Hyppää sisältöön

Blogit Blogit

Takaisin

Gót chân bị nứt đen, chảy máu biến mất với cách trị đơn giản

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Phạm Bích Ngọc - Bác sĩ Bệnh viện da liễu Hà Nội
Phạm Bích Ngọc
ThS.BS Phạm Bích Ngọc
Đăng kí khám
Chuyên khoa
Bệnh trẻ em ,Dị ứng ,STI ,Thẩm mỹ
Nơi công tác
Bệnh viện da liễu Hà Nội

Gót chân bị nứt đen là dấu hiệu da chân thiếu độ ẩm và cần được chăm sóc. Vậy, với tình trạng nứt nẻ gót chân, bạn cần phải làm gì. Bài viết sau sẽ giúp bạn điều trị vấn đề này ngay tại nhà. 

Gót chân bị nứt đen là bệnh gì?

Gót chân bị nứt và có màu đen là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Bệnh thường gặp ở da khô và thiếu ẩm, nhất là mùa đông.

Gót chân bị nứt đen là bệnh gì?

Biểu hiện rõ nhất là gót chân bị bong tróc, nứt đen và chảy máu. Từ đó, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể qua các kẽ, rãnh nét sâu, và gây khó khăn khi đi lại.

Nguyên nhân bị gai gót chân

Khi bệnh nhân thấy gót chân bị nứt đen, có thể lưu ý đến một số nguyên nhân sau để khắc phục:

Gót chân bị nứt do da khô:

  • Sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, tắm hoặc ngâm chân trong nước quá nóng
  • Dùng nhiệt độ cao sấy khô chân.

Xem thêm: Nứt gót chân và khô da ở bàn chân: Nguyên nhân do đâu

Áp lực quá mức lên phần gót chân

  • Đi bộ hoặc đứng quá lâu, di chuyển thường xuyên trên sàn cứng.
  • Người mắc béo phì hoặc mang thai làm tăng áp lực đối với lớp da bình thường dưới gót chân, làm nó “dạt” sang 2 bên gây nứt gót.
  • Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân.

Một số bệnh lý gây gót chân bị nứt đen

  • Những người mắc một số rối loạn hoặc các bệnh như suy giáp, bệnh vảy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường… cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến gót chân bị nứt đen.

Việc không chăm sóc và duy trì vệ sinh bàn chân đúng cách cũng tạo điều kiện cho lớp da gót chân dày, khô và nứt nẻ khi thời tiết hanh khô.

Gót chân bị nứt nẻ phải làm sao?

Dưới đây là 3 cách cơ bản để giúp bạn điều trị gót chân bị nứt đen hiệu quả, dễ dàng thực hiện tại nhà.

  • Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ

Khi gót chân khô nứt, việc đầu tiên cần làm hàng ngày để chấm dứt tình trạng này đó là vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc.

Có nhiều cách làm sạch chân và gót chân nhưng bạn tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng hay nước tẩy rửa để làm sạch đôi chân vì nó sẽ làm gót chân bị nứt trở nên khô hơn và gót chân bị đau nhiều hơn.

Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước chè (trà) tươi loãng đun sôi để ấm là an toàn nhất để làm sạch bụi bẩn bám ở chân và gót chân của mình.

  • Bôi thuốc

Khi bàn chân đã được làm sạch, nếu vết nứt nhỏ, bạn có thể sử dụng các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu để thoa lên vùng da nứt nẻ sẽ giúp gót chân trở nên mềm mại hơn. Nếu vết nứt nghiêm trọng và gây đau bạn nên bôi thuốc đặc trị.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc giúp điều trị nứt gót chân, vì thế hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng vết nứt của mình.

  • Dùng dụng cụ bảo vệ đôi chân phù hợp

Với những người phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, cần phải bảo vệ đôi chân bằng các đồ bảo hộ lao động như đi ủng hoặc đi những đôi dép, giày  êm ái vừa với chân của mình.

Không để chân bám bẩn thì tình trạng nứt nẻ sẽ càng nặng hơn.

Điều trị gót chân bị nứt đen hiệu quả tại nhà bằng nguyên liệu rẻ tiền 

Điều trị gót chân bị nứt đen hiệu quả tại nhà bằng nguyên liệu rẻ tiền 

1. Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng ẩm khá tốt. Bạn sẽ thấy sự thay đổi khác biệt

  • Ngâm chân với nước ấm trước khoảng 5-10 phút giúp chân mềm
  • Dùng que thoa nhẹ mật ong lên gót chân nứt nẻ
  • Masage gót chân và để yên trong 5-10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

2. Dầu dừa

Dầu dừa chứa vitamin E có thể cải tạo, kích thích da mới phát triển, phục hồi lớp da cũ. Dầu dừa cũng có tác dụng dưỡng ẩm lớn và thường được sử dụng trong làm đẹp.

  • Pha loãng nước ấm với muối, ngâm chân 10 phút để gót chân dịu và mềm
  • Dùng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa và massage phần gót chân bị nứt đen.
  • Thực hiện 1-2 lần/tuần để đem lại hiệu quả

3. Dầu mè

Dầu mè là có tác dụng tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm tuyệt vời trong làm đẹp. Phần da chân sẽ mềm mại và trắng hồng tự nhiên.

