Blogues Blogues

Retour

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị an toàn


Hắc lào ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với làn da còn non nớt của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản liên quan đến hắc lào như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để kịp thời giúp trẻ xử lý tổn thương ngoài da mà không để lại sẹo thâm về sau.

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là gì?

Hắc lào (tên khác: Lác đồng tiền) là một tình trạng nhiễm trùng da do nấm gây ra, có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Hắc lào có nhiều thể bệnh khác nhau nhưng phần lớn đều đặc trưng bởi những vết hình tròn màu đỏ giống như phát ban xuất hiện trên da.

Theo các bác sĩ, hắc lào ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, thậm chí trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 12 tháng còn có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Lý do là vì lúc này cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ thống miễn dịch và đề kháng còn yếu ớt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương cho làn da.

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là căn bệnh da liễu do nấm gây ra
Hắc lào ở trẻ sơ sinh là căn bệnh da liễu do nấm gây ra

Hắc lào ở trẻ em dù không có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Không những vậy, nếu điều trị muộn hoặc điều trị sai cách còn có thể khiến làn da của trẻ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ sau này.

Nguyên nhân gây hắc lào ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng hắc lào ở trẻ là do một nhóm vi nấm có tên dermatophytes. Các loại nấm phổ biến thuộc nhóm này có thể kể đến như trichophyton, microporum, epidermophyton. Mỗi loại lại gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể, triệu chứng mà chúng gây ra cũng có một số điểm khác biệt nhất định.

Sau khi xâm nhập được vào da, nấm bắt đầu ăn mòn các tế bào biểu bì, làm xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Chúng khiến cho da bị tổn thương và không thể sản sinh thêm mô mới, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da.

Các yếu tố khiến nấm dermatophytes dễ dàng tấn công trẻ sơ sinh hơn gồm có:

  • Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, dẫn đến việc hệ thống miễn dịch không đủ vững chắc để chống lại các bào tử nấm hoặc vi khuẩn.
  • Cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Đây được xem là yếu tố phổ biến nhất khiến lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh phát triển dễ dàng. Da không được vệ sinh tích tụ mồ hôi và tế bào chết, tạo điều kiện để nấm sinh sôi.
  • Các yếu tố thường thấy khác: Môi trường sống nóng ẩm, hệ thống miễn dịch yếu do bệnh tật hoặc thuốc men, tiếp xúc thân thể với người bệnh hoặc vật nuôi bị hắc lào.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Triệu chứng hắc lào ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào vị trí da bị viêm nhiễm. Dưới đây là một số dấu hiệu bị hắc lào ở trẻ em phổ biến nhất:

  • Hắc lào ở bàn chân: Phần da ở giữa các ngón chân trở nên trắng bất thường, phát ban ngứa ngáy ở bàn chân, lòng bàn chân xuất hiện các nốt mụn rộp.
  • Hắc lào vùng bẹn: Vùng da bẹn nổi lên các hình tròn màu đỏ nhiều kích thước khác nhau, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, trẻ bị đau ở bẹn và quấy khóc.
  • Lác đồng tiền da đầu: Phát ban đỏ và có vảy trên da đầu, ngứa da dầu, tóc của trẻ bị rụng, sốt nhẹ, nổi hạch ở cổ, da đầu có mụn mủ.
  • Hắc lào móng tay, móng chân: Móng tay, móng chân bị vàng hoặc phần móng trở nên dày cộm bất thường.
  • Hắc lào trên mặt trẻ em: Đây là loại hắc lào thường thấy nhất và có thể ảnh hưởng đến các vùng da cơ thể khác. Triệu chứng gồm có những nốt đỏ hình tròn, ngứa ngáy. Khi bệnh hắc lào ở mặt phát triển nặng, màu của nốt đỏ có thể mờ đi.
Bệnh đặc trung bởi những đốm đỏ hình tròn trên da của trẻ
Bệnh đặc trung bởi những đốm đỏ hình tròn trên da của trẻ

Điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Các biện pháp cũng được xem xét kỹ lưỡng dựa trên mức độ tổn thương mà da đang phải chịu đựng. Bé bị hắc lào bôi thuốc gì, uống thuốc gì? Cha mẹ tham khảo một số phương pháp sau đây:

Thuốc Tây y chữa bệnh hắc lào

Thuốc trị hắc lào cho trẻ sơ sinh theo Tây y gồm có những loại sau:

