Blogok Blogok

Vissza

Ho gió ở trẻ em và cách điều trị tại nhà

Triệu chứng ho gió xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và đặc biệt nghiêm trọng với trẻ nhỏ. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên dành cho phụ huynh, đừng vội dùng thuốc kháng sinh để điều trị ho gió ở trẻ em. Ho gió không phải bệnh lý nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa khỏi tại nhà bằng những phương thuốc đơn giản.

Ho gió ở trẻ em và cách điều trị
Ho gió ở trẻ em là triệu chứng phổ biến xảy ra vào mùa lạnh

Ho gió ở trẻ em là gì? Cách nhận biết trẻ ho gió

Ho gió ở trẻ em là gì?

Ho gió ở trẻ em dùng chung để chỉ biểu hiện trẻ ho kéo dài nhiều ngày liền, hoặc thậm chí nhiều tuần nhưng không kèm theo đờm nhầy. Thông thường, khi trẻ ho gió sẽ không có biểu hiện nào khác, mà chỉ là cơn ho độc lập khiến trẻ mất sức. Trẻ thường bị ho gió khi thời tiết giao mùa hanh khô hoặc trời chuyển lạnh đột ngột.

Những trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân hệ hô hấp của trẻ không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ, trẻ dị ứng thời tiết. Trẻ em bị ho gió không phải là trẻ bị bệnh, nếu triệu chúng mới chớm thì cha mẹ không cần thiết cho trẻ dùng kháng sinh ngay lập tức. Thay vào đó, trẻ chỉ cần được làm dịu họng với nước lọc hoặc các phương thuốc dân gian.

Triệu chứng ho gió ở trẻ không phải bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng ho kéo dài có thể khiến trẻ mất sức và biếng ăn. Nếu không chữa trị sớm, đường hô hấp yếu ớt của trẻ sẽ bị tổn thương, gia tăng khả năng viêm nhiễm và  viêm phổi vào mùa lạnh. 

Trường hợp trẻ viêm phổi phần lớn đến từ nguyên nhân ho gió kéo dài trong điều kiện thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp. Những hệ lụy khác như trẻ bị suy nhược, cân nặng giảm, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản… cũng có thể xảy ra khi trẻ bị ho gió lâu ngày.

Cách nhận biết ho gió ở trẻ em

Ho gió nằm trong số những cơn ho thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên phụ huynh khó có thể phân biệt ho gió với những cơn ho gà hay ho khan vì biểu hiện tương tự như nhau. Những dấu hiệu lâm sàng của cơn ho gió phổ biến là:

  • Tình trạng trẻ ho khan, ho kéo dài không kèm theo đờm
  • Trẻ thường xuyên tức ngực, khó thở, cổ họng đau rát, khô ngứa
  • Đau cơ bụng, trẻ tỏ ra chán ăn, người mệt mỏi.
  • Nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị suy nhược cơ thể
Bệnh ho gió ở trẻ em có nguy hiểm không
Tình trạng ho gió ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng có thể khiến trẻ mất sức nhanh chóng

Có những trường hợp trẻ em ho gió thường xuyên muốn ho khạc nhưng do không có chất nhầy nên trẻ chỉ có thể ho đơn thuần. Cổ họng bị khô, trẻ ít tiết nước bọt khiến giọng trẻ bị khàn và càng kéo dài thì sẽ càng khó để điều trị dứt điểm.

Cách điều trị ho gió cho trẻ em tại nhà không dùng kháng sinh

Tình hình chung của nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ bị hi gió là sẽ cho bé uống kháng sinh ngay, tuy nhiên điều này lại không được các bác sĩ khuyên khích. Đa số các loại thuốc chữ ho cho trẻ em hiện nay đều chứa kháng sinh,  nếu trẻ còn nhỏ mà đã dùng kháng sinh sớm có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch tự nhiên. Từ đó tạo điều kiện cho bệnh viêm đường hô hấp tái phát và kéo dài hơn.

Để chữa ho gió cho trẻ em mà vẫn bảo hệ hệ đề kháng của bé, phụ huynh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản như lá me đất, chanh đào và mật ong, gừng… Bên cạnh đó đảm bảo giữ ấm cho trẻ, bổ sung nước cho trẻ đầy đủ để cân bằng điện giải thúc đẩy hệ miễn dịch tự nhiên. Sau 3 tuổi trở đi, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ phát triển bền vững nên khả năng kháng bệnh sẽ mạnh mẽ.

