Blogit Blogit

Takaisin

Viêm dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và những lưu ý

Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau. Những triệu chứng ban đầu của bệnh lý này có thể khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời sẽ xảy ra biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Viêm dạ dày là gì? Đối tượng dễ bị bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày tiếng anh là gì và có những biểu hiện như thế nào? Viêm dạ dày có tên tiếng anh là Gastritis. Bệnh lý này xảy ra khi niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương, các mô lớp dạ dày bị mất đi một lớp bảo vệ bên ngoài, từ đó gây viêm loét.

Những tổn thương trong dạ dày sẽ lớn dần nếu không được điều trị từ đầu, gây nên hiện tượng xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, có thể gây tử vong tại chỗ.

Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương
Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bệnh tiến triển tới giai đoạn mãn tính hoặc viêm loét nặng sẽ chuyển sang đường ruột rồi dẫn tới ung thư dạ dày.

Vậy, những đối tượng nào dễ bị mắc bệnh lý viêm dạ dày? Theo một số khảo sát, những người dễ bị mắc bệnh lý này ở nhóm sau:

  • Nhóm tầng lớp tri thức: Với những đối tượng này, nguy cơ mắc viêm dạ dày chủ yếu liên quan tới yếu tố tâm lý. Tầng lớp tri thức có những yêu cầu khá cao với bản thân, chịu nhiều áp lực, từ đó dẫn tới chán ăn, mệt mỏi, stress, mất ngủ, ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
  • Nhân viên kinh doanh, văn phòng: Hầu hết nhân viên văn phòng hay người kinh doanh rất dễ bị viêm dạ dày. Do đặc thù công việc ít phải vận động, đồng thời thường xuyên phải sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn những nhóm nghề nghiệp khác.
  • Nam giới ngoài 40 tuổi: Nhóm người này dễ mắc những bệnh về dạ dày do thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, chất kích thích, sinh hoạt không đều đặn,… Điều này gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh xương khớp, bệnh tim,…: Các nhóm bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh lý phải sử dụng rất nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính nâng cao nguy cơ đau dạ dày.
  • Tầng lớp trẻ: Nhóm tuổi này thường có thói quen sinh hoạt không khoa học, lười vận động, thức khuya, sử dụng nhiều đồ cay nóng,… Tất cả điều này rất dễ dẫn tới nguy cơ mắc viêm dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày nguyên nhân do nhiều yếu tố gây ra, trong đó sinh hoạt không khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm dạ dày bệnh học. Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng gây nên bệnh lý này:

  • Sự xâm nhập của vi khuẩn HP: Tên gọi của vi khuẩn này là Helicobacter pylori. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sinh sống, phát triển ở lớp dịch nhầy trong niêm mạc dạ dày. Từ đây, vi khuẩn này tiết ra độc tố và làm rối loạn cơ chế chống lại acid của niêm mạc. Đây là nguyên nhân gây nguy cơ cao chuyển biến bệnh thành ung thư dạ dày.
  • Sử dụng nhiều kháng sinh, thuốc giảm đau: Hầu hết chúng ta đều sử dụng thuốc giảm đau khi gặp những cơn đau nhức. Tuy nhiên, thói quen này gián tiếp gây hại cho dạ dày của người bệnh, gây ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn tới đau buốt và viêm loét.
  • Đau dạ dày tự miễn: Tình trạng này diễn ra do rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh. Cơ thể sẽ tự sinh ra một kháng thể và tấn công những tế bào niêm mạc khỏe mạnh. Điều này sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ dạ dày và gây tình trạng viêm loét. Theo những bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân này có liên quan tới sự suy giảm, thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể con người.
  • Sinh hoạt không lành mạnh: Các yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng nhiều chất kích thích đều dẫn tới việc mất cân bằng hoạt động co bóp và tăng tiết dịch vị, gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Tinh thần không ổn định: Những tâm lý như buồn phiền, căng thẳng, sợ hãi, stress,… cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc những chứng bệnh liên quan tới dạ dày.

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày thường gặp

Những triệu chứng ban đầu của viêm dạ dày nhẹ thường không quá rõ ràng khiến người bệnh chủ quan. Chính điều này khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ. Không có phương pháp điều trị ngay từ đầu, bệnh lý sẽ chuyển biến rất nhanh. Vậy, viêm dạ dày biểu hiện như thế nào và có những triệu chứng gì?

