Blogit Blogit

Takaisin

Hen suyễn ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hen suyễn là bệnh mãn tính đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, vì phát hiện chậm trễ nên việc điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như: Thường xuyên lên cơn, nhập viện thậm chí là tử vong. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cụ thể nhất về dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị để cha mẹ sớm nhận biết và điều trị cho trẻ.

Hen suyễn ở trẻ em là gì?

Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, đường dẫn khí hình ống sẽ đưa không khí vào và ra khỏi phổi. Tuy nhiên, khi đường hô hấp này bị viêm sẽ dẫn tới phù nề, nhạy cảm và phản ứng mạnh với các chất hít vào ở trẻ. 

Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn người lớn từ 5 - 10%
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn người lớn từ 5 – 10%

Khi đường dẫn khí bị kích ứng, các cơ quan xung quanh sẽ co thắt lại khiến đường dẫn khí bị thu hẹp, ngăn không khí vào phổi. Khi đường dẫn này ngày một thu hẹp nhiều hơn, các tế bào hô hấp sẽ tạo ra chất nhầy nhiều hơn so với bình thường khiến đường hô hấp bị bít kín gây nên triệu chứng hen phế quản. Những cơn hen sẽ xuất hiện liên tục mỗi lần đường hô hấp bị viêm.

Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ

Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ nhỏ thường bắt nguồn từ những nguyên nhân:

  • Các dị nguyên trong gia đình như mạt bụi nhà, lông thú, gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa chất…
  • Dị nguyên từ môi trường bên ngoài như bụi đường phố, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm trùng như virus, hương khói các loại…
  • Nhiễm trùng trong đó chủ yếu là do virus
  • Than, bụi bông, hóa chất độc hại trẻ vô tình tiếp xúc
  • Khói thuốc lá thụ động hút bởi những người xung quanh
  • Ô nhiễm từ môi trường không khí

Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em: Cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Các đợt khởi phát hen suyễn ở trẻ em thường bắt nguồn từ việc tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như: lông thú, hóa chất, khói thuốc, phấn hoa hoặc thay đổi thời tiết, nhiễm trùng không khí.

Những tác nhân gây bệnh và khiến bệnh hen suyễn ngày càng nặng
Những tác nhân gây bệnh và khiến bệnh hen suyễn ngày càng nặng

Trẻ mắc bệnh hen suyễn thường có một số dấu hiệu chung, bao gồm:

  • Ho nhiều, nhất là về đêm, tái phát nhiều lần. Đay là phản ứng giúp cơ thể trẻ bài tiết và đẩy chất kích ứng ra ngoài. Tuy ho là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp khác nhau nhưng nếu tình trạng kéo dài, nhất là ban đêm thì có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh hen suyễn.
  • Thở khò khè: Khi phế quản bị phù nề, có nhiều chất nhày không khí đi qua sẽ bị cản trở tạo thành âm thanh khò khè. Đây là dấu hiệu điển hình và dễ nhận thấy nhất ở người bệnh hen suyễn.
  • Khó thở, thở nhanh và gấp: Khi đường thở bị co hẹp trẻ cần thở nhanh và gấp để đảm bảo cung cấp đủ O2 cho cơ thể. Triệu chứng hen suyễn ở trẻ này sẽ nặng hơn khi trẻ vận động chạy nhảy, leo cầu thang…
  • Sắc mặt nhợt nhạt, đổ mồ hôi: Vì lượng O2 cung cấp cho cơ thể không đủ, trẻ sẽ mệt mỏi, nhợt nhạt và thường xuyên bài tiết mồ hôi.

Hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhóm trẻ em từ 12 đến 13 tuổi ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh hen cao hàng đầu Châu Á và đang ngày một gia tăng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hen suyễn ở trẻ có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Xẹp phổi: Đây là biến chứng thường gặp ở hơn 1/3 trẻ em nhập viện. Khi bệnh hen được kiểm soát, tình trạng xẹp phổi sẽ được cải thiện.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Ở trẻ bị hen suyễn, sự đàn hồi của các phế nang sẽ giảm dần theo theo thời gian. Điều này dẫn đến thể tích khí thở ra giảm, khí cặn tăng.
  • Tràn khí màng phổi, trung thất: Khi bị hen phế quản các phế nang bị giãn rộng. Tại các vùng phế nang bị giãn ít có mạch máu nuôi dưỡng, áp lực trong phế nang tăng. Khi vận động nhiều, làm việc nặng hoặc ho mạnh, phế nang dễ bị vỡ gây tràn màng phổi, tràn khí trung thất.
  • Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: Thiếu O2 lâu ngày dẫn tới tình trạng suy hô hấp, nếu kéo dài gây ra thiếu oxy não.
  • Suy hô hấp: Đây là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân suy hô hấp cảm thấy khó thở liên tục, tím tái, đôi lúc ngừng thở và phải được sự hỗ trợ của máy thở. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được sử dụng thuốc và máy hỗ trợ kịp thời.

Bệnh hen suyễn có lây không?

Nhiều người lo ngại về việc lây nhiễm bệnh hen suyễn. Thực tế đây không phải bệnh lây nhiễm từ người sang người. Dù vậy, bệnh lại có tính chất di truyền, nếu trong gia đình cha mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.

Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Hiện tại chưa có thuốc nào chữa khỏi triệt để được bệnh hen suyễn, người mắc bệnh sẽ phải chung sống với nó cả đời. Tuy vậy, nếu điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể kiểm soát được hoàn toàn, không có hoặc ít xuất hiện triệu chứng, chức năng phổi hoạt động tốt gần như người bình thường.

Cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính

Chữa bệnh hen suyễn bằng mẹo dân gian

Lá hẹ

Chữa hen suyễn bằng lá hẹ bằng cách sử dụng 1 nắm lá hẹ rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước uống trực tiếp. Ngoài ra để đẩy lùi triệu chứng thở khò khè do viêm phế quản có thể dùng lá hẹ sắc lấy nước uống.

Lá hẹ có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh hen suyễn
Lá hẹ có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh hen suyễn

Hạt tía tô

Hạt tía tô kết hợp với các vị thuốc khác như: Bán hạ, trần bì, hạt ý dĩ, hạt củ cải… đem đun sắc sẽ được bài thuốc chữa hen phế quản hiệu quả. 

Ngải cứu

Dùng thân và lá ngải cứu đem phơi khô để đốt và ngửi khó sẽ giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Nhờ vậy, người bệnh hen suyễn sẽ thở dễ dàng hơn.

Nước chanh

Thường xuyên uống nước chanh sẽ giúp làm sạch, cải thiện khả năng hoạt động cho phổi khiến người bệnh thở dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nước chanh còn hiệu quả tuyệt vời trong việc ngăn chặn những yếu tố gây dị ứng tiếp xúc với hệ hô hấp, giảm nguy cơ xảy ra cơn hen ở người bệnh.

Phác đồ điều trị bệnh hen suyễn

Mục tiêu

  • Phòng tránh các triệu chứng mãn tính và khó chịu
  • Duy trì cho trẻ chức năng hô hấp bình thường hoặc gần như bình thường
  • Duy trì mức độ hoạt động bình thường cho trẻ, kể cả khi vận động mạnh
  • Phòng tránh các đợt hen cấp
  • Cung cấp các liệu pháp dùng thuốc tối ưu ít tác dụng phụ nhất có thể cho trẻ
  • Điều trị cắt cơn và dự phòng ngoài cơn hen

Thuốc điều trị bệnh hen suyễn 

Tùy từng triệu chứng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên thông thường đơn thuốc điều trị bệnh hen suyễn sẽ bao gồm:

  • Thuốc làm giảm co thắt và giảm nhanh các triệu chứng như: Thuốc cường beta tác dụng ngắn, corticoid toàn thân, thuốc kháng cholinergic.
  • Điều trị viêm kèm theo bao gồm các loại thuốc cường beta tác dụng kéo dài, Corticoid dạng hít, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng leucotrien, Theophyline.

