Blogs Blogs

Atrás

Đau cột sống sau khi sinh mổ và những thông tin cần biết

Đau cột sống sau khi sinh mổ chưa hẳn là do hậu quả của thuốc gây tê cột sống. Đa số các trường hợp bị tình trạng này đều khỏi sau vài tháng. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc và thực hiện các cách cải thiện, tình trạng đau có thể kéo dài lâu hơn. Nó có thể gây dị tật cột sống và kéo dài cơn đau đến suốt đời.

Hơn 50% phụ nữ sau sinh mổ bị đau cột sống. Một số tự khỏi, số còn lại kéo dài dai dẳng hoặc tái đi tái lại nhiều lần.
Hơn 50% phụ nữ sau sinh mổ bị đau cột sống. Một số tự khỏi, số còn lại kéo dài dai dẳng hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây đau cột sống sau khi sinh mổ

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, mẹ bầu rất thường bị đau cột sống. Nhiều người nghĩ rằng tình trạng này sẽ hết khi sinh con. Tuy nhiên thực tế thì các cơn đau vẫn tiếp diễn. Đặc biệt là với những mẹ bầu sinh mổ. Hầu hết các trường hợp đau cột sống sau sinh mổ đều có nguyên nhân từ những thay đổi sinh lý. Chỉ một số ít là do bệnh lý.

Cơ thể chưa kịp thích ứng sau giai đoạn biến đổi lớn

Trong thời kỳ mang thai, cổ tử cung và xương chậu giãn nở. Cùng với đó là sức nặng của thai nhi khiến cột sống bị đau nhức. Sau khi sinh con xong, người phụ nữ cần một khoảng thời gian để các bộ phận trở lại hoạt động bình thường. Trong quá trình này, những cơn đau cột sống vẫn sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ thế nào là tùy thuộc vào từng người.

Mẹ bỉm thiếu canxi cũng có thể bị đau cột sống

Nguyên nhân này rất hay gặp ở phụ nữ đang mang thai và trong giai đoạn đầu sau sinh. Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, lượng canxi từ người mẹ được huy động tối đa cho sự phát triển của thai nhi. Đến giai đoạn cho con bú, lượng canxi một lần nữa “thất thoát” qua sữa. Trong khi đó, sức đề kháng và khả năng hấp thụ canxi của người mẹ còn rất yếu. Chính vì thế, họ thường bị đau cột sống trước và sau sinh.

Vận động và nghỉ ngơi không đúng cách gây đau cột sống sau sinh

Phụ nữ sau sinh mổ nằm quá lâu một chỗ hoặc vận động quá sức đều có thể dẫn đến chứng đau cột sống. Với trường hợp nằm quá lâu một chỗ, cơn đau bắt nguồn từ tình trạng khí huyết bị ứ đọng ở xương chậu. Biểu hiện thường thấy là đau nhiều ở cột sống thắt lưng.

Còn với trường hợp vận động quá sức, cơn đau sẽ xuất hiện toàn thân. Nguyên nhân là do dây chằng bị giãn. Tình trạng đau nhức sẽ tập trung nhiều nhất ở đầu khớp, các đốt sống vùng cổ và thắt lưng.

Nhiều phụ nữ sau sinh mổ muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng hoặc lao động quá mức cũng có thể dẫn đến chứng đau cột sống.
Nhiều phụ nữ sau sinh mổ muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng hoặc lao động quá mức cũng có thể dẫn đến chứng đau cột sống.

Nhiễm lạnh khiến nhiều phụ nữ sau sinh bị đau cột sống

Trong giai đoạn 1 tháng đầu sau sinh, cơ thể người phụ nữ rất yếu. Bởi lúc này khí huyết bị tổn thương nhiều. Nếu không chú ý giữ ấm, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh. Ngoài tình trạng sốt và mệt mỏi trong người, phụ nữ sau sinh bị nhiễm lạnh còn bị đau nhức cột sống.

