Blogues Blogues

Retour

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Để quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả tối đa, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, kết hợp với việc vận động, luyện tập một số môn thể thao nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe. Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Đi bộ như thế nào là đúng cách? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Tìm hiểu người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Đi bộ như thế nào là đúng cách? Lợi ích và những điều cần lưu ý

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là một bộ môn thể dục thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe xương khớp mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Việc thường xuyên đi bộ sẽ nâng cao sự dẻo dai và tạo sự linh hoạt cho cơ thể. Bên cạnh đó việc đi bộ cũng như tập thể dục đúng cách, nhẹ nhàng sẽ mang đến những tích cực cho việc hỗ trợ bệnh thoái hóa khớp gối. Đặc biệt là người già. Bởi các động tác được thực hiện với phong thái nhẹ nhàng, chậm rãi, đặt hơi thở và ý nghĩ theo sự chuyển động của chân và tay.

Tuy nhiên, để quá trình luyện tập thể dục, quá trình đi bộ vừa mang đến những lợi ích đối với sức khỏe, vừa không tác động và không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, người bệnh nên đi bộ và luyện tập đúng cách, khoa học.

Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng, tốt nhất người bệnh nên hạn chế đi lại. Thay vì đi lại bạn có thể nghỉ ngơi hoặc chuyển sang những môn thể thao khác như dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội. Đặc biệt trong giai đoạn bệnh nặng, bạn nên tránh thực hiện những động tác mạnh. Cụ thể như cúi gập người, xoay gối, bẻ lưng hay thậm chí là chạy nhảy tại chỗ. Bởi đây đều là những động tác gây hại cho xương khớp.

Nguyên nhân là khi vận động mạnh, đi đứng, các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa sẽ chịu thêm áp lực từ sự đè ép của những động tác này. Lớp sụn đó có khả năng hấp thụ lực đè ép. Tuy nhiên khi mắc bệnh, khả năng này sẽ không còn hoặc giảm đi nên sẽ tạo ra nhiều sang chấn ngay tại hai đầu xương. Từ đó gây ra hiện tượng viêm khớp. Đồng thời kéo theo những cơn đau nhức xương khớp khi bệnh nhân đi hoặc đứng.

Chính vì những điều trên, đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên hạn chế đi lại. Khớp sẽ hư thêm khi người bệnh càng đi nhiều.

Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa khớp gối

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nhẹ, việc đi bộ đúng cách sẽ mang đến những lợi ích sau:

Xây dựng lại khớp xương

Khi bạn mắc bệnh thoái hóa khớp gối, trong các khớp đầu gối của bạn, phần sụn – mô mềm (vị trí mang tác dụng giảm sốc) có thể bị bào mòn và hư hỏng. Hậu quả của vấn đề này là sự cứng, đau khớp gối, khớp gối thoái hóa, khả năng di chuyển của chân kém linh hoạt.

Phần sụn khớp gối cũng tương tự như một miếng bọt biển hút nước. Khi di chuyển hoặc kéo giãn, phần sụn khớp mới có thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng. Và hoạt động đi bộ sẽ giúp bạn làm điều này một cách tốt nhất.

Củng cố đôi chân

Đi bộ giúp người bệnh xây dựng cơ bắp. Cơ bắp sẽ đảm nhiệm một số chức năng của khớp. Điều này đồng nghĩa với việc khi khớp hoạt động nó sẽ được cơ bắp gánh bớt một phần công việc.

Duy trì cân nặng

Khi bạn tăng cân, cụ thể là tăng một kg sẽ đồng nghĩa với việc áp lực hình thành và tác động lên đầu gối sẽ tăng gấp 4 lần. Việc đi bộ đối với các bệnh nhân là một phương pháp giúp giảm cân, duy trì cân nặng rất tốt. Khi đó khớp gối của bạn sẽ giảm được những tác động, sức ép từ trọng lượng của cơ thể một cách đáng kể.

Ngoài ra khi đi bộ, nồng độ oxy sẽ được hít thở nhanh và hít thở nhiều. Điều này giúp người bệnh thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng thời giúp cơ thể loại bỏ những chất độc hại.

Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối giai đoạn nhẹ khi đi bộ giúp xây dựng lại khớp xương, củng cố đôi chân và duy trì cân nặng

Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ như thế nào là đúng cách?

Trước hết bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cần rút ngắn khoảng cách đi bộ lại. Bạn chỉ nên đi bộ trong một khoảng cách ngắn, một khoảng cách phù hợp đối với từng mức độ phát triển bệnh lý.

Trước mỗi bài tập đi bộ, người bệnh nên làm nóng khớp gối bằng một bước khởi động. Để hoàn thành bước này, bạn có thể thực hiện một vài động tác khởi động như duỗi gập gối hoặc căng cơ cẳng chân ít nhất 10 phút. Đồng thời xoa bóp gối một cách nhẹ nhàng.

Sau khi đã kết thúc thời gian đi bộ, người bệnh cần tránh để cho đầu gối căng thẳng bằng cách để đầu gối vận động thật nhẹ nhàng rồi mới ngồi nghỉ ngơi.

Khoảng cách đi bộ

Trong thời gian đi bộ, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần bước đi vừa phải, không nên bước đi quá nhanh nhưng cũng không nên bước đi quá chậm và không bước quá dài. Bởi những động tác gồm quá nhanh, quá chậm hoặc quá dài điều có khả năng tạo áp lực lên khớp gối. Từ đó khiến tình trạng thoái hóa khớp gối của bạn càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khoảng cách đi bộ được cho là thích hợp nhất chính là một hoặc hai bước chân phụ thuộc vào chiều cao của từng bệnh nhân.