Ngoài việc sử dụng thuốc, cần giáo dục trẻ về tầm quan trọng của bệnh, cách xử lý khi lên cơn hen suyễn và kiểm soát dị nguyên, yếu tố gây kích ứng trong môi trường.

Phác đồ điều trị cụ thể

Điều trị cắt cơn

Tùy mức độ nặng nhẹ của cơn hen cấp và đáp ứng của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị cắt cơn phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: 

  • Thuốc cường beta tác dụng ngắn giúp giãn và bảo vệ phế quản, phòng co cơ phế quản. Thuốc có nhiều dạng như: Thuốc uống, dạng xịt, khí dung, tiêm truyền tĩnh mạch. Tuy vậy, thuốc thường kèm theo nhiều tác dụng phụ như: Run tay, đau đầu, tăng nhịp tim, hạ kali máu, tăng đường huyết. Thuốc được khuyến cáo chỉ nên sử dụng 3 – 5 ngày với trẻ dưới 5 tuổi và 5 – 7 ngày với trẻ trên 5 tuổi.
  • Thuốc kháng cholinergic kết hợp với cường beta giao cảm giúp điều trị tốt các đợt hen cấp tình ở trẻ. Thuốc phổ biến nhất hiện nay là Ipratropium dạng khí dung. Sử dụng liều 1 ống 4 lần/ngày hoặc 0.25 – 2mg/kg hoặc mỗi ngày khi cần thiết để đạt được kiểm soát kéo dài. Tuy nhiên liều lượng tối đa không vượt quá 60mg/ngày.

Điều trị dự phòng hen

Dựa theo bậc và thể hen lâm sàng, nhóm tuổi và mức độ kiểm soát hen để lựa chọn thuốc dự phòng phù hợp.

Theo đó, trẻ dưới 5 tuổi hen dai dẳng đã điều trị dự phòng bằng antileucotrien (LTRA) hàng ngày đáp ứng kém, có tiền sử dị ứng trong gia đình có thể cân nhắc cho sử dụng corticoid đường hít (ICS), liều thấp dùng hàng ngày để kiểm soát hen

Để đánh giá hiệu quả kiểm soát hen cần cho sử dụng ít nhất 3 tháng. Trẻ khò khè tái diễn do nhiễm virus, không có tiền sử dị ứng có thể sử dụng antileucotrien để dự phòng.

Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh hen suyễn

Trong việc sử dụng thuốc dự phòng

Trẻ không thức giấc về đêm trong khoảng 1 tháng, không có nguy cơ con kịch phát không cần sử dụng thuốc dự phòng.

Bệnh nhân có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ gây kịch phát, tần suất triệu chứng ít. bệnh nhân cần SABA từ 2 lần/tuần tới 2 lần/tháng, thức giấc vì hen 1 hoặc nhiều lần/tháng có thể sử dụng ICS liều thấp.

Phác đồ điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em
Phác đồ điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bệnh nhân có triệu chứng hen ở hầu hết các ngày, thức giấc vì hen 1 lần/tuần hoặc hơn, có yếu tố nguy cơ sử dụng ICS liều trung bình hoặc liều thấp ICS/LABA.

Bệnh nhân hen nặng không kiểm soát, hen kịch phát cần sử dụng OCS ngắn và thuốc dự phòng ICS liều cao hoặc ICS/LABA liều trung bình.