Cho con bú không đúng tư thế gây đau cột sống

Tư thế khi cho con bú nếu không để ý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau cột sống hoặc làm cho bệnh tình trầm trọng hơn. Cụ thể là những mẹ bỉm ngồi gập người khi cho con bú. Tư thế này khiến cổ và các cơ bị căng. Đồng thời, cột sống (vốn đang yếu) phải tiếp tục chịu áp lực để giữ cơ thể không bị đổ về phía trước.

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu gây đau cột sống sau khi sinh mổ như đã trình bày, còn một vài yếu tố gia tăng nguy cơ này. Phổ biến là nệm nằm quá cứng, tâm lý quá căng thẳng hoặc thường xuyên đi giày cao gót.

Gây tê tủy sống không phải nguyên nhân gây đau cột sống sau sinh mổ

Một vài tài liệu cho rằng tình trạng đau cột sống sau sinh mổ là do ảnh hưởng của thuốc gây tê tủy sống. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học chính thức nào khẳng định vấn đề này. Ngoài ra, đối với biện pháp gây tê tủy sống, biến chứng nếu có xảy cũng chưa từng ghi nhận trường hợp đau cột sống. Thay vào đó, người mẹ có thể bị run, ngứa hoặc hạ huyết áp.

Các bác sĩ cho rằng cách gây tê này có thể gây đau nhức chỗ tiêm thuốc vài ngày. Thế nhưng nó không phải là nguyên nhân dẫn đến đau cột sống kéo dài. Bởi tổn thương do đầu mũi kim rất nhỏ. Vết sẹo sẽ được lành trong khoảng thời gian rất ngắn.

Nhiều trường hợp gây sinh mổ với kỹ thuật gây tê tủy sống bị đau cột sống mạn tính. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng nó không phải là nguyên nhân gây đau kéo dài
Nhiều trường hợp gây sinh mổ với kỹ thuật gây tê tủy sống bị đau cột sống mạn tính. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng nó không phải là nguyên nhân gây đau kéo dài

Đau lưng sau sinh mổ có tự hết được không?

Thông thường, tình trạng đau cột sống sẽ tự khỏi sau vài tháng. Tuy nhiên, nếu mẹ bỉm không có ý thức chăm sóc bản thân thì cơn đau có thể kéo dài lâu hơn. Đồng thời, nó cũng rất dễ chuyển sang các biến chứng như thoái hóa cột sống hoặc loãng xương. Ngược lại, nếu chủ động chăm sóc và điều trị sẽ giảm được mức độ đau nhức.Cơ thể cũng không cần quá nhiều thời gian để trở lại sinh hoạt bình thường.

Bên cạnh đó, những trường hợp bị đau cột sống từ giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng không thực hiện các giải pháp cải thiện thì sau sinh, tình trạng đau sẽ còn nặng hơn. Và nó cũng sẽ kéo dài lâu hơn. Khi đã chữa khỏi thì khả năng tái phát vẫn rất cao. Nhất là khi trời chuyển lạnh hoặc lao động nặng.

Xem thêm: Bà bầu bị đau cột sống và những cách điều trị an toàn

Cách khắc phục đau lưng sau khi sinh mổ

Có khá nhiều cách giảm đau cột sống sau sinh mổ. Mẹ bỉm có thể thực hiện một số cách đơn giản tại nhà. Điểm chung của các cách này là cần kiên trì và mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Tuy nhiên, chúng an toàn và hiệu quả lâu dài. Tiêu biểu là thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập; massage; tư thế cho con bú; giảm cân và liệu pháp tâm lý…

Trong những trường hợp phải giải quyết cơn đau nhanh hoặc tình trạng đau cột sống ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt, mẹ bỉm sẽ cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ. Khi đó, họ có thể được chỉ định dùng thuốc, sóng cao tần hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm…

Không có phương pháp nào là tối ưu nhất cho tất cả các trường hợp. Căn cứ vào điều kiện sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Tốt nhất là bản nên đi kiểm tra sức khỏe để biết chính xác tình trạng đau cột sống của mình đang diễn biến thế nào và bắt nguồn từ nguyên nhân gì. Nắm chắc hai yếu tố này sẽ có hướng điều trị hiệu quả.