  • Thuốc bôi ngoài da: Đây là biện pháp được nhiều cha mẹ áp dụng nhất hiện nay vì hiệu quả và tính an toàn cao. Thuốc bôi giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy và ngăn không cho viêm nhiễm lan rộng hơn. Kem trị hắc lào cho bé thường là lotrimin, miconazole,…
  • Xà bông và dầu gội diệt nấm: Ngoài các thuốc bôi ngoài da, cha mẹ cũng nên sử dụng thêm các loại xà bông, dầu gội đầu có khả năng diệt nấm. Thành phần trong những sản phẩm này thường là những hoạt chất kháng nấm, giúp trẻ thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy khó chịu kéo dài.
  • Thuốc chống viêm: Trong trường hợp da của trẻ xuất hiện lớp sừng hoặc vết loét thứ phát, các bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc chống viêm steroids. Thuốc giúp giảm đau, giảm viêm và hạn chế các biến chứng nguy hiểm tuy nhiên cần được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Thuốc kháng nấm: Do nguyên nhân bệnh hắc lào ở trẻ là do nấm gây ra, vì vậy trong đơn điều trị có thể bao gồm cả thuốc kháng nấm. Thuốc kháng nấm có nhiều dạng bào chế kháng nhau, ví dụ kem bôi, dung dịch, viên uống, cha mẹ nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng thuốc, đúng tình trạng. Ví dụ: Amorolfine, ketoconazole,….

Xem thêm

Hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da
Hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da

Mẹo dân gian chữa hắc lào cho bé

Các mẹo vặt dân gian chủ yếu sử dụng thành phần thảo dược tự nhiên, vì vậy mà ít gây kích ứng đối với làn da của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với các tình trạng nhẹ.

  • Nha đam: Nha đam sở hữu rất nhiều công dụng tốt cho da nhờ vào đặc tính chống viêm và sát khuẩn hiệu quả. Cách sử dụng nha đam đơn giản như sau: Cha mẹ gọt sạch lớp vỏ cứng bên ngoài của cây nha đam, dùng dao thái phần thịt nha đam thành các lát mỏng. Sau đó, dùng phần thịt nha đam đắp lên trên vùng da bị hắc lào của trẻ. Thời gian đắp nha đam khoảng 10 đến 15 phút. 
  • Chuối xanh: Chuối xanh có chứa nhiều nhựa chát với tác dụng giảm ngứa, giảm đau rát và phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh bị hắc lào. Cha mẹ sau khi tắm rửa cho trẻ thì dùng chuối xanh đã cắt thành các lát mỏng đắp lên trên vùng da viêm nhiễm của trẻ. Thời gian đắp chuối xanh từ 15 đến 20 phút hàng ngày,
  • Rau răm: Rau răm là cách chữa hắc lào tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Theo y học cổ truyền, rau răm mùi thơm, vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giảm ngứa ngáy và chống viêm. Cách thực hiện: Cha mẹ giã nát một nắm nhỏ rau răm, vắt lấy phần nước cốt rồi dùng thoa lên vùng da hắc lào ở trẻ. Thực hiện bài thuốc rau răm đều đặn từ 2 đến 3 lần hàng ngày.

Chữa hắc lào bằng thuốc Đông y

Hắc lào trẻ sơ sinh cũng có thể được điều trị hiệu quả bằng các bài thuốc Đông y dạng bôi hoặc ngâm rửa sau đây:

  • Bài thuốc Tam tử thang: Đây là bài thuốc dùng rửa bên ngoài da với tác dụng giảm ngứa ngáy và ngăn không cho hắc lào tiếp tục lan rộng sang các vùng da khỏe mạnh. Thành phần: Hoàng bá, địa phụ tử, khổ sâm, thương nhĩ tử, sa sàng tử. Cách dùng: Sắc thuốc với 2l nước lạnh trong 20 phút, nhân khi nước thuốc còn ấm thì dùng để ngâm rửa cho trẻ.
  • Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang: Bệnh lác đồng tiền ở trẻ em cũng có thể sử dụng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là bài thuốc bôi với các công dụng chính như hồng hoa, đương quy, sa đằng tử, kim ngân hoa. Cách sử dụng thuốc rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ làn da của bé rồi bôi thuốc lên, ngày dùng từ 1 đến 2 lần. Bài thuốc có tác dụng chữa lành tổn thương bên ngoài, giảm ngứa ngáy và tái tạo da hiệu quả.
  • Bài thuốc Hồng phấn cao: Bài thuốc chữa hắc lào cho trẻ sơ sinh này lương huyết hóa ban, giảm cảm giác đau rát và ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng, hiệu quả. Thành phần chính của Hồng phấn cao gồm có: Bột hồng phần và ngọc hoàng cao. Các vị trên sau khi bào chế thành cao thì dùng bôi ngoài da cho trẻ, ngày từ 1 đến 2 lần. 
  • Bài thuốc An bì thang: An bì thang là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Đối với bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể sử dụng An bì thang dạng ngâm rửa và dạng bôi ngoài. Thành phần chính trong những bài thuốc này đều là các dược liệu quý như hoàng liên, sài đất, tang bạch bì, mật ong,… An bì thang giúp thông thoáng lỗ chân lông, sát trùng, tái tạo da và phục hồi thương tổn da. Cha mẹ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đông y cũng là biện pháp điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh được nhiều cha mẹ lựa chọn
Đông y cũng là biện pháp điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh được nhiều cha mẹ lựa chọn

Bé bị hắc lào nên đi khám ở đâu?

