Blogok Blogok

Vissza

Ngạc nhiên với những nguyên nhân gây hôi miệng ít ai ngờ

Hôi miệng không hẳn là do lười đánh răng hay vệ sinh răng miệng không đúng cách. Thực tế là có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng. Muốn có hơi thở thơm mát thì cần trị ngay những nguyên nhân này.
 
nguyên nhân gây hôi miệng
Biết được nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp bạn cải thiện được bệnh 

Những nguyên nhân bị hôi miệng thường gặp

Do các bệnh đường tiêu hóa

Những tình trạng dẫn tới sự suy yếu hoặc ngăn cản việc đóng khép van thực quản - dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hẹp môn vị đều dẫn tới hôi miệng. Ví dụ, khi bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, vì van đóng giữa thực quản và dạ dày bị yếu, thức ăn ợ lên và các mùi hôi chua trong đường tiêu hóa dội ngược lên thực quản, rồi theo miệng thoát ra ngoài gây hôi miệng.

>> Xem thêm Vì sao bị hôi miệng và cách chữa hôi miệng hiệu quả

Do bệnh mũi xoang

Dịch mũi và dịch mủ tồn tại trong các hốc xoang có thể tràn xuống miệng và làm hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra khi bị các bệnh mũi xoang làm cổ họng có đờm và cản trở thức ăn di chuyển xuống dạ dày. Khi đó lượng thức ăn sẽ bám lại ở vòm họng và phân hủy tại chỗ gây nên mùi hôi.
 
nguyên nhân gây hôi miệng
Mắc bệnh mũi xoang có thể gây hôi miệng

Do sử dụng thuốc

Một số thuốc có thể liên quan đến việc gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine. Sử dụng kháng sinh không phù hợp và quá mức có thể gây mất vi khuẩn có lợi trong miệng; tạo cơ hội cho nấm phát triển. Những người uống bổ sung vitamin với liều lượng lớn cũng có thể dễ bị hôi miệng.

Do bệnh răng miệng

Khoảng 80-90% hôi miệng là do những vấn đề răng miệng. Các nguyên nhân liên quan đến răng miệng thường gặp như sau: 
  • Các mảng thức ăn còn bám lại ở kẽ răng, chân răng hoặc bề mặt răng, lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và tiết chế ra các hợp chất có mùi khó chịu. Cần loại bỏ các mảng bám này bằng cách đánh răng đúng cách ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng, lấy cao răng định kỳ.
  • Viêm lưỡi: Các vết nứt ở lưỡi là nơi mà các mảng thực phẩm bám lại, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
  • Sâu răng: Vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cấu trúc của răng, tạo thành những ổ sâu trên răng với nhiều kích thước khác nhau. Những lỗ hổng trên răng do vi khuẩn gây ra rất dễ mắc và bám lại thức ăn, tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn bên trong phát triển, sinh ra mùi hôi khó chịu.
nguyên nhân gây hôi miệng
Sâu răng là nguyên nhân gây hôi miệng
  • Viêm lợi, viêm nha chu, loét miệng: Vùng miệng, lợi và vùng xung quanh răng bị viêm, sưng, tấy đỏ do vi khuẩn. Tình trạng này kéo dài không được điều trị sẽ hình thành các túi vi khuẩn giữa lợi và răng, gây hôi miệng. 
  • Khô miệng: Là tình trạng thiếu nước bọt làm cho da ở trong và xung quanh miệng trở nên khô, môi trở nên nứt nẻ. Ở khóe miệng có thể có vết loét, lưỡi khô và sần sùi, khả năng nuốt và nói chuyện cũng có thể bị ảnh hưởng. Khô miệng có thể gặp phải sau xạ trị, do hội chứng Sjogren, do hút thuốc lá… Khô miệng khiến tính acid trong miệng tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Các tế bào trong miệng thường sẽ chết đi theo chu kỳ 2 – 4 ngày/lần và nước bọt sẽ mang những tế bào chết này ra khỏi khoang miệng. Tuy nhiên ở một số người, chu kỳ này diễn ra nhanh hơn, trong vòng 6 – 8 giờ/lần, khiến các tế bào chết tích tụ nhiều, tự phân huỷ gây hôi miệng.
>> Xem thêm Mách bạn cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả
nguyên nhân gây hôi miệng
Khô miệng là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi gây hôi miệng

