Blogok Blogok

Vissza

Nứt kẽ hậu môn – Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Nứt kẽ hậu môn hay còn gọi là nứt hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn dẫn đến tình trạng đau nhức hoặc chảy máu khi đại tiện. Vết nứt ở hậu môn thường không gây nghiêm trọng. Trong hầu hết mọi trường hợp vết rách sẽ tự lành trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, khi vết rách ăn sâu và kéo dài hơn tám tuần, người bệnh nên cẩn thận. Bởi bệnh đã chuyển sang mãn tính, gây khó khăn trong điều trị.

Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn – Bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng rò hậu môn nguy hiểm

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng vết rách nhỏ xuất hiện ở niêm mạc hậu môn. Bệnh thường xuất hiện với tình trạng đau nhức dữ dội hoặc chảy máu đỏ tươi trong và sau khi đại tiện. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể do co thắt cơ vòng ở cuối hậu môn gây ra.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý xảy ra phổ biến ở trẻ em nhưng đôi khi bệnh cũng xuất hiện nhiều ở người lớn. Các vết nứt do bệnh gây nên thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng khó chịu và đau nhức ở hậu môn bằng cách tăng cường chất xơ hoặc sử sử dụng một số loại thuốc giảm đau tại chỗ. 

Tuy nhiên, trong trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng không thể cải thiện bằng các biện pháp này, bệnh cần cần tiến hành phẫu thuật. Hoặc bác sĩ có thể chỉ định biện pháp chữa trị khác để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và gây biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Tiêu chảy mãn tính hoặc táo bón lâu ngày: Tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên làm tăng nguy cơ rách ở hậu môn
  • Chấn thương hậu môn: Chủ yếu là do đại tiện phân có kích thước lớn hoặc cứng. Ngoài ra, chấn thương xảy ra cũng có thể là sau khi mổ trĩ, mổ hẹp hậu môn hoặc cũng có thể là do sinh con theo cách sinh thường gây chấn thương ống hậu môn
  • Loét thiếu máu: Là hiện tượng thiếu máu tại chỗ khiến vết loét không liền
  • Viêm xơ cơ thắt trong: Nguyên nhân chủ yếu là do khối cơ thắt hậu môn phì đại khiến các xơ cơ thắt trong co thắt mạnh dẫn đến vết loét rách ở niêm mạc hậu môn
  • Bệnh trĩ: Búi trĩ bị co kéo hoặc sa ra ngoài khi đại tiện cũng là nguyên nhân làm tổn thương ống hậu môn dẫn đến sự hình thành các vết nứt
  • Giao hợp qua đường hậu môn: Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn làm tăng nguy cơ hình thành các vết rách ở niêm mạc hậu môn

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, bệnh hình thành cũng có thể do các yếu tố bệnh lý dưới đây:

  • Bệnh ung thư hậu môn
  • Bệnh viêm ruột
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh lao
  • Bệnh giang mai hoặc HIV

Ai có nguy cơ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn?

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường gặp ở trẻ em. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể xuất hiện ở người lớn tuổi với nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do giảm lưu lượng máu ở vùng hậu môn và trực tràng. Ngoài ra, phụ nữ sinh con bằng cách sinh thường thường có nguy cơ mắc bệnh nứt hậu môn cao hơn chị em sinh mổ.

Mặt khác, người mắc bệnh viêm ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn khả năng mắc bệnh nứt hậu môn thường cao hơn các đối tượng khác. Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh táo bón hoặc thường xuyên đi tiêu phân cứng nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn
Đối tượng bị táo bón thường có nguy cơ cao mắc bệnh nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Đau hậu môn: Người bệnh thường có cảm giác đau và bỏng rát ở hậu môn. Đau thường xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện. Do đó, chúng gây ảnh hưởng đến tâm lý khiến bệnh nhân sợ đi tiêu. Thông thường, triệu chứng đau thường diễn ra 3 giai đoạn. Cụ thể, đau bắt đầu khi khối phân chuẩn bị đi qua hậu môn. Sau đó, triệu chứng đau giảm dần và hết đau sau vài phút. Cuối cùng đau tăng lên dữ dội rồi hết đau đột ngột
  • Chảy máu sau khi đi đại tiện: Bệnh nhân có thể thấy chảy máu hoặc dịch vàng sau khi đại tiện

Ngoài hai triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể nhận biết bệnh qua các biểu hiện sau:

  • Có thể nhìn thấy vết rách ở vùng da xung quanh hậu môn
  • Xuất hiện cục u nhỏ ở trên vùng da gần vết nứt kẽ hậu môn
  • Chán ăn, mất ngủ, cơ thể gầy gòm và xanh xao
  • Tinh thần mệt mỏi
  • Nóng rát hoặc ngứa ở hậu môn
  • Đái buốt hoặc đái rát do hệ tiết niệu, đặc biệt là bàng quang bị ảnh hưởng

Nứt kẽ hậu môn có gây nguy hiểm không?

