Blogok Blogok

Vissza

7 nguyên nhân hàng đầu của chứng mất ngủ


Mất ngủ đặc biệt là mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi và dễ dẫn đến các bệnh lý khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 7 nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất ngủ của bạn tại đây.

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là khi họ ngủ không đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày, cơ thể sẽ trở nên bồn chồn, mệt mỏi và thiếu sức sống, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả làm việc trong ngày.

Trung bình thời gian ngủ của một người bình thường là từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Một giấc ngủ chất lượng là khi nó đáp ứng được các yêu cầu cơ bản: đủ giờ, ngủ đủ sâu, cảm thấy tỉnh táo, khỏe khoắn khi tỉnh dậy…

7 nguyên nhân hàng đầu của chứng mất ngủ

1. Stress và lo lắng quá nhiều

7-nguyen-nhan-hang-dau-cua-chung-mat-ngu-1

Theo Sleep Foundation, những mối bận tâm hằng ngày của chúng ta về công việc, gia đình, trường học sẽ khiến não bộ hoạt động cả khi về đêm, làm bạn rơi vào trạng thái khó ngủ.

Những rối loạn tâm lý xảy ra sau chấn thương và những chuyện đau buồn chúng ta phải trải qua cũng khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi và rơi vào trạng thái mất ngủ.

2. Do tuổi tác

Chu kỳ thức ngủ của mỗi người sẽ thay đổi cùng với tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn trung niên, tiền mãn kinh tâm sinh lý của con người sẽ thay đổi nên thời gian dành cho giấc ngủ vì vậy cũng ít đi. Dấu hiệu mất ngủ phổ biến thường thấy trong giai đoạn này là trằn trọc khó ngủ về đêm, ngủ muộn dậy sớm…

3. Do tác động động ngoại cảnh

7-nguyen-nhan-hang-dau-cua-chung-mat-ngu

Phòng ngủ có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn xung quanh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Thủ phạm trong những trường hợp này có thể là tiếng động từ các công trường đang thi công, tiếng xe cộ hoặc ánh đèn phía bên ngoài hắc vào phòng ngủ hay những tiếng ồn ào từ “ông bạn” hàng xóm gần bên.

4. Ăn nhiều thực phẩm có chứa protein

Mặc dù chế độ ăn  giàu protein rất tốt cho tim mạch, tuy nhiên phải cần rất nhiều năng lượng và thời gian để tiêu hóa hết chúng. Nếu bạn thường có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào buổi tối trước khi ngủ thì hãy thay đổi nó ngay.

5. Do thay đổi môi trường sống hoặc lịch làm việc đột ngột

Các chuyến công tác hay du lịch qua lại giữa hai nước có múi giờ chênh lệch hơn 7 tiếng sẽ làm rối loạn nhịp điệu sinh học của cơ thể, giấc ngủ vì vậy mà cũng bị ảnh hưởng.

6. Tiêu thụ quá nhiều caffein

7-nguyen-nhan-hang-dau-cua-chung-mat-ngu-3

Theo Prevention, hệ tiêu hóa của chúng ta phải cần từ 45 phút đến 1 tiếng để tiêu thụ hết lượng caffein hấp thu vào cơ thể, sau đó lượng caffein sẽ lưu lại trong cơ thể thêm khoảng vài giời. Đó là lý do tại sao khi uống các chế phẩm từ caffein mọi người sẽ cảm thấy hưng phấn hơn .

Vì vậy, để tránh bị mất ngủ về đêm bạn nên hạn chế uống cafe vào buổi chiều tối.

7. Do các bệnh lý khác gây ra

Các bệnh lý về hen suyễn, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, trào ngược dạ dày, đau thắt lưng, viêm xoang hay viêm mũi dị ứng… là những nguyên nhân tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của một người.

Ngừng thở trong lúc ngủ cũng là một rối loạn ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Khí quản bị che mất một phần hoặc toàn bộ làm nồng độ oxy giảm và hơi thở tạm dừng, việc này sẽ khiến bạn liên tục thức giấc giữa đêm và không có một giấc ngủ sâu trọn vẹn.

Điều trị

Các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ ngày nay tuy mang lại hiệu quả lâu dài nhưng lại mất rất nhiều thời gian để điều trị. Vì vậy, nếu không phải bạn mắc chứng mất ngủ kinh niên mà chỉ là những cơn mất ngủ tạm thời thì nên điều trị các triệu chứng của bệnh kết hợp với điều trị nguyên nhân gây bệnh mà thôi.

Nguyên tắc vào trong điều trị chứng mất ngủ:

  • Loại bỏ các yếu tố chủ quan gây ra chứng mất ngủ.
  • “Vệ sinh” giấc ngủ.
  • Điều trị với thuốc.
  • Điều trị bằng các biện pháp thư giãn tâm lý (thiền định).

Điều trị mất ngủ:

-Loại bỏ những yếu tố chủ quan như: điều kiện nhiệt độ trong phòng ngủ (quá nóng hoặc quá lạnh), ăn quá nhiều vào buổi tối, căng thẳng, stress trong công việc hay cuộc sống, đi công tác hoặc du lịch ở những nơi có sự thay đổi lớn về múi giờ…

-“Vệ sinh” giấc ngủ: ở đây có nghĩa là giữ chăn màn sạch sẽ, giường ngủ đặt nơi thông thoáng, mát mẻ, và mang một tâm lý thoải mái để đi vào giấc ngủ…

-Điều trị bằng thuốc: các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepine thường được các bác sĩ chuyên khoa dùng trong điều trị giấc ngủ. Các thuốc trị mất ngủ khác không thuộc nhóm benzodiazepine thường là những thuốc mới nên dễ mua và không cần kê toa.

-Thư giãn tâm lý: quy tắc vàng để thư giản tâm lý là không đọc hoặc xem bất kỳ (sách, báo, phim ảnh..) trước khi bước vào giấc ngủ 1 tiếng. Thực hiện động tác ngồi thiền ngay trên giường nếu sau khoảng 10-15p hút mà vẫn chưa ngủ được. Đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng ở người bình thường.

Để chữa bệnh mất ngủ nhanh nhất phụ thuộc khá nhiều vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Vì nên, hãy cố gắng xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và duy trì sức khỏe cho bản thân mình bạn nhé.


Nguồn nội dung: https://www.camnangsuckhoe365.com/7-nguyen-nhan-hang-dau-cua-chung-mat-ngu.html
Trang chủ: https://www.camnangsuckhoe365.com/
Hozzászólások
Még nincsenek hozzászólások. Légy első!