Blogok Blogok

Vissza

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có sao không? Cách khắc phục thế nào?

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là một triệu chứng thường hay gặp ở những người bị đau dạ dày. Bị đi ngoài lỏng khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi. Để phân biệt đi ngoài lỏng do bệnh dạ dày với đi ngoài thông thường và có biện pháp chữa trị kịp thời, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Tại sao bị đau dạ dày đi ngoài lỏng?

Nhiều người thắc mắc không biết đau dạ dày có bị tiêu chảy không? Khi bị đau dạ dày mà đi ngoài nhiều là do bệnh hay do đâu. Thực tế, bị đau dạ dày kèm theo triệu chứng tiêu chảy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bị tiêu chảy do ăn phải đồ ăn gây kích ứng dạ dày
Bị tiêu chảy do ăn phải đồ ăn gây kích ứng dạ dày

Một số tác nhân chính gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

  • Ruột bị kích thích (hội chứng kích thích ruột): Đây là nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy kèm theo dấu hiệu bệnh dạ dày. Hội chứng kích thích ruột gây ảnh hưởng đến đại bộ phận tiêu hóa như đại tràng, tá tràng, đường ruột… Do đó, người bệnh cần chú ý đến dấu hiệu bị đau bao tử và tiêu chảy để sớm điều trị.
  • Đồ ăn không hợp vệ sinh, kích ứng với dạ dày: Người bị đau dạ dày rất nhạy cảm với những đồ ăn cay, nóng, chua, những đồ ăn lạ hoặc đồ ăn có tính hàn, đồ ôi thiu… Khi các loại thức ăn này được dung nạp vào cơ thể có thể gây kích thích các vị trí viêm loét gây đau đớn. Chúng cũng tác động lên thành dạ dày, phản ứng với dịch vị gây nên tình trạng tiêu chảy.
  • Đau dạ dày bị tiêu chảy do viêm ruột: Các bộ phận tiêu hóa có liên hệ mật thiết và tác động trực tiếp đến nhau. Khi đường ruột bị viêm vi khuẩn bám theo thức ăn xuống dạ dày tác động trực tiếp đến thành dạ dày và những vị trí viêm loét. Ngoài những cơn đau người bệnh có thể bị sốt và đi ngoài phân lỏng.
  • Bị đau dạ dày và tiêu chảy do căng thẳng, lo âu: Khi hệ thần kinh bị căng thẳng tác động đến hệ tiêu hóa, tạo áp lực cho dạ dày co bóp nhiều hơn và rối loạn hoạt động. Chưa kể đến khi stress sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, người bệnh sẽ ăn, ăn và ăn rất nhiều khiến dạ dày bị quá tải, không tiêu hóa kịp cũng có thể gây nên tiêu chảy và đau đớn.

Ngoài ra dấu hiệu đau bụng và tiêu chảy còn liên quan đến một số bệnh lý khác như viêm đại tràng, đau ruột thừa, viêm dạ dày ruột cấp… Người bệnh cần lưu ý xác định chính xác nguyên nhân trước khi điều trị để bệnh nhanh khỏi và không ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác.

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy do bệnh đau dạ dày

Tiêu chảy thường xuất hiện cùng với bệnh đau dạ dày nhưng không phải lúc nào cũng là do đau dạ dày gây ra. Một số dấu hiệu nhận biết bị tiêu chảy do đau dạ dày người bệnh có thể tham khảo:

  • Cơn đau dạ dày xuất hiện khi đói bụng đặc biệt là buổi sáng sớm kèm theo đi ngoài.
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày thường từ 3 – 5 lần kèm theo cảm giác đau bụng.
  • Phân có dạng lỏng, có mùi khó chịu nhưng không xuất hiện dịch nhầy.
  • Đau dạ dày đi ngoài nhiều kèm theo các triệu chứng đầy hơi, ợ nóng hoặc ợ chua. Đôi khi sẽ xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn.
Đau bụng tiêu chảy do đau dạ dày khiến người bệnh thường có cảm giác buồn nôn và nôn nhiều
Đau bụng tiêu chảy do đau dạ dày khiến người bệnh thường có cảm giác buồn nôn và nôn nhiều