Bệnh nứt kẽ hậu môn mặc dù không gây ung thư nhưng bệnh nếu để lâu và không chữa trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng sau đây:

  • Bệnh tái phát nhiều lần và gây khó khăn trong việc điều trị
  • Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phân, gây ổ áp xe giữa hai cơ thắt
  • Áp xe quanh hậu môn
  • Rò hậu môn

Chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn

Theo các chuyên gia, người bệnh có thể phát hiện bệnh nứt kẽ hậu môn dựa vào triệu chứng lâm sàng như đau khi đại tiện hoặc chảy máu đỏ tươi. Ngoài ra, để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ thường thường yêu cầu bệnh nhân khám hậu môn và thực hiện một số thủ thuật sau:

  • Khám hậu môn: Nhân viên y tế sẽ thử đưa một ngón tay vào hậu môn người bệnh. Nếu ngón tay đưa vào khó khăn, nguyên nhân là do co thắt cơ hậu môn. Có một số trường hợp, bác sĩ sẽ banh nhẹ hậu môn và yêu cầu bệnh nhân rặn nhẹ sẽ thấy ở bờ dưới xuất hiện một buổi trĩ xơ hóa hoặc da thừa. Đây là dấu hiệu báo hiệu vị trí của vết loét. Nếu quan sát kỹ có thể sẽ phân biệt được vết loét cũ và mới.
  • Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng, hậu môn bằng cách chèn ống nội soi có gắn máy ảnh nhỏ vào trực tràng. Cách làm này giúp kiểm tra toàn bột trực tràng, từ đó giúp phát hiện bệnh. Nội soi đại tràng thường áp dụng ở đối tượng bệnh trên 50 tuổi hoặc người bị ung thư ruột kết. Ngoài ra, xét nghiệm này còn được chỉ định ở bệnh nhân thường xuyên bị tiêu chảy hoặc đau bụng nghi ngờ mắc bệnh nứt hậu môn.
  • Nội soi đại tràng Sigma: Bác sĩ sẽ chèn ống nội soi vào phần dưới cùng của ống đại tràng để kiểm tra. Biện pháp chẩn đoán này thường được thử nghiệm ở bệnh nhân dưới 50 tuổi và người không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết hoặc các bệnh về đường ruột.
Chẩn đoán vết rách hậu môn
Nội soi trực tràng giúp chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Thông thường, các vết nứt ở hậu môn thường sẽ tự lành sau đó vài tuần nếu người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Việc gia tăng chất xơ và giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp với uống nhiều nước sẽ giúp làm mềm phân. Từ đó giúp khắc phục bệnh và ngăn ngừa chứng táo bón.

Bên cạnh đó, ngâm nước ấm từ 10 – 20 phút mỗi ngày cũng là cách giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở hậu môn. Bởi cách làm này giúp cơ vòng thư giãn, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tự chăm sóc vết nứt ở hậu môn tại nhà bằng cách dùng mẹo dân gian. Chẳng hạn như, người bệnh có thể dùng gel nha đam hoặc dịch chiết từ lá mồng tơi bôi lên vết nứt hậu môn. Các hoạt chất chứa từ hai nguyên liệu này có tác làm lành vết rách và hỗ trợ giảm đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng các cách trên nhưng triệu chứng bệnh không những không thuyên giảm mà còn kéo dài, người bệnh có thể sẽ cần điều trị thêm. Dưới đây là các biện pháp chữa vết nứt hậu môn theo chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc điều trị nứt hậu môn

Hầu hết trường hợp nứt hậu môn không cần phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau sau đây để cải thiện triệu chứng bệnh:

  • Thuốc mỡ nitrat: Đa phần đơn thuốc của bệnh nhân nứt hậu môn ở mức độ nhẹ và vừa đều có thuốc mỡ nitrat. Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn nhằm giúp tăng lưu lượng máu đến hậu môn và cơ thắt. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, giúp vết nứt nhanh chóng bình phục. Tuy nhiên, thuốc này cũng gây một số loại tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu và huyết áp thấp. Do đó,  khi sử dụng bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn hoặc chỉ định in trên bao bì. Ngoài ra, không nên dùng thuốc mỡ nitrat trong vòng 24h khi đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương như Viagra, Levitra hoặc Cialis,…
  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi để giảm đau và cải thiện vết nứt hậu môn. Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể tên như Nifedipine (Procardia®) hoặc Diltiazem (Cardizem®),… Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông đến hậu môn. Từ đó giúp tăng cường khả năng tái tạo và hồi phục tổn thương ở niêm mạc, giúp làm lành vết loét. 
  • Thuốc bôi bên ngoài: Bao gồm thuốc điều trị huyết áp Nitroglycerin và thuốc gây tê Lidocain hydroclorid (Xylocaine®). Các loại thuốc này hoạt động theo cơ chế làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt. Do đó, giúp giảm đau và hỗ trợ làm lành nhanh vết loét ở hậu môn. Tuy nhiên, thuốc chữa trị huyết áp Nitroglycerin có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như gây chóng mặt, hạ huyết áp hoặc nhức đầu. Vì thế, khi sử dụng, người bệnh cần theo dõi huyết áp thường xuyên, đồng thời nên thông báo cho bác sĩ điều trị nếu gặp phải phản ứng phụ.
  • Tiêm Botox: Nếu các loại thuốc điều trị tại chỗ không mang kết quả tốt, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm độc tố Botulinum loại A hay còn gọi là Botox cho bệnh nhân. Thuốc có tác dụng làm tê liệt tạm thời cơ vòng. Do đó giúp giảm đau và tăng cường chữa lành bệnh từ 60 – 80%. Thông thường, độc tố Botox vì dùng ở liều thấp nên không gây độc. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Điều trị bệnh nứt hậu môn
Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm giúp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Phẫu thuật chữa nứt kẽ hậu môn

