Blogs Blogs

Zurück

Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì?

Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng sinh lý bình thường đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường tăng cao, khi vận động, uống nhiều rượu bia,... Tuy nhiên, nếu tình trạng đổ mồ hôi tay chân quá mức khiến bạn gặp khó chịu trong cuộc sống hoặc đổ mồ hôi bất thường có thể là triệu chứng của bệnh lý nào đó.

Đổ mồ hôi tay là bệnh gì?

Đổ mồ hôi tay liên tục, mọi lúc mọi nơi khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, phiền toái thì rất có thể đó là triệu chứng của chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật, hay còn được gọi là thần kinh giao cảm. Bệnh đổ mồ hôi tay nguyên phát thường khởi phát khi bạn đang trong độ tuổi đi học và có xu hướng di truyền theo tính chất gia đình. Khi lớn lên, tình trạng này sẽ tăng lên và đổ mồ hôi ở nhiều vị trí khác như vùng nách dưới cánh tay, lưng, đầu mặt,... Tuy nhiên, đổ mồ hôi tay cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như cường giáp, nhiễm độc,...

Đổ mồ hôi tay không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân, nhưng khiến cho họ vô cùng khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, cuộc sống, công việc và học tập của người bệnh. Bởi vì bàn tay được sử dụng nhiều trong công việc, giao tiếp về mặt xã hội. Đổ mồ hôi tay quá mức dẫn tới giảm bớt trong việc chọn lọc nghề nghiệp, cũng như khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay

Đổ mồ hôi tay chân nguyên phát phát do rối loạn thần kinh thực vật, thường gặp hơn đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, đầu và mặt. Tình trạng đổ mồ hôi tay chân bắt đầu từ lúc nhỏ hay giai đoạn trước dậy thì, biểu hiện nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, các rối loạn về thần kinh và trạng thái tâm thần cũng gây đổ mồ hôi tay chân.

Đổ mồ hôi thứ phát thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi tay thứ phát như:

  • Thiếu vitamin và chất khoáng: vi-ta-min và khoáng chất đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Việc thiếu hụt các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất do người bệnh sử dụng nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ra mồ hôi tay chân, chân vào mùa lạnh.
  • Bệnh cường giáp: những phản ứng trao đổi chất trong bệnh cường giáp sẽ bị rối loạn khi tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo, tạo ra nhiều nhiệt và cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn. Trường hợp bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay do bệnh cường giáp thì thường có dấu hiệu đi kèm như: hay hồi hộp, đánh trống ngực, run tay, sụt cân nhanh, mắt lồi,...
  • Tăng tiết mồ hôi thứ phát: do nhiệt độ quá thấp, bỏng lạnh, u tuyến yên, thiếu máu bất sản, lao phổi,...
  • Nhiễm độc: do tính chất công việc hay một số nguyên nhân nào đó khiến cho cơ thể của bạn tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại từ nước, không khí, môi trường ô nhiễm,... Khiến cho cơ thể bị nhiễm độc. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi nhằm đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh bị đổ mồ hôi tay chân vào mùa lạnh có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu. Đây là một trong những loại ung thư bạch cầu ác tính gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể, trong đó đặc biệt là hoạt động bài tiết làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng tăng tiết nhiều mồ hôi tay chân.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa sùi mào gà ở lưỡi

Bệnh đổ mồ hôi tay gây ra những tác hại gì?

Tay chân lúc nào cũng trong trạng thái ẩm ướt, mát hoặc lạnh cả ngày. Trong một số trường hợp, người bệnh còn cảm thấy tay mình đổi màu sắc. Đổ mồ hôi ở lòng bàn chân quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng hôi chân. Bên cạnh đó, tiết nhiều mồ hôi tay gây ẩm, bong tróc da và dễ nhiễm nấm da.

Đổ mồ hôi tay không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nó gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống như:

  • Đổ mồ hôi tay nhiều khiến cho người bệnh không tự tin và ngại khi tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, đổ mồ hôi ra quá nhiều có thể gây ra những mùi hôi khó chịu trên cơ thể người bệnh, làm cho việc giao tiếp của người bệnh bị giảm bớt rất nhiều.
  • Mồ hôi ra quá nhiều khiến cho bệnh nhân dễ bị ức chế tâm lý, nóng nảy và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc.

Ngoài ra, tăng tiết mồ tay chân cũng có thể là dấu hiệu khởi phát của một số bệnh lý như: Bệnh cường giáp, thiếu hụt vi-ta-min và khoáng chất, nhiễm độc, thiếu máu bất sản, lao phổi, u tuyến yên, bỏng lạnh do nhiệt độ quá thấp,... Những bệnh lý này nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

mồ hôi tay chân có thể là do rối loạn thần kinh thực vật hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý như cường giáp, nhiễm độc, rối loạn nội tiết,... Đổ mồ hôi tay không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tác động không nhỏ đến cuộc sống và công việc. Cách điều trị bệnh đổ mồ hôi tay chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên. Đổ mồ hôi tay chân thứ phát cần chữa trị dứt điểm các bệnh lý mắc phải. Đối với đổ mồ hôi nguyên phát do rối loạn thần kinh thực vật sẽ được điều trị bằng cách đốt hạch giao cảm.

Bài viết liên quan:

Comments
Noch keine Kommentare. Seien Sie der Erste.