Biện pháp tại nhà giảm đau cột sống sau khi sinh mổ

Nghỉ ngơi đầy đủ 

Đây là yếu tố nền tảng đầu tiên để giảm đau cột sống cho mẹ sau sinh mổ. Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ không những giảm các cơn đau mà còn tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ. Đồng thời, bạn cũng cần tránh làm việc nặng trong ít nhất là 1 tháng đầu sau sinh.

Cho con bú đúng tư thế

Nguyên tắc chung là không nên gập người hoặc cúi xuống quá lâu. Bạn cần chọn tư thế sao cho cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú. Trong lúc bé bú, bạn có thể xoay cổ hoặc vặn nhẹ thắt lưng để giảm đau nhức.

Một vài tư thế cho con bú vừa thoải mái cho mẹ vừa giúp bé lấy được nhiều sữa là:

  • Ngồi ngả lưng về phía sau tạo thành góc 45 độ. Để có được tư thế này, bạn nên kê nhiều gối sau lưng. Bé sẽ nằm trên bụng và áp vào ngực mẹ để ti sữa;
  • Nằm nghiêng trái và đặt bé song song với bạn. Dùng 1 tay đỡ đầu bé để giúp bé tìm được vị trí đầu ti;
  • Ngồi tựa vào ghế và giữ lưng thẳng. Sau lưng nên kê một chiếc gối mỏng. Người mẹ gác 1 chân lên chiếc ghế đối diện.
Cho con bú đúng tư thế là một trong những cách cải thiện tình trạng đau cột sống đơn giản nhưng hiệu quả.
Cho con bú đúng tư thế là một trong những cách cải thiện tình trạng đau cột sống đơn giản nhưng hiệu quả.

Thực hiện các bài tập chữa đau cột sống sau sinh mổ

Làm việc nhà, đi lại nhiều không có nghĩa là không cần thực hiện các bài tập chữa đau cột sống. Thay vào đó, bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện nếu không muốn tình trạng đau nặng hơn. Các bài tập này không những giúp mẹ bỉm cải thiện các cơn đau mà còn hỗ trợ lấy lại vóc dáng cân đối, giảm được mỡ thừa ở bụng sau sinh. Trước khi thực hiện, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian bắt đầu để không ảnh hưởng đến vết mổ.

Bài tập phổ biến dùng để chữa đau cột sống cho mẹ bỉm sau mổ là nghiêng hông. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn đứng thẳng lưng. Chân trái bước sang ngay. Tay trái chống hông, tay phải giơ lên cao. Đồng thời nghiêng người về bên trái. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Xen kẽ mỗi bên vài lần. Ban đầu tập chỉ nên nghiêng vừa phải. Khi đã quen và vết thương lành hẳn thì nghiêng nhiều hơn.

Nếu bạn muốn thực hiện các bài tập yoga để vừa cải thiện tình trạng đau vừa giúp vóc dáng thon gọn hơn thì cần tránh những động tác duỗi chân quá mức. Bên cạnh đó, bạn không được gắng sức quá nhiều khi tập. Nếu thấy không thoải mái thì dừng lại. Nhất là trong giai đoạn 1 – 2 tháng đầu sau sinh mổ. 

Giữ tâm lý thoải mái

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra khi người ta căng thẳng, các cơ sẽ bị căng ra. Đồng thời, cơ thể rất dễ cảm thấy mệt mỏi. Khi đó, tình trạng đau nhức sẽ nhiều hơn. Vì thế, mẹ bỉm cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. Khi giữ được đời sống tinh thần tốt, mẹ bỉm sẽ ăn ngon miệng và ngủ sâu hơn. Nhờ đó sức đề kháng cũng sẽ mạnh hơn.