Trẻ sơ sinh bị hắc lào cha mẹ có thể đưa trẻ đến thăm khám tại các địa chỉ sau đây:

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Trung tâm này là nơi nghiên cứu, sáng tạo và phát triển những bài thuốc Đông y với những nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế. Không những có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, đơn vị còn sở hữu nhiều bài thuốc da liễu độc quyền, ví dụ như Thanh bì dưỡng can thang. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc có hai cơ sở: (Hà Nội) Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân và (TP.HCM) số 145 Hoa Lan, P.2, quận Phú Nhuận. Liên hệ thông qua số: (Hà Nội) 024 7109 6699 và (TP.HCM) 028 7109 6699.
  • Bệnh viện Từ Dũ: Bệnh viện Từ Dũ là nơi chuyên tiếp nhận và giải quyết những vấn đề sức khỏe ở sản phụ và trẻ sơ sinh. Nơi đây đáp ứng đầy đủ nhu cầu từ trang thiết bị, chất lượng dịch vụ đến trình độ chuyên môn y bác sĩ. Các bác sĩ da liễu của bệnh viện luôn tận tình chăm sóc và tìm ra phương hướng điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhi. Bệnh viện Từ Dũ nằm ở số 284 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM. Liên hệ thông qua số: 028 5404 2829.
  • Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn: Đơn vị này là nơi chuyên điều trị các bệnh lý da liễu bằng phương pháp Đông y cổ truyền. Bệnh nhi khi đến đây sẽ được chẩn đoán và chữa trị bởi các thầy thuốc có chuyên môn giỏi, luôn tận tâm hết lòng với người bệnh. Không những vậy, đơn vị còn nghiên cứu nhiều bài thuốc độc quyền như An bì thang rất hiệu quả với bệnh hắc lào. Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam có hai cơ sở chính: (Hà Nội) Số 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân và (TP.HCM) số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, quận 1. Liên hệ thông qua số: (Hà Nội) 024 6260 5666 và 0983 058 939 hoặc (TP.HCM) 028 7109 9808 và 090 304 7368.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Đơn vị y tế này luôn là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối cùng của nhà nước, đảm bảo đội ngũ bác sĩ cũng như trang thiết bị đạt chất lượng tốt nhất. Khoa Da liễu của bệnh viện được đánh giá cao về dịch vụ cũng như hiệu quả khám chữa bệnh. Bệnh viện Bạch Mai nằm ở số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ thông qua số: 08 6958 7728. 
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ giúp điều trị bệnh hắc lào ở trẻ
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ giúp điều trị bệnh hắc lào ở trẻ

Phòng tránh hắc lào ở trẻ sơ sinh

Hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể được phòng tránh thông qua các biện pháp sau đây:

  • Đảm bảo làn da của trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cha mẹ cũng nên sử dụng thêm những loại sữa tắm có tính diệt khuẩn, diệt nấm dịu nhẹ và an toàn trẻ sơ sinh.
  • Không nên cho trẻ mặc quá nhiều áo, lựa chọn những trang phục thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi như cotton, lụa,…
  • Không để trẻ tiếp xúc quá gần với thú nuôi trong nhà, nhất là những loài dễ mang vi trùng như chó và mèo.
  • Dọn dẹp thường xuyên không gian sống và phòng của bé. Cha mẹ cũng nên lắp đặt thêm điều hòa và máy tạo độ ẩm để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.
  • Đảm bảo vệ sinh đối với đồ vật cá nhân của trẻ, ví dụ quần áo, chăn màn, khăn lau mặt, bình bú sữa. Không để cho trẻ mút tay hoặc cắn móng tay.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da của bé bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, thoa kem dưỡng sau khi tắm. Cha mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với làn da của bé.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch ở trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ bú sữa mẹ được xem là biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề hắc lào ở trẻ sơ sinh. Đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho làn da bé. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để thăm khám và điều trị sớm.


Nguồn nội dung: https://trungtamytedpbackan.com/hac-lao-o-tre-so-sinh.html
Trang chủ: https://trungtamytedpbackan.com/
Commentaires
Aucun commentaire. Soyez le premier.