Ugrás a tartalomhoz

Blogok Blogok

Vissza

Nguyên nhân gây hiện tượng chân nổi mẩn đỏ ngứa

Chân nổi mẩn đỏ, ngứa không những gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt nếu ngứa là mãn tính hoặc kèm theo các triệu chứng khác còn khiến cho người bệnh khó khăn trong việc điều trị. Vậy nguyên nhân gây hiện tượng chân nổi mẩn đỏ ngứa là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của Vietskin chia sẻ dưới đây.

chân nổi mẩn đỏ ngứa

Chân bị nổi mẩn ngứa là một căn bệnh da liễu thường gặp.

Ngứa da chân là gì?

Ngứa là thuật ngữ y học chỉ sự ngứa ngáy gây ra bởi cảm giác khó chịu trên da khiến người ta muốn gãi. Chúng có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của người bệnh, nhưng thường xuất hiện ở chân, bởi thói quen hay công việc của mọi người phải thường xuyên đi giày, sục khiến chân tiết ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, hiện tượng chân nổi mẩn đỏ ngứa còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Độ ẩm.
  • Môi trường.
  • Nguồn nước sử dụng.
  • Vi khuẩn truyền nhiễm, virus, ký sinh trùng hoặc nấm.

Một số bệnh gây hiện tượng chân nổi mẩn đỏ ngứa

Mặc dù nổi mẩn đỏ ngứa ở chân thường không gây lo ngại, nhưng chúng có thể là một tình trạng bệnh về da tiềm ẩn hoặc thậm chí là một biểu hiện của bệnh bên trong cơ thể. Sau đây là một số căn bệnh mà bạn có thể gặp phải khi chân nổi mẩn đỏ và ngứa:

1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Theo các chuyên gia, bệnh liên quan tới thần kinh ngoại biên là người bệnh có thể bị tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, kéo dài khắp cơ thể và gây ra cảm giác, chẳng hạn như ngứa, châm chích, tê hay đau, ở một số bộ phận của cơ thể, bao gồm cả bàn chân.

2. Da khô

Da khô là một tình trạng da khá phổ biến, chủ yếu do sự thiếu nước tích hợp trong lớp bề mặt của da và các lớp biểu bì gây lên. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây khô da bao gồm:

  • Tuổi tác.
  • Sống ở vùng khí hậu khô.
  • Tiếp xúc thường xuyên với nước.
  • Bơi trong nước chứa nhiều Chloroform.

Nếu chân người bệnh bị nổi mẩn đỏ, ngứa do da khô. Tại nhà bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dầu dừa, dầu olive để làm mềm da. Ngoài ra, nếu tình trạng da khô không đỡ, sử dụng kem dưỡng ẩm không thuyên giảm, chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa nhiều hơn, bạn nên đi thăm khám các bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc điều trị hiệu quả.

Xem thêm: da khô bị tróc vảy cần xử lý như nào

3. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một tình trạng da bị mẩn đỏ và bong vảy. nó có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả tay và chân. Bệnh vẩy nến gây cho người bệnh cực kỳ khó chịu và ngứa ngáy.

Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn trong cơ thể, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh so với bình thường.

Để điều trị bệnh vảy nến, các bác sĩ sẽ cần thăm khám cho bạn mức độ tổn thương, sau đó kê đơn cho bạn, bao gồm các loại thuốc: axit salicylic, corticosteroid, cyclosporin, hay kết hợp quang hóa trị liệu, sinh học trị liệu.

4. Bệnh chàm

Bệnh chàm, còn được gọi là viêm da dị ứng, là một tình trạng đặc trưng bởi da rất khô, bong vảy, đỏ, mụn nước và ngứa, thường xuất hiện ở bàn chân.
Bác sĩ có thể điều trị chân nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh chàm da gây ra bằng cách sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi và kem dưỡng ẩm.

5. Chân của vận động viên

Triệu chứng chân nổi mẩn đỏ ngứa có thể là do công việc của bệnh nhân gây ra. Như bàn chân của vận động viên là một điển hình. Vì nấm phát triển mạnh trong điều kiện ấm, ẩm và tối, như bên trong giày thể thao. Sự phát triển quá mức của những loại nấm này có thể gây ra chân của vận động viên bị nổi mẩn đỏ và ngứa.Thuốc chống nấm, thường rất hiệu quả trong điều trị chân của vận động viên.

6. Nhiễm giun móc

Giun móc là một loại ký sinh trùng sống trong ruột người. Mọi người có thể bị nhiễm giun móc nếu đi chân trần ở những khu vực có ấu trùng.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (cdc) , khi mắc bệnh người bệnh sẽ có thể bị ngứa ở chỗ ấu trùng giun móc xâm nhập vào.
Để điều trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng giúp tiêu diệt ký sinh trùng triệt để với từng cơ địa của người bệnh.

7. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ xảy ra khi những con ký sinh trùng rất nhỏ chui vào da của một người và đẻ trứng, gây ra phát ban, nổi mẩn đỏ ngứa.
Tình trạng này dễ lây lan qua tiếp xúc da kề da. Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, đặc biệt là trên bàn chân.
Bệnh ghẻ có thể điều trị khỏi triệt để. Tuy nhiên cần phải có đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

8. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một tình trạng lâu dài ảnh hưởng đến sự kháng insulin của cơ thể. Điều đó có nghĩa là khi lượng đường trong máu của một người quá cao, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuần hoàn kém do bệnh tiểu đường cũng có thể gây ngứa, tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.

Ngoài ra, chân nổi mẩn đỏ ngứa còn do tâm lý: căng thẳng, lo lắng khiến Serotonin và Norepinephrine – tương tự Histamin được sản sinh nhiều hơn khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Biện pháp khắc phục nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tại nhà

Nếu tình trạng nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo điều trị ngứa da tại nhà sau đây để làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu:

  • Chườm lạnh, khăn ướt hoặc túi nước đá vào vùng ngứa.
  • Tắm bột yến mạch bằng cách nghiền 1 chén bột yến mạch thành bột và thêm vào nước ấm.
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Bôi tinh dầu bạc hà hoặc calamine vào khu vực bị ảnh hưởng, có thể mang lại cảm giác mát mẻ.

Cùng với đó, bạn nên cố gắng tránh gãi, điều này thường có thể làm cho tình trạng ngứa của bạn trở nên tồi tệ hơn. Gãi sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng da và bội nhiễm.

Ngoài ra, bạn nên tới bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để gặp bác sĩ ngay nếu có một số triệu chứng sau:

  • Sốt cao hoặc sốt lặp lại nhiều lần.
  • Nổi mẩn ngứa lan khắp cơ thể.
  • Tình trạng mề đay xuất hiện một cách đột ngột và lây lan nhanh chóng
  • Khó chịu ở miệng hoặc bộ phận sinh dục.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng, xuất hiện mủ vàng hoặc xanh.

Biện pháp ngăn ngừa nổi mẩn đỏ ngứa ở chân

Thói quen chăm sóc da chân tốt có thể giúp bạn giảm ngứa và ngăn ngừa một số nguyên nhân gây bệnh. Bạn nên ngăn ngừa và chăm sóc chân như sau để tránh bị nổi mẩn đỏ ngứa khó chịu:

  • Tránh mang giày và vớ cho đến khi chân bạn khô hoàn toàn.
  • Rửa chân thường xuyên bằng xà phòng nhẹ, chú ý cẩn thận vào các khu vực giữa các ngón chân và thoa kem dưỡng ẩm sau khi bạn tắm xong.
  • Mang vớ cotton, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Mang giày được thông thoáng, chẳng hạn như những đôi có lỗ lưới giúp chân khô ráo hơn.

Nếu bạn là một vận động viên thường xuyên phải đi giày, thì hãy thoa bột chống nấm lên chân trước khi đi tất hoặc giày.
Trên đây là những thông tin mà Vietskin chia sẻ tới bạn đọc về hiện tượng chân nổi mẩn đỏ ngứa. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong cuộc sống hàng ngày.

Nguồn tham khảo uy tín: Viện da liễu Hà Nội - Sài Gòn Email: lienhe@viendalieu.vn Cơ sở Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội Hotline/Zalo: (024) 626 05 666 – 0983 058 939 Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Hotline/Zalo: 0287.109.838 – 0903 047 368 Địa chỉ GG Map: https://goo.gl/maps/osUrUeT1rpKVRWbT7 Fanpage: https://www.facebook.com/dalieuhanoisaigon Youtube: https://www.youtube.com/c/VienDaLieuHaNoiSaiGon Twitter: https://twitter.com/viendalieu Instagram: https://www.instagram.com/viendalieu/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@viendalieu Linkedin: https://www.linkedin.com/in/viendalieuhanoi-saigon/ Pinterest: https://www.pinterest.com/viendalieuhanoisaigon/ GG Business: https://viendalieuhanoi-saigon.business.site/ Hashtag: #viendalieu, #viendalieuhanoisaigon, #viendalieuhnsg

Tham khảo thêm:

https://viendalieu.vn/benh-viem-da.html

https://viendalieu.vn/viem-da-co-dia.html

https://viendalieu.vn/viem-da-di-ung.html

https://viendalieu.vn/viem-da-tiep-xuc.html

https://viendalieu.vn/viem-da-tiet-ba.html

https://viendalieu.vn/viem-nang-long.html

https://viendalieu.vn/noi-me-day.html

https://viendalieu.vn/benh-cham.html

https://viendalieu.vn/to-dia.html

https://viendalieu.vn/benh-hac-lao.html

https://viendalieu.vn/benh-vay-nen.html

https://viendalieu.vn/a-sung.html

Hozzászólások
Még nincsenek hozzászólások. Légy első!