Dựa trên các phương pháp điều trị ho gió cho trẻ theo Y học cổ truyền, cha mẹ có thể áp dụng ngay những phương pháp chữa ho bằng các loại thảo dược dễ tìm sau đây:

Chữa ho gió bằng củ cải trắng và gừng xay nhuyễn

Chuẩn bị

  • 1/2 củ cải trắng
  • 2 thìa mật ong

Cách làm

  • Củ cải trắng, gừng đem đi rửa sạch avf xay nhuyễn bỏ vào bát sứ
  • Thêm một ít nước lọc cùng với mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút.
  • Chắt lấy nước ra cho trẻ uống, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê nước củ cải sau khi ăn no.
  • Mỗi ngày cho trẻ uống 3 lần đến khi cơn ho cải thiện.
Ho gió ở trẻ em chữa bằng củ cải trắng
Củ cải trắng có tác dụng chữa ho gió ở trẻ em

Điều trị ho gió bằng nước vo gạo và rau diếp cá

Chuẩn bị

  • 1 bát nhỏ nước vo gạo
  • Một nắm rau diếp cá nhỏ.

Cách thực hiện

  • Đem lá diếp cá, rửa sạch với nước muối rồi đem đi giã nhuyễn.
  • Lấy  bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đem đi đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút.
  • Dùng rây lọc lấy nước, bỏ cái và cho bé uống.

Củ nghệ tươi chữa ho gió cho trẻ em

Chuẩn bị

  • 1 củ nghệ tươi
  • 5 gram đường phèn

Cách thực hiện

  • Củ nghệ tươi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và giã nhỏ, thêm nước lọc vào.
  • Thêm nước lọc và đường phèn vào phần củ nghệ, đem chưng cách thủy 10 phút rồi cho bé uống.
  • Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi làn chỉ cho trẻ uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé.
  • Cha mẹ hãy cho bé uống ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Chữa ho gió cho trẻ bằng nước tỏi hấp

Chuẩn bị

  • 2 – 3 tép tỏi
  • 2 viên đường phèn
Cách chữa ho gió ở trẻ em
Tỏi và mật ong có tác dụng chữa ho gió ở trẻ em hiệu quả

Cách thực hiện

  • Lột vỏ tỏi và đem đi đập dập, cho vào bát cùng với 1/2 bát nước ấm.
  • Thêm vào bát 2 viên đường phèn, đem hỗn hợp đi hấp cách thủy 15 phút.
  • Cha mẹ không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần cho bé uống nước tỏi hấp này khi còn ấm là được
  • Mỗi ngày cho bé uống nước tỏi hấp 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa chữa ho gió ở trẻ hiệu quả.

Hoa đu đủ đực chữa ho gió ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị

  • 10 – 20 gram hoa đu đủ đực
  • 2 – 3 thìa mật mong nguyên chất.

Cách thực hiện

  • Đem rửa sạch hoa đu đủ đực, rửa dưới vòi nước lớn cho sạch rồi để ráo nước
  • Trộn hoa đu đủ đực cùng với 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất đem hấp cách thủy.
  • Sau khi hấp khoảng 20 – 30 phút lấy hỗ hợp ra nghiền nát.
  • Cho thêm nước vào đun sôi hỗ hợp đã nghiền lại lần nữa rồi lọc lấy nước cho trẻ uống.
  • Cho trẻ bị ho uống hết hỗn hợp nước trong ngày, không dùng qua ngày khác.

Tỏi và mật ong cải thiện tình trạng ho gió ở trẻ em

Chuẩn bị

  • 2 – 3 tép tỏi tươi
  • 2 thìa mật ong

Cách thực hiện

  • Sau khí bóc vỏ, phụ huynh giã nát hai tép tỏi rồi trộn với hai thìa cà phê mật ong.
  • Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy khoảng 2 phút, để tỏi còn sống một chút sẽ phát huy hiệu quả hơn.
  • Hấp đến khi nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được.
  • Nghiền nát hỗn hợp rồi lọc lấy nước cho bé uống nửa thìa cà phê, mỗi ngày uống từ 1-2 lần.
  • Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc để tráng miệng trước.

Chữa ho gió cho trẻ em bằng đu đủ chín

Chuẩn bị

  • 1 quả đu đủ chín
  • 3 thìa mật ong

Cách thực hiện

  • Đem quả đu đủ gọt bỏ vỏ và cho 100ml mật ong vào đem đun lên để ăn.
  • Nếu trẻ còn nhỏ, phụ huynh nên dùng máy say thành hỗn hợp mịn cho bé ăn.
  • Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm, ho gió rất hiệu quả trong YHCT.