Phân biệt đi ngoài lỏng do bị đau bao tử và rối loạn tiêu hóa

Một số dấu hiệu tiêu chảy do bị đau dạ dày khá giống với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa nên người bệnh cần phân biệt được nguyên nhân do đâu và có phương án điều trị thích hợp. Cụ thể như sau:

  • Đối với người tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có tần suất đi ngoài trên 5 lần mỗi ngày, kèm theo dịch nhầy mỗi khi đi ngoài.
  • Người bị tiêu chảy do đau dạ dày: Đi ngoài từ 3 – 5 lần/ ngày, phân lỏng nhưng không có dịch nhầy.

Đó là những dấu hiệu cơ bản để phân biệt tiêu chảy do đau dạ dày hay rối loạn tiêu hóa. Đôi khi, những triệu chứng này lại không mấy rõ ràng, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Hiện tượng đau dạ dày đi ngoài lỏng có nguy hiểm không?

Bệnh đau dạ dày kèm theo tiêu chảy có nguy hiểm không là điều nhiều người bệnh quan tâm. Đau dạ dày và tiêu chảy đều là những dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đã bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động.

Đau dạ dày bị đi ngoài ra nước nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày
Đau dạ dày bị đi ngoài ra nước nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày

Tuy thời điểm đó không quá nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Về lâu dài có thể gây nên một số biến chứng khó điều trị, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó đi ngoài nhiều có thể khiến người bệnh gặp phải một số rắc rối như:

  • Khó chịu, mệt mỏi do đi ngoài mất nước.
  • Bị suy nhược cơ thể, cân nặng sụt giảm do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém
  • Đau dạ dày tiêu chảy lâu ngày gây nên biến chứng xuất huyết dạ dày, biến chứng này khiến ổ viêm loét nặng hơn làm cho mạch máu bị vỡ và xuất huyết. Tiêu chảy kéo dài khiến đường ruột bị tổn thương, bị loét và chảy máu.
  • Bệnh nhân có thể bị mắc bệnh trĩ ngoại do đi ngoài nhiều lần gây áp lực hậu môn và trực tràng trong thời gian dài.

Đau dạ dày bị tiêu chảy sẽ làm đảo lộn sinh hoạt thường ngày kèm theo đó là những biến chứng ngoài ý muốn. Người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân để nhanh chóng điều trị dứt điểm đau dạ dày đi ngoài ra nước.

Biện pháp điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng hiệu quả

Không nên để tình trạng đau bao tử và tiêu chảy quá lâu khiến ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Người bệnh có thể điều trị theo một số phương pháp dưới đây.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để chữa bệnh

Bị đau dạ dày đi ngoài lỏng ở mức độ nhẹ và có thể kiểm soát được bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như sau:

  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm nhiều chất xơ có khả năng cầm tiêu chảy như khoai lang, yến mạch, táo, chuối, thịt nạc…
  • Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột.
  • Uống nhiều nước lọc, nước bù điện giải để cung cấp nước cho cơ thể khi bị đi ngoài quá nhiều. Sử dụng các loại nước ép trái cây không chứa nhiều acid tự nhiên để nạp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, khi bị tiêu chảy đường ruột yếu nên bổ sung thức ăn mềm, dễ hấp thụ.
  • Chọn thực phẩm tươi sống, chế biến hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.
  • Hạn chế uống trà, cafe hoặc nước ngọt có ga.
  • Không nên ăn đồ ăn nhanh, hải sản, đồ ngọt, đồ cay nóng khi đang bị tiêu chảy.

Điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng bằng thuốc Tây

Nếu bị tiêu chảy nhiều và cơn đau liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần có sự can thiệp của thuốc Tây. Có thể sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo để ức chế triệu chứng và điều hòa lại hoạt động tiêu hóa.

