chất có tác dụng co mạch và kích thích cơ tim, làm tăng huyết áp nhẹ
  • Tác dụng đối với hệ hô hấp: Hoạt chất brahmin tìm thấy trong dược liệu có tác dụng kích thích hệ hô hấp khi sử dụng với liều lượng nhỏ
  • Tác dụng phòng chống ung thư: Theo các nghiên cứu hoạt chất chiết xuất từ rau đắng biển có tác dụng ức chế và ngăn chặn tế bào gây ung thư – Walker carcinosarcoma 256 phát triển
  • Tác dụng chống oxy hóa: Các Enzyme Glutathion peroxidase (GPX), Superoxide dismutase (SOD) và Catalase (CAT) tìm thấy trong rau đắng biển có tác dụng chống oxy hóa cao hơn Deprenyl. Vì vậy, trong khi Deprenyl tác động giới hạn ở não bộ thì các hoạt chất của dược liệu có thể ảnh hưởng trên toàn não bộ
  • Tác dụng an thần và giải tỏa căng thẳng, lo âu: Nhờ chứa 25% Bacoside A, dược liệu đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng an thần tương đương thuốc Lorazepam và Benzodiazepam
Dược liệu sam trắng
Rau đắng biển khô có tác dụng dự phòng ung thư

Tác dụng chữa bệnh của rau đắng biển

Dược liệu giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe sau đây:

  • Tăng cường nhận thức
  • Chữa rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
  • Hỗ trợ cải thiện bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
  • Nâng cao sự tập trung trong học tập
  • Chống stress do căng thẳng
  • Chữa bệnh hen suyễn
  • Hỗ trợ cải thiện chức năng của phổi
  • Làm thực phẩm chức năng giúp tim khỏe mạnh
  • Điều trị bệnh tiêu chảy
  • Giúp giảm đau do viêm khớp
  • Chữa sốt và viêm phế quản
  • Tăng cường thể lực và hệ thống miễn dịch của cơ thể
  • Dự phòng bệnh ung thư
  • Tăng cường chức năng tình dục ở cả nữ giới và nam giới
  • Chữa thiểu năng tuần hoàn hoặc tai biến mạch máu não ở người già

Tác dụng độc tính của rau đắng biển

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rau đắng biển có chứa thành phần Brahmin. Hoạt chất này có độc tính cao, có thể giết chết một con ếch trong vòng 10 phút với liều lượng 5 mg/kg trọng lượng. Ngoài ra, Brahmin cũng có thể giết chết chuột lang hay chuột cống trắng trong vòng 24 giờ khi sử dụng ở liều 25 mg/ kg thể trọng. Do đó, khi sử dụng thảo dược nên tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.

Tác dụng phụ của rau đắng biển

Trong quá trình sử dụng, dược liệu có thể gây nên những phản ứng phụ không mong muốn sau đây:

  • Gây buồn nôn hoặc nôn
  • Co thắt và đau ở dạ dày
  • Tăng cảm giác thèm ngủ
  • Tiêu chảy
  • Khô miệng hoặc mệt mỏi

Ngoài các triệu chứng trên, rau đắng biển còn gây ra một vài tác dụng phụ khác như dị ứng gây đỏ, nổi phát ban hoặc ngứa khi dược liệu tiếp xúc trực tiếp với da. Bên cạnh các biểu hiện này, ở một số đối tượng còn gặp các phản ứng phụ khác, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, khi sử dụng dược liệu nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các bạn nên ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Cách dùng và liều lượng sử dụng rau đắng biển

  • Cách dùng: Dược liệu được dùng dưới hình thức sắc thuốc uống, ăn sống, đắp ngoài da,  pha trà bằng thảo dược khô hoặc bằng bột dược liệu. Ngoài ra, có thể dùng thảo dược ngâm rượu chữa bệnh.
  • Liều dùng: Liều dùng thảo dược ở mỗi đối tượng là khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý cũng như độ tuổi. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng. Cụ thể, liều dùng khuyến cáo đối với dạng chiết xuất từ rau đắng biển là 300 mg mỗi ngày. Thời gian dùng 12 ngày. Còn đối với thuốc sắc là 6 – 12 gram và trà là 1 – 2 muỗng bột thảo dược. Ở dạng thuốc đắp ngoài da, có thể sử dụng với liều lượng tùy ý. 

Trà thảo dược sam đắng
Trà rau đắng biển giúp tăng cường nhận thức ở người cao tuổi

Bài thuốc chữa bệnh từ rau đắng biển

Chữa viêm bàng quang, tiểu buốt và viêm đường tiểu tiện

Dùng 10 gram rau đắng biển khô, 8 gram xa tiền thảo, 5 gram mộc thông, 10 gram hoạt thạch. Tất cả đem rửa sạch và sắc với 3 bát nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 1 bát, chia ra uống 3 lần trong ngày.

Trị đau nhức xương khớp

Dùng 0.5 rau đắng biển khô đem ngâm với 3 – 5 lít rượu gạo có độ cồn 40. Sau khi ngâm 1 tháng có thể dùng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 ly nhỏ sau khi ăn.

Giải độc và thanh lọc gan

Sử dụng 12 gram rau đắng phơi khô sắc chung với 3 gram cam thảo, 8 gram cỏ mực, nhân trần và dành dành mỗi vị 5 gram cộng với cây cỏ xước, rễ tranh, khổ qua, ké đầu ngựa, muỗng trâu, rau má và sài đất, mỗi vị 6 gram.

Chữa rôm sảy ở trẻ em

Hái một nắm lá rau đắng biển đem rửa sạch và nấu với 1 lít nước. Sử dụng nước này tắm cho trẻ. Để tăng tính hiệu quả có thể dùng phần bã massage nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần hoặc đều đặn mỗi ngày, giúp giảm ngứa và cải thiện bệnh.

Một số câu hỏi khi sử dụng rau đắng biển

Những đối tượng nào không nên dùng rau đắng biển?

Dược liệu chống chỉ định dùng theo đường uống ở những trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi 
  • Phụ nữ đang mang thai, mẹ cho con bú (dược liệu có thể gây xuất huyết tử ở tử cung hoặc sẩy thai)
  • Bệnh nhân bị bệnh tim
  • Người mắc các bệnh liên quan đến phổi như khí phế thũng
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường
  • Người bị tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc rối loạn tuyến giáp
  • Bệnh nhân đang nhổ răng hoặc phẫu thuật

Rau đắng biển tương tác với thuốc gì?

Không nên sử dụng thảo dược khi dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chẹn canxi

Mặc dù có tác dụng tốt trong điều trị bệnh nhưng rau đắng biển có chứa độc tính cao. Vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng thảo dược khi được bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn đề nghị.

→ Có thể bạn quan tâm:

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/viem-tai-giua-thanh-dich/

https://drbacsi.com/chua-mat-ngu-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/chich-ngua-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-thai-duoc/

https://drbacsi.com/chua-gai-cot-song-bang-dong-y/

https://drbacsi.com/benh-xo-gan-u-mat-nguyen-phat/

https://drbacsi.com/viem-loet-bo-cong-nho-da-day/

https://drbacsi.com/viem-da-day-dang-not/

https://drbacsi.com/benh-gout-co-nen-an-thit-bo-khong/

https://drbacsi.com/dau-da-day-nen-lam-gi/

https://drbacsi.com/viem-than-be-than-man-tinh/

Comments
אין תגובות עדיין. היה הראשון