Chữa ho gió cho trẻ bằng lá hẹ

Chuẩn bị

  • 1 nằm lá hẹ bằng ngón tay
  • Đường phèn vừa đủ.

Cách thực hiện

  • Sử dụng lá hẹ tươi rửa qua nhiều lần với nước muối, để ráo nước rồi đem thái lá hẹ thành đoạn nhỏ.
  • Sau khi rái nước, đem lá hẹ đi hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút.
  • Hấp đến khi đường phèn tan hết và lá hẹ chín nhừ thì để nguội, chắt lấy nước cho trẻ uống.
  • Mỗi ngày cho trẻ bị ho gió uống nước lá hẹ 1 lần, áp dụng liên tục trong vòng 3 – 5 ngày sẽ cải thiện triệu chứng.

Lá me đất chữa ho gió cho trẻ em

Chuẩn bị

  • 1 nắm lá mẹ đất
  • 1 thìa muối ăn
Cách điều trị ho gió ở trẻ em bằng lá me đất
Lá me đất là phương thuốc dân gian chữa ho gió ở trẻ em hữu hiệu

Cách thực hiện

  • Sau khi đem lá mẹ rửa sạch,  để ráo nước rồi đem đi giã nát cùng với muối ăn.
  • Chắt lất nước lá me đất để trẻ uống, hoặc cho trẻ nhai lá me làm tăng công dụng.
  • Chữa ho gió cho trẻ em bằng lá me đất liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy cơn ho thuyên giảm.

Húng chanh và quất – Cách trị ho gió cho trẻ dứt điểm

Chuẩn bị

  • 1 nằm lá húng chanh tươi
  • 4 – 5 quả quất xanh

Cách thực hiện

  • Đem húng chanh và quả quất xanh đi rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn,
  • Cho hỗn hợp vào bát, thêm lượng đường phèn cho ngọt rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước cho trẻ uống sau khi ăn để không ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Mỗi ngày nên cho bé uống liên tục 1-2 lần, trữ hỗn hợp quất trong bình thủy tinh để bé dùng đến khi hết ho.

Cách chữa ho gió bằng gừng tươi

Gừng là phương thuốc chữa ho gió ở trẻ em rất công dụng và an toàn, một phần nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và hoạt chất gingerols có tác dụng chống sưng viêm. Gừng là phương pháp chữa ho lành tính với trẻ em, phù hợp khi thay đổi thời tiết, trẻ bị ho gió, ho khan lâu ngày không khỏi.

Chuẩn bị

  • 1 củ gừng tươi
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện

  • Gừng đem đi rửa sạch, giữ nguyên vỏ rồi đem nướng trên lửa than đến khi có mùi thơm.
  • Sau khi nước đem gừng đi lột sạch vỏ, giã nhuyễn và ép lấy nước gừng để riêng.
  • Sau đó cho thêm mật ong cùng với nước gừng cho trẻ uống.
  • Dùng phần bã gừng còn lại đun với nước sôi, dùng để làm ấm và ngâm chân cho bé khi trời lạnh.
  • Sử dụng nước gừng cho trẻ uống mỗi buổi sáng và tối sau khi ăn để cải thiện cơ ho.
Cách trị ho gió cho trẻ em
Gừng tươi có công dụng chữa trị ho an toàn và hiệu quả

Chanh đào mật ong đường phèn chữa ho gió hiệu quả

Đây là phương pháp chữa ho gió cho trẻ được áp dụng rất phổ biến. Không chỉ chữa ho, phương thuốc này cũng có tác dụng giải cảm, phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cho bé trong mùa lạnh. Cách thực hiện đơn giảm như sau:

Chuẩn bị

  • 1 kg chanh đào
  • 1,4 lít mật ong nguyên chất
  • 0,5 kg đường phèn

Cách thực hiện

  • Sơ chế chanh đào cho sạch, cắt bỏ đầu và đáy chanh thái lát mỏng để dễ thấm đường và mật ong.
  • Ngâm theo tỷ lệ 1 lọ – 1 kg chanh đào cùng với 1,4 lít mật ong, và 0,5kg đường phèn.
  • Ngâm hỗn hợp ít nhất trong vòng 3 tháng mới có thể sử dụng.
  • Cho trẻ uống nước chanh đào pha nước nóng mỗi sáng để tăng cường lượng vitamin.
  • Đối với người lớn, khi vào mùa lạnh nên ngậm ngay 1 miếng chanh đào rồi nuốt dần để bảo vệ cổ họng.