Trước khi điều trị dự phòng bắt đầu

  • Ghi lại các triệu chứng chẩn đoán hen
  • Ghi lại mức độ kiểm soát triệu chứng được cho là hen suyễn của trẻ và yếu tố nguy cơ, bao gồm cả chức năng phổi
  • Cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng khi lựa chọn phương pháp điều trị
  • Đảm bảo rằng trẻ có thể sử dụng thuốc xịt đúng cách hoặc chủ đông/nhờ người khác hỗ trợ.
  • Ghi rõ lịch khám lại và tái khám đúng thời gian

Sau quá trình điều trị dự phòng

  • Phụ thuộc vào mức độ cần thiết lâm sàng để đánh giá khả năng đáp ứng của bệnh nhân sau 2 – 3 tháng hoặc sớm hơn
  • Kiểm soát tốt đạt được và duy trì trong 3 tháng có thể cân nhắc giảm liều

Khi nào cần cho trẻ bị hen suyễn nhập viện?

Trẻ được chỉ định nhập viện khi không đáp ứng được liệu pháp cường beta, có lưu lượng đỉnh 50% so với kết quả tốt nhất trước đó sau khi sử dụng thuốc. Trẻ có biểu hiện khó thở, co kéo cổ là lồng ngực, rướn người, đi lại và nói chuyện khó khăn, ngừng chơi, môi hoặc móng tay tím tái.

Trẻ bị hen suyễn cần gặp bác sĩ chuyên khoa khi có đợt cấp đe dọa tính mạng và đã nhập viện khoa điều trị tích cực nhưng không đạt kiểm soát sau 3 – 6 tháng điều trị và tình trạng:

  • Bệnh có những dấu hiệu và triệu chứng không điển hình
  • Biểu hiện nặng và dai dẳng
  • Trẻ cần uống 2 đợt corticoid trong 1 năm.

Hen suyễn nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh hen suyễn cần tuân theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh cơ thể kích thích gây cơn hen kịch phát, có thể đe dọa tới tính mạng. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của trẻ hen suyễn, cha mẹ cần ghi nhớ bao gồm:

  • Hạn chế sử dụng thức ăn mặn, nhiều muối bởi có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích do histamine trong rượu có thể gây hắt hơi, chảy nước mắt, thở khò khè
  • Việc sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản sẽ gây kích ứng phổi, khiến bệnh nặng hơn

Bên cạnh đó cha mẹ nên cho trẻ bị viêm phế quản sử dụng tăng cường:

  • Các loại rau củ quả giàu vitamin C, E và chất chống oxy hóa. Một số loại thực phẩm được khuyên dùng bao gồm: Cà rốt, bí xanh, rau xanh sẫm màu, khoai lang…
  • Những loại thực phẩm giúp tăng đề kháng, tiêu đờm giúp thông thoáng đường thở như: Hành tây, tỏi, ớt, nghệ, rau thơm, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu magie có tác dụng kháng viêm, giãn cơ trơn tốt cho người bệnh hen suyễn và hạn chế khả năng tái phát bệnh
  • Thực phẩm giàu axit béo omega 3 từ cá và các loại hạt có dầu sẽ giúp giảm viêm, phòng ngừa và điều trị hen phế quản

Qua bài viết chắc hẳn độc giả đã có được cái nhìn tổng quan về bệnh hen suyễn cũng như nhận biết được dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh cho con em mình.

Huyền Trang.

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/khang-sinh-dieu-tri-viem-khop/

https://drbacsi.com/cac-buoc-cham-soc-da/

https://drbacsi.com/dau-ngon-tay-chan-te-nhu-kim-cham/

https://drbacsi.com/uong-ruou-xong-bi-te-tay/

https://drbacsi.com/bien-chung-dau-da-day-nguy-hiem-nhat/

https://drbacsi.com/toc-bac-som-thieu-chat-gi/

https://drbacsi.com/chua-viem-thanh-quan-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/lac-noi-mac-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-sao-cho-hieu-qua/

https://drbacsi.com/chua-viem-tien-liet-tuyen-o-dau/

https://drbacsi.com/chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y/

Comments
Ei kommenteja vielä. Ole ensimmäinen.