  • Ngâm chân sạch với nước ấm tầm 10 phút 
  • Thoa một chút dầu mè ra lòng bàn tay rồi chà nhẹ lên gót chân, massage 5 phút để cảm nhận sự khác biệt
  • Thực hiện 1-2 lần/tuần.

4. Dùng chanh

Chanh có chất khử trùng, chống viêm và chứa nhiều vitamin C nên có thể chữa các vết nứt trên da chân rất tốt, và làm dịu tình trạng gót chân bị nứt đen.

Cách thực hiện

  • Chan bỏ nước lấy lại phần vỏ
  • Đặt nửa quả chanh vào gót chân rồi mang tất trong 30 phút. 
  • Rửa chân sạch lại với nước và dưỡng ẩm gót chân bằng dầu dừa.

5. Dùng Baking soda

Dùng Baking soda chữa gót chân bị nứt đen

Baking soda có thể được dùng như dưỡng chất điều trị gót chân bị nứt đen bằng các bước sau: 

  • Hòa tan 3 thìa baking soda với 4 lít nước ấm.
  • Ngâm chân vào trong hỗn hợp khoảng 10-15 phút.
  • Chà nhẹ gót chân, vùng da bị nứt bằng bông mềm
  • Rửa sạch và lau khô và thoa kem dưỡng ẩm cho chân.
  • Thực hiện 2 lần/tuần 

6. Dầu tràm trà

Dầu tràm trà có tác dụng sát trùng tự nhiên, làm dịu chứng viêm da và chữa lành vết thương. Bạn có thể tận dụng lợi ích này để chữa gót chân bị nứt đen.

  • Chuẩn bị một chậu nước ấm và nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước.
  • Ngâm chân trong chậu nước cho đến khi các vết chai sạn trở nên mềm mại hơn.

Lưu ý không nên ngâm chân quá 15 phút vì tinh dầu tràm trà có tác dụng khá mạnh và có thể gây hại cho làn da nếu ngâm quá lâu!

7. Dùng dấm táo

Giấm táo có thể góp phần loại bỏ vi khuẩn, giúp làn da trở nên mềm mại hơn và loại bỏ mùi hôi chân.

  • Chuẩn bị 1 chậu nước ấm và đổ giấm táo vào theo tỉ lệ 4:1.
  • Ngâm trong khoảng 20 phút.
  • Nhấc chân ra và dùng đá bọt để chà nhẹ gót chân

8. Vỏ dứa

Dứa chứa các enzyme giúp loại bỏ các lớp da cứng trên bàn chân bị nứt nẻ. Bên cạnh đó, dứa rất giàu vitamin C và giúp da sản sinh colllagen.

  • Cắt vỏ dứa thành từng lát mỏng và đắp lên gót chân bị nứt.
  • Mang tất vào và đợi trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Áp dụng cách trị gót chân bị nứt này 1 lần/tuần

Phòng tránh tình trạng gót chân bị nứt đen

Gót chân bị nứt đen sẽ khiến bạn đau rát trong lúc di chuyển. Các cách sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh:

  • Thường xuyên tẩy tế bào chết thường xuyên mỗi tuần.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A và C, thực phẩm giàu kẽm và omega-3.
  • Uống nhiều nước.
  • Thực hiện massage gót chân với các loại dầu dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm khoảng 10 phút trước khi đi ngủ.
  • Không lạm dụng xà phòng và sấy khô chân ở nhiệt độ cao.

Nếu tình trạng gót chân bị nứt đen kéo dài, da vẫn bị nứt nẻ, bong tróc từng mảng… thì hãy đến các bệnh viện có chuyên khoa da liễu để thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và điều trị kịp thời.

VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI – SÀI GÒN - XU HƯỚNG LÀM ĐẸP TIÊN PHONG Website chính thức: https://viendalieu.vn/ Email: lienhe@viendalieu.vn Cơ sở Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội Hotline/Zalo: (024) 626 05 666 – 0983 058 939 Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Hotline/Zalo: 0287.109.838 – 0903 047 368 Fanpage: https://www.facebook.com/dalieuhanoisaigon Youtube: https://www.youtube.com/c/VienDaLieuHaNoiSaiGon Twitter: https://twitter.com/viendalieu Instagram: https://www.instagram.com/viendalieu/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@viendalieu Linkedin: https://www.linkedin.com/in/viendalieuhanoi-saigon/ Pinterest: https://www.pinterest.com/viendalieuhanoisaigon/ GG Business: https://viendalieuhanoi-saigon.business.site/ Hashtag: #viendalieu, #viendalieuhanoisaigon, #viendalieuhnsg

Tham khảo thêm:

https://viendalieu.vn/nam-da.html

https://viendalieu.vn/tan-nhang.html

https://viendalieu.vn/mun-trung-ca.html

https://viendalieu.vn/cong-nghe-tri-mun-moi-nhat-tot-nhat.html

https://viendalieu.vn/cong-nghe-tri-seo.html

Comments
Ei kommenteja vielä. Ole ensimmäinen.