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ em bị ho gió

Trẻ em là đối tượng có thể trạng yếu ớt, dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài. Vì thế tình trạng ho gió ở trẻ có thể chuyển biến nặng, phát sinh thành nhiều bệnh lý khác như viêm phổi, viêm phế quản ảnh hưởng đến hô hấp của bé. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị ho gió cho trẻ kể trên, phụ huynh nên lưu ý những nguyên tắc sau để chăm sóc cải thiện sức khỏe bé hiệu quả:

  • Bổ sung nước cho trẻ đày đủ, đặc biệt là nước ấm (đối với trẻ chưa đủ 6 tháng không cho uống nước).
  • Tăng cường các loại thực phẩm có tính mát, có tác dụng làm ấm phổi trẻ như gừng, khế, chanh…
  • Hạn chế tắm cho trẻ thường xuyên, lau người bằng nước ấm cho trẻ.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể khi trẻ bị ho gió để ngăn chặn nguy cơ viêm phổi ở trẻ.
  • Không nên cho trẻ em bị ho ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, ăn nước đá, các loại kem để tránh viêm họng.
  • Không nên đưa trẻ đến khu vực lộng gió, đảm bảo phòng ốc của trẻ được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để trẻ nghỉ ngơi, không nên cho trẻ đến nơi đông người.
  • Không để trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như phấn hoa, khói thuốc, khói than…
  • Vào mùa lạnh nên giữ ấm cổ, ngực, cho trẻ bằng dầu gió ấm.
Bệnh ho gió ở trẻ em
Bệnh ho gió ở trẻ em càng kéo dài càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, triệu chứng ho gió liên tục sẽ khiến trẻ mệt lả người và xuống sức nhanh chóng. Lúc này trẻ cần được bú mẹ liên tục để tăng cường đề kháng, nếu bé có dấu hiệu bỏ bú cần đưa đến bác sĩ sớm để ngăn ngừa nguy cơ thiếu dinh dưỡng và sụt cân nghiêm trọng.

Ngoài ra,  triệu chứng ho gió ở trẻ cũng có thể tiến triển thành ho khan khiến việc điều trị mất nhiều thời gian hơn. Nếu sau một vài ngày điều trị ho gió tại nhà không có dấu hiệu thuyên giảm, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được điều trị bằng thuốc. Ho gió tuy không phải là bệnh ký nguy hiểm nhưng nếu kèm theo các triệu chứng sau thì gia đình cần cảnh giác:

  • Trẻ ho nhiều dẫn đến khó thở, chóng mặt.
  • Trẻ bị ho đến mức khàn giọng, giọng nói bị thay đổi
  • Cơn ho kèm theo triệu chứng đau tức ngực khi hít vào hoặc thở ra
  • Trẻ ho ra máu, làn da xanh xao thấy rõ do mệt mỏi, mất ngủ
  • Trẻ có dấu hiệu suy nhược cơ thể, đau cơ và không thể vận động bình thường.
  • Tình trạng ho gió kéo dài 4 – 8 tuần nhưng không có cải thiện.

Tình trạng ho gió kéo dài không chỉ khiến sức khỏe trẻ bị suy yếu nhanh chóng mà còn gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống hô hấp và phổi của trẻ. Để tình trạng ho gió ở trẻ em không phát sinh những biến chứng nguy hiểm, gia đình nên áp dụng các phương pháp chữa trị kể trên càng sớm càng tốt.

Nếu đã áp dụng mà không hiệu quả, rất có thể ho gió đã biến chứng thành bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. Lúc này phụ huynh cần đưa bé đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và có phương hướng cải thiện phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

 Ho gió kéo dài lâu ngày làm sao khỏi?

 Ho gió là gì? Biểu hiện và cách điều trị nhanh khỏi

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/khang-sinh-dieu-tri-viem-khop/

https://drbacsi.com/cac-buoc-cham-soc-da/

https://drbacsi.com/dau-ngon-tay-chan-te-nhu-kim-cham/

https://drbacsi.com/uong-ruou-xong-bi-te-tay/

https://drbacsi.com/bien-chung-dau-da-day-nguy-hiem-nhat/

https://drbacsi.com/toc-bac-som-thieu-chat-gi/

https://drbacsi.com/chua-viem-thanh-quan-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/lac-noi-mac-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-sao-cho-hieu-qua/

https://drbacsi.com/chua-viem-tien-liet-tuyen-o-dau/

https://drbacsi.com/chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y/

Hozzászólások
Még nincsenek hozzászólások. Légy első!