Thời gian đi bộ

Mỗi ngày bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên dành thời gian đi bộ từ 30 – 60 phút tùy thuộc vào điều kiện thời gian hoặc tình trạng sức khỏe ở mỗi người. Tuy nhiên bạn nên chia nhỏ thời gian đi bộ ra thay vì phải đi bộ liền một lúc. Mỗi lần đi bộ, bạn nên đi bộ khoảng từ 15 – 20 phút, sau đó nghỉ ngơi khoảng 3 – 5 phút rồi hãy tiếp tục đi bộ. Hoặc bạn chia nhỏ thời gian để đi bộ khoảng 2 – 3 trong ngày.

Tốt nhất bạn nên đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Đi bộ trên những con đường ít khói bụi, ít xe cộ và yên tĩnh.

Cách đi bộ

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cần đi bộ một cách nhẹ nhàng nhưng không quá chậm. Khi đi lưng phải thẳng, mặt và mắt hướng về phía trước, tay đánh tự do, vừa đi vừa ngắm cảnh, để đầu óc thư giãn và hít bầu không khí trong lành. Bạn nên thay đổi đoạn đường đi bộ cũng như thay đổi phong cảnh thường xuyên để tránh gây nhàm chán.

Vật dụng mang theo

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt mồ hôi. Bên cạnh đó bạn nên mang giầy thể thao hoặc giầy chuyên dành cho người đi bộ.

Trong thời gian đi bộ, để tránh mất tập trung, bạn không nên mang theo máy nghe nhạc, không mang theo điện thoại. Đồng thời không dắt theo chó mèo hoặc trẻ em.

Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ như thế nào là đúng cách?
Trước mỗi bài tập đi bộ, người bị thoái hóa khớp gối nên làm nóng khớp gối bằng cách thực hiện một vài động tác khởi động như duỗi gập gối hoặc căng cơ cẳng chân, xoa bóp gối ít nhất 10 phút

Người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý những gì khi đi bộ?

Bệnh nhân bị thoái vị đĩa đệm cần nhớ rằng bạn không nên đi bộ quá sức. Bởi khi bị thoái hóa, khớp gối của bạn rất nhạy cảm. Bên cạnh đó chúng rất dễ bị tổn thương. Bạn cần dừng lại nếu như nhận thấy khớp gối, cơ thể của bạn có những dấu hiệu sau:

  • Khớp gối sưng đột ngột
  • Tình trạng đau nhức khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn khiến bạn không thể giữ thăng bằng hoặc đứng trên một chân.
  • Có cảm giác cơ thể không ổn định, bạn có thể ngã quỵ bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp này người bệnh cần lấy khăn sạch bọc một ít đá. Sau đó chườm khăn này lên đầu gối bị đau. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau và làm giảm tình trạng sưng tấy. Nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày để khớp gối của bạn có thể ổn định hơn.

Ngoài ra, trong thời gian đi bộ bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Làm nóng cơ thể và đầu gối trước khi đi bộ là bước vô cùng quan trọng ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Chính vì thế bạn không nên bỏ qua bước co duỗi, những động tác khởi động hoặc xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng tuyệt đối không nên đi bộ. Bởi trong thời gian này khớp gối của bạn rất yếu và rất dễ tổn thương. Nếu cố tình đi bộ, khớp gối của bạn sẽ ngày càng đau nhức, tổn thương dữ dội do phải chịu nhiều áp lực và những tác động từ trọng lượng của cơ thể.
  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối đặc biệt tránh luyện tập những môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh và di chuyển nhiều như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, đẩy tạ…
  • Bên cạnh bài tập đi bộ, những người có đầu gối bị thoái hóa có thể lựa chọn thêm cho mình một số bài tập, môn thể thao khác. Cụ thể như đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh… Bởi đây đều là những môn thể thao, bài tập không khiến khớp gối chịu nhiều áp lực.
  • Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối tuyệt đối không được đi bộ trên quảng đường quá dài. Bên cạnh đó thời gian đi lại không kéo dài quá 60 phút. Tốt nhất bạn chỉ nên đi bộ 30 phút/ngày. Bởi điều này sẽ khiến bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp. Hơn thế, nếu đi bộ quá lâu, đi bộ trong một quảng đường dài, hai khớp gối sẽ chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Từ đó gây ra áp lực khiến khớp gối bị chèn ép. Những khớp khác cũng phải hoạt động nên có khả năng sẽ làm cho tình trạng thoái hóa khớp gối của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý những gì khi đi bộ?
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối tuyệt đối không được đi bộ trên quảng đường quá dài, thời gian đi lại không kéo dài quá 60 phút

Bài viết là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?”. Hy vọng những thông tin này thực sự bổ ích cho bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về bài tập đi bộ đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này, bạn nên liên hệ và trao đổi trực tiếp cùng với bác sĩ chuyên khoa.

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/khang-sinh-dieu-tri-viem-khop/

https://drbacsi.com/cac-buoc-cham-soc-da/

https://drbacsi.com/dau-ngon-tay-chan-te-nhu-kim-cham/

https://drbacsi.com/uong-ruou-xong-bi-te-tay/

https://drbacsi.com/bien-chung-dau-da-day-nguy-hiem-nhat/

https://drbacsi.com/toc-bac-som-thieu-chat-gi/

https://drbacsi.com/chua-viem-thanh-quan-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/lac-noi-mac-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-sao-cho-hieu-qua/

https://drbacsi.com/chua-viem-tien-liet-tuyen-o-dau/

https://drbacsi.com/chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y/

Commentaires
Aucun commentaire. Soyez le premier.