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn được chỉ định khi các biện pháp điều trị tự chăm sóc hoặc dùng thuốc không mang lại kết quả khả quan. Biện pháp chữa trị vết nứt hậu môn bằng phẫu thuật thường giúp giảm đau, giảm áp lực và cho phép vết nứt ở hậu môn mau lành lại. Thông thường, phẫu thuật thường gây đau nhẹ nhưng triệu chứng đau thường giảm dần và vết nứt ở hậu môn thường biến mất sau khi thực hiện phẫu thuật khoảng 8 tuần.

Hiện nay, có ba phương pháp phẫu thuật nứt hậu môn được áp dụng phổ biến như:

  • Phẫu thuật nong hậu môn: Thủ thuật này có tác dụng giúp ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp bằng cách panh hậu môn. Thông thường, phẫu thuật nong hậu môn thường được thực hiện dưới hình thức gây mê nhằm giúp giảm cảm giác đau đớn ở bệnh nhân. Biện pháp điều trị này được chỉ định thực hiện khi thăn trực tràng với vết nứt hậu môn mạn tính, triệu chứng bệnh thường xuyên tái phát.
  • Phẫu thuật cắt cơ vòng hậu môn: Phẫu thuật này giúp làm giảm áp lực và sức căng lên vết rách hậu môn bằng cách rạch một vết ở cơ vòng hậu môn. Nhìn chung, vết rạch thường sẽ lành nhanh sau phẫu thuật. Tuy nhiên, thủ thuật cắt cơ vòng hậu môn này sẽ làm thay đổi chức sinh lý chung.
  • Phương pháp STARR: Thủ thuật này chỉ được chỉ định trong trường hợp người bệnh mắc bệnh hội chứng đại tràng tắc nghẽn dẫn đến rách hậu môn. Trong phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ chỉ định cắt túi sa trực tràng qua ngả hậu môn bằng STARR nhằm giúp chữa trị vết nứt hậu môn. Tuy nhiên, biện pháp điều trị thường gây viến chứng như lỗ rò, chảy máu hoặc đại tiện không kiểm soát. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ về mặt lợi và hại trước khi thực hiện phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa nứt kẽ hậu môn tái phát

Nứt kẽ hậu môn không phải lúc nào cũng có thể phòng tránh. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên ăn khoảng 25 – 30 gram chất xơ mỗi ngày. Bởi đây là cách giúp hệ nhu động ruột hoạt động tốt, giảm tình trạng đầy hơi hoặc khó tiêu. Đồng thời giúp phân mềm, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nứt kẽ hậu môn tái phát. Một số thực phẩm giàu chất xơ, bệnh nhân nên bổ sung thường xuyên như rau, trái cây hoặc ngũ cốc.
  • Uống nhiều nước: Theo các chuyên gia, chất lỏng giúp phân trở nên mềm. Do đó, giúp phân di chuyển trong đường ruột và tống xuất ra ngoài dễ dàng. Từ đó giúp giảm nguy cơ táo bón, phòng ngừa vết nứt hoặc loét ở hậu môn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng: Thường xuyên bị stress hoặc căng thẳng sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện của các vết loét. Do đó, để cải thiện và phòng tránh bệnh hiệu quả, người bệnh nên giữ tinh thần thật thoải mái bằng cách hít thở đều, tham gia các bộ môn thiền định hoặc nghe nhạc tĩnh tâm,…

Ngoài các giải pháp nêu trên, để hạn chế bệnh nứt hậu môn tái phát, người bệnh nên thường xuyên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hoặc xà phòng nhẹ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên điều trị dứt điểm bệnh tiêu chảy và táo bón. Trong trường hợp trẻ nhỏ, nên thay tã thường xuyên cho bé để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh nứt kẽ hậu môn nếu không được chữa trị kịp thời có thể trở thành các vết nứt mãn tính, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị ngay từ khi bệnh xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên.

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/viem-tai-giua-thanh-dich/

https://drbacsi.com/chua-mat-ngu-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/chich-ngua-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-thai-duoc/

https://drbacsi.com/chua-gai-cot-song-bang-dong-y/

https://drbacsi.com/benh-xo-gan-u-mat-nguyen-phat/

https://drbacsi.com/viem-loet-bo-cong-nho-da-day/

https://drbacsi.com/viem-da-day-dang-not/

https://drbacsi.com/benh-gout-co-nen-an-thit-bo-khong/

https://drbacsi.com/dau-da-day-nen-lam-gi/

https://drbacsi.com/viem-than-be-than-man-tinh/

Hozzászólások
Még nincsenek hozzászólások. Légy első!