Điều trị đau dạ dày bằng một số loại thuốc Tây được bác sĩ kê đơn
Điều trị đau dạ dày bằng một số loại thuốc Tây được bác sĩ kê đơn

Một số loại thuốc kê đơn điều trị tiêu chảy do đau bao tử gồm có:

  • Loperamid: Là loại thuốc làm giảm tiết dịch vị dạ dày, tăng cường lực co thắt hậu môn, giảm nhu động ruột. Ngoài ra Loperamid còn hỗ trợ tăng thời gian vận chuyển thức ăn, dịch và các chất điện giải đồng thời giảm lượng phân.
  • Các loại men tiêu hóa: Bổ sung lợi khuẩn, điều hòa hoạt động của dạ dày giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy thức ăn. Từ đó làm giảm rõ rệt tần suất đi ngoài và giảm đau.
  • Dioctahedral smectite: Làm tăng độ nhầy màng bảo vệ đường ruột và niêm mạc, hỗ trợ làm giảm cơn đau bao tử và cầm đi ngoài hiệu quả.
  • Oresol: Bổ sung chất điện giải và nước cho những người bị tiêu chảy quá nhiều lần trong ngày.

Các loại thuốc trên chỉ có tác dụng điều trị tiêu chảy tại chỗ. Nếu muốn chữa trị triệt để đau dạ dày và tiêu chảy thì người bệnh cần đi khám để các định nguyên nhân và phương án điều trị cụ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị trong quá trình điều trị như:

  • Dùng một số loại thuốc có chức năng bảo vệ niêm mạc, ức chế choline để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng zollinger-ellison, trào ngược dạ dày.
  • Dùng thuốc kháng sinh tinidazol, clarithromycin để tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm để chữa bệnh đau dạ dày gây ra do vi khuẩn HP
  • Dùng thuốc kháng dopamin nếu có triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột, kích thích tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
  • Dùng một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng dopamin,… cho đối tượng bị tiêu chảy do kích thích ruột.

Trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả hoặc nguyên nhân do do hội chứng zollinger-ellison gây ra người bệnh có thể phẫu thuật để cắt u gastrin ở tuyến tụy.

Sơ can Bình vị tán – chấm dứt ĐAU DẠ DÀY ĐI NGOÀI LỎNG chỉ sau 1 tháng sử dụng

Để chấm dứt tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng, người bệnh chấm dứt tình trạng đau dạ dày, từ đó cải thiện tình trạng thường xuyên đi ngoài lỏng. Một trong những bài thuốc chữa đau dạ dày từ Đông y được nhiều bệnh nhân lựa chọn là bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc. 

Bài thuốc được coi là giải pháp toàn diện điều trị bệnh dạ dày khắc phục nhược điểm của tây y và nhiều bài thuốc Đông y trên thị trường hiện nay. Sơ can Bình vị tán có nhiều ưu điểm vượt trội: 

  • Hiệu quả điều trị lên đến 90% chỉ sau 1-3 tháng điều trị 
  • An toàn lành tính với 100% tự nhiên 
  • Mỗi bệnh nhân có lộ trình điều trị riêng biệt 1-3 tháng phụ thuộc vào cơ địa và thể chứng bệnh 
  • Bài thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn, dạng cao giúp người bệnh sử dụng dễ dàng 
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày cho mọi đối tượng
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán 

Đối với bệnh nhân đau dạ dày đi ngoài lỏng được bác sĩ tại Trung tâm kê đơn thuốc gồm 3 chế phẩm: 

  • Sơ can Bình vị trào ngược 
  • Sơ can Bình vị Viêm loét Hp 
  • Cao Bình vị 
Tham khảo thêm 3 chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Công dụng 3 chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Mỗi chế phẩm với công dụng riêng biệt kết hợp với nhau hài hòa điều trị bệnh theo cơ chế: 

  • Tấn công nguyên nhân gây bệnh, chấm dứt triệu chứng đi ngoài lỏng, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng hay cơn đau 
  • Phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương
  • Ổn định chức năng dạ dày, ngăn ngừa bệnh tái phát

Dựa vào triệu chứng, mức độ bệnh lý, cơ địa người bệnh được bác sĩ tại Trung tâm tiến hành kết hợp chế phẩm, gia giảm mang điều trị bệnh hiệu quả nhất. Mỗi bệnh nhân có lộ trình điều trị riêng biệt 1-3 tháng với sự theo dõi khắt khe của bác sĩ.