Những triệu chứng ban đầu của viêm dạ dày nhẹ thường không quá rõ ràng khiến người bệnh chủ quan
Những triệu chứng ban đầu của viêm dạ dày nhẹ thường không quá rõ ràng khiến người bệnh chủ quan

Những triệu chứng cơ bản của viêm dạ dày:

  • Đau buốt ở vùng bụng khi đói, đau vào ban đêm. Những cơn đau dạ dày thường kéo dài âm ỉ hoặc quặn thắt, đôi khi kèm theo cảm giác bỏng rát bên trong. Khi mới khởi phát bệnh, những cơn đau có thể diễn ra trong vài phút. Nếu tình trạng nặng có thể diễn ra vài giờ hoặc vài ngày.
  • Gặp tình trạng buồn nôn, ợ chua, ợ hơi và ợ nóng.
  • Thường xuyên gặp cảm giác thức ăn bị trào lên ở cổ, ăn không ngon miệng.
  • Có những biểu hiện khó chịu ở vùng thượng vị.
  • Bị nấc nhiều hơn.
  • Có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, bị đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
  • Thông thường, những cơn đau sẽ diễn ra nhiều vào ban đêm, khiến người bệnh bị mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Người mắc viêm dạ dày cũng có thể gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Tình trạng viêm loét dạ dày sẽ khiến thức ăn bị tồn đọng và không tiêu hóa được, dần dần thức ăn sẽ lên men, làm tăng áp lực chèn ép lên khí quản và gây khó thở.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh, các triệu chứng cũng sẽ xuất hiện với tần suất khác nhau. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà phải có những biện pháp điều trị để ngăn chặn bệnh biến chuyển xấu hơn.

Tìm hiểu viêm dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, viêm dạ dày sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

Viêm dạ dày xuất huyết

Viêm dạ dày mạn tính bệnh học cùng một số bệnh nền khác có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày. Theo những chuyên gia y học, tình trạng này rất nguy hiểm, khó điều trị bởi xuất huyết dạ dày rất khó để cầm máu nhanh. Nếu chảy máu dạ dày quá nặng sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính.

Biểu hiện của bệnh lý này là hoa mắt, vã mồ hôi, chóng mặt, tụt huyết áp, chân tay lạnh, da niêm mạc nhạt, mạch nhỏ nhưng nhanh và rất khó để bắt mạch. Một số trường hợp thở dốc, sốt nhẹ và cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng con người.

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày rất dễ xảy ra nếu người bệnh không có những phương pháp điều trị dạ dày sớm. Bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đau vùng thượng vị rất dữ dội, rất khó để làm dịu cơn đau. Bụng bị gồng cứng, thở mạnh cũng có thể gây đau, đau từ vùng thượng vị rồi lan ra khắp ổ bụng.

Khi gặp bệnh lý này, bệnh nhân sẽ không còn sức lực, cơ thể mệt mỏi, chân tay lạnh toét, có thể tụt huyết áp. Khi xuất hiện những tình trạng trên, người bệnh phải tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.

Hẹp môn vị

Môn vị là bộ phận nằm ở giữa dạ dày và ruột non, được được coi như một van giữ thực phẩm, có công dụng đưa thức ăn xuống ruột non. Bệnh nhân bị mắc chứng bệnh dạ dày có nguy cơ lớn bị hẹp môn vị, đặc biệt là khi tình trạng viêm ngày càng tiến triển xấu đi.

Hẹp môn vị có những triệu chứng cụ thể như: đau bụng âm ỉ và kéo dài, buồn nôn, bụng đầy chứng và nôn ra thức ăn khi chưa kịp tiêu hóa.

Ung thư dạ dày

Có thể nói, đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm dạ dày nặng. Đặc biệt, với những bệnh nhân có tình trạng viêm do bị nhiễm khuẩn Hp, khả năng chuyển sang giai đoạn ung thư sẽ nhanh hơn những nguyên nhân khác.

