Blogues Blogues

Retour

Các thuốc gây viêm loét xuất huyết dạ dày

Ngay cả các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc tây trị bệnh, và cần có sự phối hợp thuốc cụ thể của những người có chuyên môn cao để hạn chế thấp nhất khả năng gây hại tới dạ dày cũng như bộ phận khác của cơ thể. Một số loại thuốc mà khi sử dụng thường xuyên và không đúng liều lượng có thể gây nên các tai biến nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày..Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê ra những loại thuốc chữa bệnh có thể gây nên tác dụng phụ viêm loét xuất huyết dạ dày mà mọi người nên cảnh giác ngay sau đây nha.
Các thuốc gây viêm loét xuất huyết dạ dày 

Sử dụng thuốc tây có thể gây viêm loét xuất huyết dạ dày

Rất nhiều loại thuốc trị bệnh có chung tác dụng phụ đó là gây nên viêm loét- xuất huyết dạ dày. Biểu hiện của bệnh này thường gồm: cảm giác đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng; chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng. Tác dụng phụ xuất hiện cả khi dùng đường uống hoặc đường tiêm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chính là tác dụng phụ này hay gặp nhất do một mặt thuốc gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác nó làm giảm quá trình sản xuất chất nhầy tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc. Khi dùng đường uống, thuốc sẽ gây loét theo 2 cơ chế: kích ứng trực tiếp dạ dày và do giảm chất nhầy.
Còn đối với việc dùng thuốc ở các đường dùng khác thì thuốc có thể gây loét theo cơ chế giảm chất nhày hoặc gây tăng tiết dịch vị. Dùng thuốc theo đường uống tác dụng gây loét sẽ tăng lên rất nhiều trong khi đuờng uống lại là đường dùng phổ biến.
Đáng lo ngại hơn nữa là nhiều loại thuốc có thể làm hư hỏng niêm mạc dạ dày trầm trọng, gây nên những tổn thương lớn làm dạ dày xuất huyết gây viêm loét dạ dày. Trong đó các thuốc corticoid có thể gây thủng dạ dày. Các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Các dẫn chất này khi ở trong môi trường acid của dạ dày lại rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám trong dạ dày, tinh thể acid trong dạ dày sẽ kích thích trực tiếp gây loét.

Một số thuốc giảm đau dễ gây viêm loét và xuất huyết dạ dày

Một số loại thuốc tây được các chuyên gia cảnh báo có thể gây nguy hại nghiêm trọng tới dạ dày mà mọi người nên cảnh giác cao gồm những thuốc như: 
– Thuốc Aspirin: Đây là thuốc hay dùng nhất trong nhóm dẫn xuất của acid salicylic. Aspirin có tác dụng giảm đau tốt nên được nhiều người tín nhiệm để uống khi bị sốt cao, nhức đầu, đau răng, đau người, thấp khớp cấp và mạn. Ngoài tác dụng hạ sốt và giảm đau, chống viêm còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, vì vậy thuốc làm giảm quá trình đông máu. Tuy nhiên, đây cũng là thuốc nguy cơ rất cao gây viêm loét dạ dày tá tràng. Lạm dụng thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày.
– Thuốc Diclofenac (voltaren, diclofen): Là thuốc giảm đau, chống viêm thường dùng để điều trị các chứng viêm đa khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng… Đây cũng là một trong những thuốc gây loét dạ dày – tá tràng – ruột khá nguy hiểm nếu lạm dụng thuốc.
– Thuốc Ibuprofen: Có trong thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau như alaxan, antidol và thường được kết hợp với paracetamol (thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt) có thể giảm cơn đau nhanh chóng do ức chế sự tổng hợp hay phóng thích prostaglandin. Tuy nhiên, thuốc thường gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa. Có tới 5 – 15% người bệnh dùng ibuprofen gặp hiện tượng: chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn, nặng hơn là loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày, ruột…
– Thuốc Indomethacin: Có tác dụng chống viêm, giảm đau, dùng để điều trị đau lưng, viêm dây thần kinh, viêm khớp mạn tính… Lạm dụng thuốc có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng, ruột, rối loạn đông máu.
– Các thuốc meloxicam (mobic, M-cam, camrox); pirocicam (fendene); tenocicam (ticoltil) được dùng trong điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống cứng khớp. Tuy phản ứng có hại gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa ít gặp hơn nhưng vẫn là nhóm thuốc có nguy cơ cao gây chảy máu đường tiêu hóa nếu bị lạm dụng, dùng liều cao kéo dài.

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://www.chuatribenhdaday.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://www.chuatribenhdaday.com/nhung-cach-tri-dau-da-day-tai-nha-hieu-qua-bat-ngo.html

https://www.chuatribenhdaday.com/thuoc-khang-sinh-dieu-tri-viem-loet-da-day.html

https://www.chuatribenhdaday.com/noi-soi-xac-dinh-benh-da-day.html

https://www.chuatribenhdaday.com/trieu-chung-lam-sang-benh-trao-nguoc-da-day.html

https://www.chuatribenhdaday.com/an-uong-the-nao-de-tranh-o-hoi.html

https://www.chuatribenhdaday.com/an-lau-nong-rat-de-bong-mieng-da-day.html

https://www.chuatribenhdaday.com/bai-thuoc-chua-ung-thu-da-day-hieu-qua.html

https://www.chuatribenhdaday.com/thuoc-chua-dau-da-day-phosphalugel-co-tot-khong.html

https://www.chuatribenhdaday.com/5-bai-thuoc-dan-gian-chua-dau-da-day-tot-nhat.html

https://www.chuatribenhdaday.com/5-loai-trai-cay-can-tuyet-doi-tranh-khi-bi-dau-da-day.html

Commentaires
Aucun commentaire. Soyez le premier.