Blogit Blogit

Takaisin

Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến hiện nay

Bệnh vảy nến hiện nay đang được điều trị bằng nhiều phương pháp tích cực khác nhau. Hầu hết các phương pháp này đều tập trung làm giảm các dấu hiệu do bệnh vảy nến gây  ra. Thế nhưng, người bệnh vảy nến nên nhớ một điều chẳng có loại thuốc tiên nào có thể chữa trị bệnh tận gốc mà không gây ra tác dụng phụ gì? Cái gì cũng có 2 mặt tích cực và tiêu cực nên khi điều trị, người bệnh nên tìm hiểu qua các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến hiện nay nhằm tránh bị ảnh hưởng xấu tới làn da của mình. 

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến và tác dụng phụ đi kèm

Tính tới thời điểm hiện tại một số loại thuốc mới trị bệnh vảy nến đang được đưa vào thử nghiệm trị bệnh vảy nến. Nhưng nhìn chung hiệu quả của các loại thuốc này còn phụ thuộc nhiều vào từng cơ địa khác nhau. Chung quy lại vẫn chưa có một loại thuốc nào có tác dụng chữa bệnh vảy nến dứt điểm hoàn toàn.

Hầu hết các phương pháp hiện tại đều tập trung giảm các triệu chứng da bong tróc, tổn thương do bệnh vảy nến gây ra. Tuy nhiên hầu như phương pháp nào cũng có mặt hạn chế, xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn mà mọi người nên cảnh giác khi dùng.

1/ Phương pháp dùng thuốc 

Mỗi loại thuốc uống hay thuốc bôi đều gây ra các tác dụng phụ không mong muốn tùy vào thành phần có trong thuốc. Một số loại thuốc dùng trị bệnh vảy nến có những tác dụng phụ ngoài ý muốn mà mọi người nên cảnh giác như:

  • Thuốc corticosteroids

Đây là loại thuốc được dùng nhiều trong những trường hợp bị vảy nến diện rộng, giúp giảm viêm rất tốt. Nhưng bên cạnh mặt tích cực trị bệnh thì dùng thuốc corticosteroid có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Khiến teo da, da mỏng hơn và gây viêm nặng hơn nếu dùng không hợp lý.

  • Thuốc Anthralin:

Tác dụng trị bệnh vảy nến của thuốc anthralin theo cơ chế chính là làm giảm sự phát triển của tế bào, giảm sừng hóa trên da. Tuy nhiên thuốc anthralin cũng gây ra một số tác dụng phụ không muốn như gây kích ứng da gây nổi mề đay, dị ứng thuốc. Tốt nhất khi dùng nên lưu lại trên da một thời gian ngắn và nên rửa lại sau đó.

  • Thuốc Salicylic acid

Đây là nhóm thuốc bạt sừng điển hình dùng điều trị các bệnh vảy nến hiệu quả, giảm các tế bào da chết  hoàn toàn. Nhưng tác dụng phụ của thuốc salicylic acid có thể gặp phải là dùng điều trị bệnh vảy nến da đầu có thể làm rụng tóc , dễ gây kích ứng da.

  • Thuốc Tazarotene

Tazarotene là một thuốc kem bôi retinoid, có chứa thành phần chủ yếu là vitamin A cho tác dụng trị bệnh tại chỗ, Tuy nhiên dùng thuốc Tazarotene cũng gặp phải một số rủi ro là gây kích ứng da dị ứng, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Cấm dùng thuốc cho phụ nữ mang thai vì khả năng gây dị tật bẩm sinh khá cao.  Tác dụng phụ khác của thuốc như:

Gây bệnh ở gan

Da khô, nứt nẻ bong tróc

Đau khớp

Giảm thị lực

  • Thuốc Methotrexate

Thuốc methotrexate có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vảy nến nhờ làm chậm sự phát triển của tế bào da, đồng thời ngăn ngừa viêm da. Tuy nhiên thuốc cũng gây ra tác dụng phụ không mong muốn là: Chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa. Dùng lâu có thể gây tổn thương gan và các vấn đề về máu.

- Bạn nên biết :   Một số loại thuốc có thể kích hoạt hoặc làm bệnh vẩy nến nặng hơn

2/ Phương pháp sử dụng ánh sáng 

Dùng các tia cực tím có bức sóng điều chỉnh chiếu vào vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến, nhằm kiểm soát sự bùng phát bệnh vảy nến. Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho người bệnh như:

  • Làm da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Đau rát da, bỏng nhẹ
  • Buồn nôn, chóng mặt, ngứa đỏ da
  • Nguy cơ bị ung thư da cao

3/ Phương pháp sinh học trị liệu 

Phương pháp này là sử dụng các tế bào sống được đưa vào cơ thể người để điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên phương pháp này đang gặp nhiều ý kiến trái chiều khi tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm gây ra bệnh lao phổi.

Dễ thấy hầu hết các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay đều có khả năng gây ra các tác dụng phụ không hề mong muốn. Do đó những ai đang mắc phải bệnh vảy nến khi chọn lựa điều trị nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro đáng tiếc có thể gặp phải.

- Xem thêm bài viết: Các loại thuốc mỡ và kem trị bệnh vảy nến tốt nhất

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://www.benhvaynenasung.com/

https://viendalieu.vn/

https://www.benhvaynenasung.com/dieu-tri-benh-viem-khop-vay-nen.html

https://www.benhvaynenasung.com/stress-thu-pham-gay-nen-benh-vay-nen-ai-ngo-den.html

https://www.benhvaynenasung.com/nguoi-bi-vay-nen-nen-kieng-an-gi-loi-khuyen-cua-bac-si.html

https://www.benhvaynenasung.com/xin-hoi-danh-sach-cac-phong-kham-da-lieu-tai-hai-phong.html

https://www.benhvaynenasung.com/cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-vay-nen-giot.html

https://www.benhvaynenasung.com/lam-gi-khi-benh-vay-nen-tai-phat.html

https://www.benhvaynenasung.com/tranh-xa-nhung-thuc-pham-giau-gluten-de-cai-thien-benh-vay-nen.html

https://www.benhvaynenasung.com/tac-dung-cua-nuoc-am-doi-voi-benh-vay-nen.html

https://www.benhvaynenasung.com/bac-si-gioi-dieu-tri-benh-da-lieu-cho-tre-o-tphcm.html

https://www.benhvaynenasung.com/5-bien-phap-lam-giam-kich-ung-da-do-benh-vay-nen.html

Comments
Ei kommenteja vielä. Ole ensimmäinen.