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý

Thông thường, ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư dạ dày không rõ ràng, người bệnh chỉ thấy ăn không ngon, thường xuyên mệt mỏi và sút cân nhiều. Cũng chính bởi vậy mà người bệnh thường chủ quan và khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn. Điều này rất dễ ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày phổ biến như sau:

  • Nội soi: Phương pháp này giúp các bác sĩ chuyên môn có thể quan sát rõ ràng và chi tiết, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về mức độ bệnh. Khi xác định được bệnh, bác sĩ có thể tiên lượng khả năng điều trị vì có những ổ loét đơn giản có thể dễ dàng điều trị nội khoa. Tuy nhiên, với những ổ loét xù xì, xơ chai, đây rất có thể là ung thư dạ dày thể loét. Với tình trạng này, bác sĩ có thể sinh thiết bờ ổ loét để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm hơn.
  • Xét nghiệm máu, phân: Đánh giá tình trạng thiếu máu trong trường hợp viêm loét dạ dày có biến chứng xuất huyết, xuất hiện hồng cầu trong phân,…

Cách điều trị đau dạ dày hiệu quả, an toàn

Người bệnh cần phải thăm khám tại những cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh lý, từ đó sẽ có phương pháp điều trị cụ thể. Dưới đây là những cách điều trị viêm dạ dày hiệu quả.

Điều trị bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây khiến những cơn đau giảm nhanh chóng, đồng thời hạn chế được phản ứng viêm nhiễm, giảm lượng acid trong dạ dày. Một số loại thuốc phổ biến như:

  • Các loại thuốc kháng khuẩn HP: Metronidazole, amoxicillin, clarithromycin,… là những loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt Hp hiệu quả. Người bệnh cần phải sử dụng thuốc trong khoảng thời gian 7 đến 14 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc histamin H2: Nizatidine, Famotidine,… có khả năng tiêu viêm, giảm đau, đồng thời kích thích quá trình chữa lành những tổn thương và giảm lượng axit trong đường tiêu hóa.
  • Thuốc Tây ức chế proton: Rabeprazole, pantoprazole, omeprazole… giúp ức chế hoạt động của proton – tế bào sản sinh ra axit. Tuy nhiên người dùng cũng cần phải lưu ý khi dùng nhóm thuốc này bởi chúng có thể gây nên những tác dụng phụ như tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay, cột sống…
  • Thuốc kháng axit dạ dày: Có tác dụng giảm đau và kiểm soát axit dạ dày tiết ra.

Xem thêm: Top 15 thuốc dạ dày được người bệnh tin dùng hiện nay

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật nếu gặp những biến chứng nghiêm trọng như thủng ổ loét, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày,… Đây được xem là phương pháp điều trị cuối cùng khi các liệu trình điều trị khác không phát huy tác dụng. Thêm vào đó, người bệnh có thể kết hợp tập vật lý trị liệu để việc điều trị đạt được kết quả nhanh hơn.

Điều trị đau dạ dày bằng Đông y

Các bài thuốc từ Đông y hầu như tập trung điều trị căn nguyên của bệnh, từ đó khắc phục những triệu chứng một cách nhanh chóng, hạn chế được những cơn đau dai dẳng do viêm dạ dày gây ra.

Điều trị bằng Đông y khắc phục các triệu chứng nhanh chóng
Điều trị bằng Đông y khắc phục các triệu chứng nhanh chóng

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr rau má, 16gr mã đều, 15gr cam thảo, 16gr hoài sơn, 16gr đương quy, 16gr bạch truật, 12gr bạch thược, 12gr đan bì, 12gr rau bắp, 10gr chi tử, 10gr bán hạ, 10gr trần bì.
  • Cách thực hiện: Làm sạch tất cả các dược liệu, sắc với thuốc và sử dụng mỗi ngày 2 lần. Bài thuốc này giúp giảm hiện tượng ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, đau thượng vị và tăng cường sức khỏe của bệnh nhân.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr hắc táo, 20gr phòng sâm, 16gr cát căn, 16gr bạch truật, 15gr liên nhục, 16gr ngưu tất, 16gr hoài sơn, 12gr cam thảo, 12gr trần bì, 12gr viễn chí, 10gr hạ chế, 10gr chỉ xác.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc và chia đều thành 4 lần rồi sử dụng trong ngày. Uống thuốc sau bữa ăn trưa và tối để có được kết quả tốt nhất. Áp dụng bài thuốc một thời gian sẽ thấy giảm những triệu chứng như nóng rát thượng vị, trào ngược thức ăn, ợ nóng,….