Giảm cân để không khiến cột sống chịu thêm nhiều áp lực

Sau khi sinh con, người phụ nữ rất dễ lên cân. Bởi lúc này họ được khuyên ăn nhiều đồ bổ dưỡng để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Mẹ bỉm đừng bao giờ quên rằng hệ thống xương khớp, nhất là cột sống còn rất yếu. Nếu nó phải thường xuyên chịu áp lực quá lớn do cơ thể quá nặng nề thì các tổn thương sẽ ngày càng trầm trọng. Và dĩ nhiên tình trạng đau cột sống sẽ kéo dài nhiều ngày không khỏi.

Tuy nhiên, thực hiện giảm cân cần phải kiên trì từng ngày thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Nếu bạn nôn nóng dùng thuốc hoặc nhịn ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân và cả chất lượng sữa cho bé.

Mẹ bỉm sau sinh mổ cần vận động vừa sức và kiểm soát cân nặng để cải thiện chứng đau cột sống.
Mẹ bỉm sau sinh mổ cần vận động vừa sức và kiểm soát cân nặng để cải thiện chứng đau cột sống.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhất là canxi trong bữa ăn hằng ngày

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ luôn rất cần thiết cho phụ nữ sau sinh. Nhất là những người bị đau cột sống sau sinh mổ. Song song đó, bạn cũng cần bổ sung thêm canxi. Tuy nhiên, nếu cung cấp riêng lẻ khoáng chất này thì cơ thể rất khó hấp thụ được. Bạn cần thêm “chất xúc tác” là vitamin D và K. Hai loại vitamin này có nhiều trong các loại cải (bó xôi, cải xoăn, bắp cải), măng tây, bông cải xanh, dưa chuột, xà lách, cà rốt, trứng, dầu oliu và trái cây sấy khô.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Thực phẩm chứa nhiều loại vitamin này là trái cây họ nhà cam. Ngoài ra, vitamin C còn có nhiều trong đu đủ, kiwi, dâu tây và ổi. Bên cạnh đó, mẹ bỉm cần tiêu thụ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày (lượng nước này bao gồm trong thức ăn). Khi chế biến đừng nên để quá nhiều muối.

Massage để giảm đau cột sống sau sinh mổ tức thời

Bạn không cần đến các cơ sở massage chuyên nghiệp nhưng vẫn cải thiện được tình trạng đau cột sống sau sinh mổ tại nhà. Điều quan trọng khi thực hiện phương pháp này là phải nhẹ nhàng và kiên trì hằng ngày. Tác dụng của nó không chỉ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn mà còn giúp mẹ bỉm giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu dùng đến kỹ thuật châm cứu, bạn cần để cơ sở y tế để thực hiện. Thông thường, chỉ khi tình trạng đau nhức vượt quá khả năng chịu đựng thì người ta mới dùng đến phương pháp này. Hoặc trong trường hợp bạn muốn hết nhanh cảm giác đau nhức cột sống thì có thể kết hợp giữa châm cứu với xoa bóp tại cơ sở y tế có uy tín.

Dùng thuốc Nam giảm đau lưng sau sinh mổ tại nhà

Có khá nhiều loại thảo dược lành tính chữa đau cột sống sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, trước khi áp dùng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dưới đây là một số bài thuốc được dùng phổ biến cho các bà mẹ sau sinh.

Bài thuốc 1:

30 gam rễ cây đinh lăng tươi. Sau khi rửa sạch thì cắt thành khúc rồi mang đi phơi. Đến khi khô thì sắc lấy nước uống. Đổ nước đầy bình và sắc liên tục trong khoảng 1 tiếng. Chia ra thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Kiên trì dùng thuốc trong ít nhất 2 tuần thì các triệu chứng đau nhức cột sống mới được cải thiện. Nếu không có rễ đinh lăng tươi, bạn có thể thay thế bằng 10 gam rễ cây trinh nữ tươi.