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt

Các thực phẩm từ sữa được khi phân huỷ trong miệng sẽ giải phóng các amino acid chứa rất nhiều sulfur. Hành và tỏi có chứa hàm lượng sulfur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào máu, và sau đó giải phóng vào trong phổi rồi theo hơi thở ra ngoài. Việc hút thuốc lá không chỉ tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng này bởi hút thuốc gây khô miệng. 
 
Ngoài ra, uống nhiều rượu, bia, cà phê, thức uống có gas trong thời gian dài cũng khiến khoang miệng có mùi khó chịu.

Hôi miệng và 3 cách điều trị dễ thực hiện

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng của từng người.

Điều trị các bệnh lý liên quan

Nếu hôi miệng là do các vấn đề răng miệng, mũi xoang hay bệnh đường tiêu hóa thì điều trị triệt để các bệnh lý này, tình trạng hôi miệng sẽ chấm dứt. Nếu hôi miệng là do dùng thuốc thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để đổi hoặc dừng thuốc. 

Vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn

Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, chải kỹ các mặt răng, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Sau khi ăn các thức ăn có nhiều mùi thì nên súc miệng sạch, uống trà bạc hà để hơi thở thơm mát hơn.

Dùng thuốc Đông y thế hệ 2

Có một bài thuốc bí truyền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng giúp điều trị các bệnh lý răng miệng, viêm họng, hôi miệng. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được chứng minh qua nhiều thế hệ. Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 viên nén tiện dụng.
 
Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 hoàn toàn từ thảo dược lành tính sẽ giúp khắc phục tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu. 
DS Phan Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/ngac-nhien-voi-nhung-nguyen-nhan-gay-hoi-mieng-it-ai-ngo-107592-9.htm

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc KACHITA®

Điều trị hiệu quả viêm họng, viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng đau, 
sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng
nguyên nhân gây hôi miệng
Thành phần (cho một viên nén bao phim): 430mg cao khô tương đương: Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 255mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 255mg, Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) 255mg, Huyền sâm (Radix Scrophulariae) 255mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae Glutinosae) 255mg, Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae Suffruticosae) 255mg, Qua lâu nhân (Semen Trichosanthis) 255mg, Liên kiều (Fructus Forsythiae Suspensae) 255mg, Hoàng bá (Cortex Phellodendri) 645mg, Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 645mg, Bạch thược (Radix Paeoniae Lactiflorae) 255mg, Thạch cao (Gypsum fibroscum) 255mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng
Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng), miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.
Liều dùng - Cách dùng: Uống sau bữa ăn
Người lớn: uống 2 viên x 2 lần
Trẻ em dưới 12 tuổi: uống 2-3 lần x 1 viên
Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Kachita phải có tác dụng rõ rệt sau 2-3 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, các trường hợp bệnh thể hàn.
Tác dụng không mong muốn: Chưa có báo cáo
Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác: Chưa có báo cáo.
Trường hợp quên dùng thuốc: Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Cách xử trí khi sử dụng thuốc quá liều: Khi dùng thuốc quá liều thì các lần dùng tiếp theo sử dụng đúng liều theo chỉ dẫn.
Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc:
Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Chưa có báo cáo
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc thường không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Bảo quản: Nơi khô, dưới 30 độ C.
Tiêu chuẩn chất lượng: Đạt TCCS
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Nhà sản xuất: https://www.chuabenhxuattinhsom.net/
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0335/2017/XNQC/QLD
Chi tiết thông tin sản phẩm: https://nhatnhat.com/thuoc-kachita.html

CHỮA BỆNH XUẤT TINH SỚM Website chính thức: https://www.chuabenhxuattinhsom.net/
Hozzászólások
Még nincsenek hozzászólások. Légy első!