Blogok Blogok

Vissza

Mách bạn những cách giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa gây ra những cơn ngứa rát, bứt rứt vô cùng khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị, hoặc điều trị sai cách, tình trạng ngứa có thể lan rộng toàn thân, thậm chí gây bội nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ là những gợi ý giúp giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa.


27/05/2021 | Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa và những biến chứng nguy hại
06/05/2021 | Làm thế nào để nhận biết các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa?
21/03/2021 | Khái niệm và cách ứng phó với bệnh viêm da cơ địa
21/12/2020 | Mách mẹ cách xử trí bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

1. Điều trị giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa bằng một số loại kem thuốc có chỉ định của bác sĩ

Kem chống ngứa: Để giảm những cơn ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể sử dụng kem chống ngứa theo đơn của bác sĩ bôi lên vùng da bị bệnh. Nhưng với những trường hợp bệnh nặng, những triệu chứng ngứa nghiêm trọng thì bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin đường uống. Một số loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, nên bệnh nhân thường được chỉ định uống thuốc vào buổi tối. 

giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa gây ra những cơn ngứa rát, bứt rứt

Kem dưỡng ẩm: Kết hợp kem chống ngứa với kem dưỡng ẩm, bạn sẽ thấy da bớt khó chịu, giảm tình trạng khô, nứt nẻ da.

Giảm những cơn ngứa ngáy bằng cách sử dụng kem chống ngứa theo đơn của bác sĩ 

Giảm những cơn ngứa ngáy bằng cách sử dụng kem chống ngứa theo đơn của bác sĩ 

Kem kháng viêm: Loại kem này có tác dụng giúp cho vùng da bị bệnh giảm sưng, đỏ, đồng thời giảm ngứa. Tuy nhiên, nên dùng đúng theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng, dùng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng đổi màu da, thậm chí nhiễm trùng da. 

Kháng sinh: Nếu người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng, bác sĩ có thể tính đến việc chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn để xử lý nhiễm trùng. Trường hợp những bệnh nhân có vết thương hở, chảy dịch, người bệnh cần được đắp gạc để tránh nguy cơ bội nhiễm.

2. Điều trị giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa bằng cách hạn chế những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh 

Bệnh viêm da cơ địa có thể khởi phát khi có những yếu tố bên ngoài kích thích. Vì thế, bạn hãy loại bỏ những yếu tố đó để đẩy lùi căn bệnh khó chịu này. Cụ thể như sau: 

  • Không nên ăn những thức ăn lạ, chưa từng ăn bao giờ, nếu muốn bạn chỉ nên dùng thử một chút. 

Không nên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng

Không nên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng

  • Tránh những loại thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng, chẳng hạn như những loài động vật có vỏ (tôm, cua, sò, nghêu,…), sữa hay đậu phộng,…

  • Chú ý nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn ga gối, màn, thảm,… và phơi dưới ánh nắng trực tiếp. 

  • Tránh tiếp xúc với những môi trường bụi bặm và khói thuốc lá.

  • Bạn không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm trong khoảng 15 đến 20 phút. Không nên dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng mà nên dùng nước ấm để tắm. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn các loại xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ và chỉ nên dùng một loại, tránh dùng nhiều loại để giảm tình trạng da bị dị ứng, ngứa, do dùng sản phẩm không phù hợp.

Hạn chế gãi da. Nếu trẻ nhỏ bị bệnh, mẹ nên cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho con vào ban đêm để tránh trường hợp trẻ gãi da khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn. 

Nếu thời tiết nắng nóng, bạn không nên mặc quần áo quá chật, quá bó, mà hãy mặc những bộ đồ thoáng mát. 

Trời hanh khô, để tránh tình trạng khô da, có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm cho da.

Uống nhiều nước mỗi ngày chính là một cách giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa rất hiệu quả. Khi bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cân bằng nồng độ điện giải, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giữ độ ẩm cho da và từ đó giảm ngứa ngáy, nứt nẻ. Vì thế hãy rèn luyện cho mình thói quen uống đủ nước mỗi ngày. 

Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà: Các loại máy tạo độ ẩm trong nhà có thể giúp cân bằng độ ẩm không khí và giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn, làn da cũng bớt tình trạng khô ráp, nứt nẻ.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút để giảm ngứa do viêm da cơ địa. Với cách này, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả khá rõ ràng và nhanh chóng. Da dịu cơn ngứa và giảm sưng. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng nước sạch để bảo đảm an toàn cho da. 

3. Điều trị giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa theo một số mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian được cho là có thể giảm ngứa do bệnh viêm da cơ địa là: 

Nước lá trầu không giúp giảm ngứa

Nước lá trầu không giúp giảm ngứa

Đun nước lá trầu không và sử dụng để ngâm vùng da bị ngứa

Trong lá trầu không có nhiều polyphenol, uperoxide effutase và catalase, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và kích thích chữa lành những tổn thương trên da. Bên cạnh đó, là trầu không còn có chứa Eugenol có tác dụng chống khuẩn, sát trùng khá hiệu quả. Vì thế, bạn có thể rửa sạch lá trầu không, sau đó đun sôi với nước, đợi nước ấm rồi ngâm vùng da bị ngứa để điều trị bệnh. 

Tắm lá khế

Lá khế là một loại lá được dùng nhiều trong việc điều trị những bệnh lý về da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa vì trong lá khế có những thành phần giúp kháng khuẩn và chống viêm khá hiệu quả. Đun lá khê và sử dụng nước này để tăm sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy trên da. 

Tắm lá chè xanh 

Ngoài lá khế, lá chè xanh cũng rất tốt để điều trị giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa. Những tinh chất chống oxy hóa trong lá chè xanh cũng giúp các tế bào da đang bị bệnh phục hồi nhanh chóng. 

Hơn nữa, lượng polyphenol trong lá chè xanh cũng chống viêm rất tốt. Người bệnh viêm da cơ địa có thể tắm bằng nước lá chè xanh để giảm tình trạng da bị sưng, ngứa. 

Sử dụng mật ong nguyên chất

Đây là phương pháp bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Mật ong có rất nhiều lợi khuẩn rất tốt cho làn da của bạn. Từ lâu, mật ong đã được xem là một bí quyết chăm sóc da của chị em phụ nữ. 

Bạn có thể sử dụng mật ong để dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh đó, mật ong còn có chứa các chất chống oxy hóa giúp những vùng da đang bị tổn thương phục hồi nhanh chóng và giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địa. 

Tắm bột yến mạch 

Bột yến mạch có tác dụng làm sạch da và rất an toàn cho da. Loại bột này còn có chứa những dưỡng chất giúp sát trùng, ức chế các loại vi khuẩn có hại. Trong bột yến mạch cũng có chứa avenanthramides giúp giảm ngứa ngáy, kháng viêm rất tốt. 

Tuy nhiên, cần lưu ý những phương pháp dân gian thường chưa được kiểm chứng và có thể không phù hợp với cơ thể bạn. Cách tốt nhất là nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị đúng cách. 

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://www.trungtamdalieudongy.com/

https://viendalieu.vn/

https://www.trungtamdalieudongy.com/mun-trung-ca.html

https://www.trungtamdalieudongy.com/mun-tuoi-day-thi.html

https://www.trungtamdalieudongy.com/mun-an.html

https://www.trungtamdalieudongy.com/viem-nang-long.html

https://www.trungtamdalieudongy.com/da-nhiem-corticoid.html

https://www.trungtamdalieudongy.com/rung-toc.html

https://www.trungtamdalieudongy.com/ran-da.html

https://www.trungtamdalieudongy.com/viem-da-co-dia.html

https://viendalieu.vn/lieu-trinh-tri-mun.html

https://viendalieu.vn/seo.html

Hozzászólások
Még nincsenek hozzászólások. Légy első!