Xem thêm: Bài thuốc chữa đau lưng bằng cây đinh lăng nên biết

Các bộ phận của cây đinh lăng, đặc biệt là rễ có tác dụng chữa đau cột sống cho phụ nữ sau sinh mổ.
Các bộ phận của cây đinh lăng, đặc biệt là rễ có tác dụng chữa đau cột sống cho phụ nữ sau sinh mổ.

Bài thuốc 2:

Dùng chuối hột. Chuối già sau khi rửa sạch sẽ cắt thành lát mỏng rồi mang đi phơi khô. Sau đó ngâm chúng với rượu trắng 30 độ trong khoảng 3 tuần là có thể dùng. Lượng rượu cần được đổ ngập chuối. Uống trước khi ăn, mỗi ngày khoảng 20ml. Tương tự hai bài thuốc trên, bạn cần kiên trì dùng bài thuốc chữa đau cột sống sau khi sinh mổ này với chuối hột trong khoảng 2 tuần mới phát huy được tác dụng.

Ngoài các bài thuốc dùng để uống, bạn có thể giảm đau cột sống bằng cách chườm lá ngải cứu hoặc rễ của lá lốt. Lá ngải cứu có thể chườm sau khi giã nhuyễn ở dạng tươi. Còn rễ của lá lốt thì cần ngâm rượu trong khoảng 1 tháng rồi dùng rượu này thoa lên vị trí bị đau nhức.

Điều trị đau cột sống sau khi sinh mổ bằng Tây y

Điều trị đau cột sống cho mẹ bỉm bằng thuốc Tây là giải pháp không nằm trong thứ tự ưu tiên hàng đầu. Kể cả các loại thuốc an toàn cho phụ nữ đang cho con bú. Bởi ít nhiều các loại thuốc cũng sẽ ảnh hưởng không tốt chất lượng sữa.

Thay vào đó, các bác sĩ có thể dùng đến sóng cao tần, laser hoặc một số thủ thuật dưới sự hướng dẫn của máu siêu âm. Các thủ thuật thường dùng là phong bế thần kinh gây đau, tiêm thuốc giảm đau và chống viêm cho khớp liên mấu, khớp cùng chậu. Về nguyên tắc là chỉ sử dụng các phương pháp này khi tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể cân nhắc kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Vị trí tiêm và vào các dây chằng bị tổn thương. Hoặc đôi khi tiêm vào chỗ bám gân – cơ. Kỹ thuật này cũng được thực hiện dưới sự hướng dẫn của máu siêu âm. Tác dụng của nó là thúc đẩy quá trình tự làm lành của cơ thể, rút ngắn thời gian hồi phục và cải thiện tình trạng đau.

Những trường hợp đau cột sống nặng sau sinh mổ sẽ cân nhắc dùng đến kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.
Những trường hợp đau cột sống nặng sau sinh mổ sẽ cân nhắc dùng đến kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/khang-sinh-dieu-tri-viem-khop/

https://drbacsi.com/cac-buoc-cham-soc-da/

https://drbacsi.com/dau-ngon-tay-chan-te-nhu-kim-cham/

https://drbacsi.com/uong-ruou-xong-bi-te-tay/

https://drbacsi.com/bien-chung-dau-da-day-nguy-hiem-nhat/

https://drbacsi.com/toc-bac-som-thieu-chat-gi/

https://drbacsi.com/chua-viem-thanh-quan-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/lac-noi-mac-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-sao-cho-hieu-qua/

https://drbacsi.com/chua-viem-tien-liet-tuyen-o-dau/

https://drbacsi.com/chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y/

Comentarios
No hay ningún comentario aún. Sea usted el primero.