Bài thuốc 3: 

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 16gr sâm đại hành, 16gr bạch truật, 16gr ngũ sắc, 16gr biển đậu, 16gr lá đắng, 16gr tía tô, 16gr xương bồ, 16gr đương quy, 15gr hoàng kỳ, 10gr chỉ xác, 10gr trần bì, 4gr sinh khương.
  • Cách thực hiện: Đun dược liệu với nước để sắc lấy thuốc, một thang thuốc có thể sử dụng trong 2 ngày và mỗi ngày dùng hai lần để giảm đau dạ dày và hạn chế phản ứng viêm.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y và Đông y, trong những năm gần đây, người bệnh thường xuyên áp dụng những bài thuốc dân gian từ chính những dược liệu quen thuộc. Đây là cách điều trị tối ưu được thời gian, chi phí nhưng mang lại hiệu quả khá tốt với các bệnh nhân.

Áp dụng các bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu quen thuộc
Áp dụng các bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu quen thuộc
  • Điều trị đau dạ dày bằng lá mơ lông: Sử dụng lá mơ lông, rửa sạch rồi ép lấy nước cốt. Hàng ngày sử dụng 2 lần, kiên trì áp dụng để thấy được tác dụng.
  • Điều trị viêm dạ dày bằng ngó sen và củ cải: Làm sạch, sơ chế các nguyên rồi rồi giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt và sử dụng mỗi ngày hai lần.
  • Nghệ và mật ong chữa dạ dày: Pha mật ong tươi với tinh bột nghệ rồi sử dụng trước các bữa ăn. Sử dụng bài thuốc giúp giảm đau hiệu quả và tăng tiết chất nhầy bên trong dạ dày.
  • Uống trà gừng: Pha một tách trà nóng rồi thêm lát gừng vào uống cùng, sử dụng khi trà còn nóng và ngày uống hai lần giúp thuyên giảm những triệu chứng của bệnh lý đau dạ dày.

Khi áp dụng những bài thuốc này, người bệnh cần lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với những đối tượng mới mắc viêm dạ dày. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh nên tới những cơ sở y tế thăm khám để có liệu trình điều trị phù hợp.

Những lưu ý khi điều trị chứng bệnh

Để việc điều trị bệnh lý đạt được hiệu quả tốt và nhanh nhất, các bệnh nhân phải lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế lạm dùng hoặc sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Trong một vài trường hợp đặc biệt nên dừng ngay để ổn định enzyme trong lớp bảo vệ niêm mạc.
  • Sử dụng thuốc khi được các bác sĩ kê đơn, không tự ý mua thuốc tự điều trị.
  • Không được phép tự ý kết hợp các loại thuốc khác nhau, có thể gây nên những rủi ro không mong muốn.
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc loại bỏ khuẩn HP, thuốc bảo vệ niêm mạc khi có sự chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
  • Điều chỉnh lại và duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để việc điều trị có được kết quả nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ chuyển biến của bệnh nặng hơn.
  • Kiêng sử dụng những chất kích thích, các loại đồ ăn cay nóng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Tránh để tình trạng stress, căng thẳng, lo lắng, điều này gián tiếp gây nên bệnh lý viêm dạ dày.
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ để nắm được tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm dạ dày. Xác định được nguyên nhân gây bệnh và những triệu chứng sớm giúp bệnh nhân điều trị bệnh kịp thời, tránh được những chuyển biến nặng hơn của bệnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây của chuyên trang sẽ là nguồn kiến thức bổ ích tới người đang mắc chứng bệnh đau dạ dày.

Theo: Y tế Bắc Kạn

Dành cho bạn:

Xem thêm

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://www.chuyenkhoadaday.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://www.chuyenkhoadaday.com/cac-cach-don-gian-chua-dau-da-day-tai-nha.html

https://www.chuyenkhoadaday.com/cach-chua-dau-da-day.html

https://www.chuyenkhoadaday.com/vi-khuan-helicobacter-pylori-da-day-la-gi.html

https://www.chuyenkhoadaday.com/trao-nguoc-da-day-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-tai-nha.html

https://www.chuyenkhoadaday.com/thuoc-chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-hieu-qua.html

https://www.chuyenkhoadaday.com/da-day-nhiem-vi-khuan-hp-moi-nguy-hai-gay-ung-thu-da-day.html

https://www.chuyenkhoadaday.com/benh-xuat-huyet-da-day-o-tre-sinh-cach-nhan-biet-va-xu-ly.html

https://www.chuyenkhoadaday.com/cach-chua-dau-bung-hieu-qua-nhanh-tai-nha.html

https://www.chuyenkhoadaday.com/dieu-tri-viem-hang-vi-da-day-trao-nguoc-dich-mat.html

Comments
Ei kommenteja vielä. Ole ensimmäinen.