Blogit Blogit

Takaisin

Đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp phải làm sao?

Bạn Minh Tâm, 34 tuổi có gửi thư đến chuyên mục nhờ tư vấn:

Bác sĩ ơi, đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp thì phải làm sao ạ? Chồng em vừa mới đi nội soi dạ dày về và phát hiện bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp. Trước giờ do chưa biết bị bệnh nên vợ chồng em vẫn dùng chung chén đũa nên em đang lo mình bị lây bệnh từ chồng. Thế nhưng điều làm em hoang mang hơn là hiện giờ em đang có thai được gần 30 tuần rồi. Nếu thật sự em bị nhiễm vi khuẩn Hp thì phải làm sao đây ạ? Con em có bị ảnh hưởng gì không? Bác sĩ tư vấn gấp để em yên tâm với ạ.

Đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp phải làm sao

Bị nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai khiến nhiều chị em lo lắng

 GIẢI ĐÁP:

Minh Tâm thân mến!

Vi khuẩn Hp hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống hoặc lây nhiễm trực tiếp từ người đang bị bệnh. Chúng sống trú ẩn trong dạ dày và khi có điều kiện thuận lợi thì sẽ tấn công phá hủy niêm mạc dạ dày dẫn đến nhiều căn bệnh như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày hay ung thư dạ dày…

Đối với các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp thì phải dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc khác theo một phác đồ cụ thể và người bệnh cũng cần đi tái khám thường xuyên, xét nghiệm lại để biết chắc chắn được rằng vi khuẩn Hp không còn tồn tại trong dạ dày. Thế nhưng việc sử dụng thuốc trong thời kì mang thai là điều tối kị. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kì nếu sử dụng thuốc kháng sinh thì nguy cơ bị đe dọa xảy thai, sanh non, dị tật thai nhi rất cao. Điều này khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng không biết nên xử lý như thế nào khi không may rơi vào hoàn cảnh này.

Vậy đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp phải làm sao?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị vi khuẩn Hp bằng thuốc trong thời kì mang thai chỉ thật sự cần thiết khi chúng gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Loại vi khuẩn này cũng không có khả năng lây truyền qua con đường máu gây hại cho thai nhi nên chị em không cần phải lo lắng quá mức. Việc bà bầu nên làm là sử dụng các biện pháp bổ trợ sức khỏe và hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn Hp. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích giúp chị em phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể loại bỏ hoặc sống chung với loại vi khuẩn này mà không gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ giấc . Nên chua làm nhiều bữa nhỏ với lượng thức ăn nạp vào ít hơn để tránh gây quá tải cho dạ dày. Ngoài ra bà bầu cũng nên thường xuyên ăn một số thực phẩm đã được chứng minh là chứa chất hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp như: Gừng, việt quất, bông cải xanh, dầu oliu, tỏi…
  • Tránh để căng thẳng quá mức hoặc mất ngủ trong thời gian mang thai : Việc lo lắng hay ngủ không đủ giấc đều gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, kích thích co bóp các cơ trơn ở dạ dày và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp hoạt động mạnh hơn.
  • Tránh ăn các thực phẩm có thể làm tăng tiết acid dạ dày ( môi trường hoạt động thuận lợi của vi khuẩn Hp) như: Dưa chua, giấm, chanh, cà muối và các loại trái cây có vị chua.

Đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp không nên ăn dưa chua

Phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp không nên ăn dưa chua

  • Kiêng ăn đồ cay, nóng, các thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa
  • Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng không nên sử dụng rượu bia, trà đặc hay cà phê để tránh gây tổn thương niêm mạc dà dày cũng như ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.
  • Nhai kỹ trước khi nuốt để giảm thiểu tình trạng co bóp lên dạ dày.
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt như chén ăn, đũa, thìa hoặc gắp thức ăn cho nhau để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người thân.
  • Nếu vi khuẩn Hp đã gây viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý khác thì việc điều trị bằng thuốc là cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Bà bầu cần đi khám để được bác sĩ chỉ định những loại thuốc an toàn, dùng được cho phụ nữ mang thai. Cùng với đó đi tái khám định kì mỗi tháng 1-2 lần để theo dõi diễn biến của vi khuẩn Hp nhằm có phương án đối phó kịp thời.

Trong trường hợp của bạn Minh Tâm, theo như nội dung trong thư thì hiện giờ việc bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp mới chỉ còn nằm trong sự phỏng đoán. Để khẳng định chính xác về điều này bạn nên tới bệnh viện khám và làm xét nghiệm. Nếu thật sự bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp thì bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử lý thích hợp và an toàn nhất.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

')}

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://ytelamdong.vn/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://ytelamdong.vn/thuoc-tri-benh-viem-loet-da-day-ta-trang.html

https://ytelamdong.vn/benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html

https://ytelamdong.vn/viem-hang-vi-da-day-la-gi-trieu-chung-va-nguyen-nhan-gay-benh.html

https://ytelamdong.vn/thuc-pham-can-tuyet-doi-kieng-khi-bi-xuat-huyet-da-day.html

https://ytelamdong.vn/giai-dap-khi-nao-can-noi-soi-da-day.html

https://ytelamdong.vn/cac-bien-chung-co-the-gap-khi-tre-bi-nhiem-vi-khuan-hp.html

https://ytelamdong.vn/benh-viem-thuc-quan-trao-nguoc-do-a-la-gi-lam-sao-chua-tri.html

https://ytelamdong.vn/benh-viem-da-day-man-tinh-co-nguy-hiem-khong.html

https://ytelamdong.vn/thuoc-chua-viem-hang-vi-da-day.html

https://ytelamdong.vn/trieu-chung-xuat-huyet-da-day-chay-mau.html

Comments
Ei kommenteja vielä. Ole ensimmäinen.