Lộ trình điều trị bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Sơ can Bình vị tán với lộ trình điều trị rõ ràng

Với ưu điểm vượt trội trên, Sơ can Bình vị tán đã giúp nhiều bệnh nhân chấm dứt bệnh dạ dày chỉ sau 1-3 tháng sử dụng với hiệu quả vượt trội lên đến 90%.  Nhiều bệnh nhân chấm tuân thủ liêu trình theo chỉ định của bác sĩ, chỉ sau 1 tháng sử dụng bệnh chấm dứt hoàn toàn, không tái phát. 

Nhiều bệnh nhân chấm dứt bệnh dạ dày sau khi sử dụng Sơ can Bình vị tán
Nhiều bệnh nhân chấm dứt bệnh dạ dày sau khi sử dụng Sơ can Bình vị tán

Ngoài ra, với 100% thành phần tự nhiên, nguồn gốc dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO bài thuốc phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi,… Hơn nữa người bệnh sử dụng thuốc trong thời gian dài cũng không ảnh hưởng đến gan thận. 

CHẤM DỨT BỆNH DẠ DÀY CHỈ VỚI 1 LIỆU TRÌNH – LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Làm gì để phòng tránh đau dạ dày đi ngoài lỏng?

Đau dạ dày đi ngoài lỏng khiến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng.  Tốt nhất nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa trước khi bệnh xuất hiện.

Một cốc nước ấm vào buổi sáng giúp dạ dày được thanh lọc 
Một cốc nước ấm vào buổi sáng giúp dạ dày được thanh lọc

Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa bệnh đau bao tử tại nhà có thế áp dụng cho mọi đối tượng:

  • Ăn đúng bữa và không được bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. Theo thống kê thì tỉ lệ ca mắc bệnh dạ dày thường xuất hiện ở nhóm người nhịn ăn sáng thường xuyên.
  • Không nên ăn quá muộn, tốt nhất nên kết thúc bữa ăn tối trước 19 giờ.
  • Không ăn quá no khiến dạ dày bị áp lực và hoạt động quá sức để tiêu hóa đồ ăn.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, không ăn đồ ăn lạnh, đồ ăn ôi thiu, ăn chín uống sôi.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn muối chua lên men…
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có ga và các loại chất kích thích khác.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, ăn chậm, nhai kỹ.
  • Mỗi sáng khi ngủ dậy nên uống 1 cốc nước ấm để đào thải dịch vị và acid trong dạ dày tiết ra trong khi ngủ.
  • Sau khi ăn no không chạy nhảy, không làm việc nặng, không hoạt động quá sức.
  • Cân bằng khối lượng công việc tránh để bị stress khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng gây ra cho người bệnh nhiều bất tiện và một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi gặp phải các triệu chứng người bệnh cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc tại nhà nếu chưa có sự chỉ định của người có chuyên môn.

CHẤM DỨT BỆNH DẠ DÀY VỚI CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU TẠI THUỐC DÂN TỘC

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

Xem thêm

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

http://www.chuatribenhtri.info/

https://trungtamytedpbackan.com/

http://www.chuatribenhtri.info/tim-hieu-ve-benh-tri-ngoai-cap-1.html

http://www.chuatribenhtri.info/chay-mau-hau-mon-khi-di-ve-sinh-nhung-khong-xuat-hien-bui-tri.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-mach-luon-co-nguy-hiem-khong.html

http://www.chuatribenhtri.info/cach-tri-tao-bon-cho-tre-sinh-nhanh-chong-va-hieu-qua.html

http://www.chuatribenhtri.info/cach-phan-biet-benh-tri-va-sa-truc-trang.html

http://www.chuatribenhtri.info/tu-the-di-ve-sinh-anh-huong-toi-benh-tri.html

http://www.chuatribenhtri.info/bai-tap-the-duc-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-tri-can-kieng-gi-va-nen-an-gi.html

http://www.chuatribenhtri.info/phong-ngua-benh-tri-o-nguoi-cao-tuoi.html

http://www.chuatribenhtri.info/benh-tri-ngoai-va-nhung-dau-hieu-nhan-biet.html

Hozzászólások
Még nincsenek hozzászólások. Légy első!