Blogs Blogs

Zurück

Kinh nghiệm chữa dị ứng nhộng tằm không hề khó

Khá nhiều người còn loay hoay không biết chữa dị ứng với nhộng tằm như thế nào để khắc phục được tình trạng ngứa rát, sưng đỏ trên mặt, cánh tay, chân…

Để cung cấp cho bạn đọc những thông tin xác đáng, giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng dị ứng nhộng tằm. Các chuyên gia xin chia sẻ những kinh nghiệm hiệu quả được nhiều người áp dụng sau đây:

I. Những biện pháp chữa dị ứng nhộng tằm bạn nên thực hiện

Dị ứng nhộng tằm thường xuất hiện trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Biểu hiện sẽ dữ dội hơn nếu người bệnh có cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng.

dị ứng nhộng tằm
Nhộng tằm là món ăn ưa thích của nhiều người, nhưng cũng rất dễ gây nên tình trạng dị ứng.

Nguyên nhân gây dị ứng hoặc dẫn đến tình trạng ngộ độc nhộng tằm thường là do mua phải nhộng tằm lâu ngày bị ôi thiu, chất đạm bị phân hoá trở thành độc tố hoặc nhộng tằm đã bị ngâm hoá chất, hoặc do cơ thể bị dị ứng với Natri Sunfit có trong nhộng tằm…

Người bệnh thường có những biểu hiện như đỏ bừng cả người, nổi mề đay, đau quặn thắt vùng bụng, bị tiêu chảy, nôn mửa… thậm chí là bị sốc phản vệ gây khó thở, tụt huyết áp, hoa mắt, mất ý thức và có nguy cơ tử vong khá cao.

Sau đây là những biện pháp chữa dị ứng nhộng tằm thường được áp dụng:

1. Xử lý ngay khi dị ứng nhộng tằm

Khi cơ thể bạn có những biểu hiện bị dị ứng nhộng tằm thì điều đầu tiên bạn cần làm là nên kích thích cơ thể để nôn ra những phần nhộng tằm chưa được tiêu hóa. Bạn cũng nên pha mật ong hoặc nước chanh với nước ấm để giảm ngứa ngáy.

Khi bị dị ứng nhộng tằm gây nôn hoặc tiêu chảy thì bạn nên dùng dung dịch Oresol (Nước biển khô) để bù nước và các chất điện giải cho cơ thể.

2. Điều trị bằng các biện pháp Tây y

Căn cứ vào tình trạng, mức độ dị ứng mà các bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị dị ứng nhộng tằm sao cho phù hợp nhất:

#Tình trạng dị ứng nhẹ

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc kháng chất Histamine như Phenergan, Cetirizin, Loratadin… để giảm tình trạng nổi mề đay cấp, ngứa ngáy, buồn nôn. Bạn cũng có thể dùng kết hợp thuốc bôi ngoài da, chống ngứa như Phenol, Sulfat kẽm… để giảm nguy nổi sẩn nặng nề.

#Các phản ứng dị ứng nhộng tằm nặng

Bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng những loại thuốc uống kết hợp, giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và dị ứng bằng dạng uống, dạng tiêm như:

  • Epinephrine: Đây là một dạng thuốc tiêm nhằm giảm nhanh các tình trạng dị ứng, giúp ổn định huyết áp, chống suy tim, trụy mạch và giảm tỷ lệ tử vong do sốc phản vệ.
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Thuốc này được chỉ định cho người bị dị ứng nhộng tằm có dấu hiệu phù thanh quản, đặc biệt là người bị hen suyễn nên dùng thuốc kích thích thụ thể Beta – 2 kết hợp với corticoid Beclomethazon dạng hít.
  • Thuốc Corticoid: Thường được dùng cho cả đường uống và đường tiêm truyền tĩnh mạch như Methyprednisolon để giảm co thắt hoặc ngăn ngừa chứng sốc phản vệ muộn.
điều trị tây y
Cần có những động thái can thiệp y tế nhanh chóng khi dị ứng với nhộng tằm.

Do đó, khi bạn có những dấu hiệu bị dị ứng nhộng tằm thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng đe dọa sức khỏe và tính mạng.

Đọc thêm: Tổng hợp những loại thuốc chống dị ứng không gây buồn ngủ

3. Một số biện pháp chữa dị ứng nhộng tằm bằng dân gian

Nếu tình trạng dị ứng nhộng tằm không quá nghiêm trọng và không nguy hiểm tính mạng, bạn chỉ gặp những dấu hiệu nhẹ, cơ bản như nổi mề đay, phát ban, xuất hiện mẩn ngứa… thì có thể dùng một số bài thuốc dân gian lưu truyền để chữa dị ứng nhộng tằm:

  • Dùng lá đơn tướng quân 20g, sài đất 10g, kim ngân hoa 15g, nhọ nồi 14g, thổ phục linh 13g, xích thược 10g đem nấu với 400ml cho còn một chén nước, ngày uống một thang sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
  • Một bài thuốc cũng đơn giản không kém là dùng 10g ké đầu ngựa, kinh giới 14g, cỏ muồng trâu 12g, bạc hà 14g, cỏ mần trầu 15g, cam thảo đất 12g. bèo tai tượng 10g cho tất cả nấu chung nửa lít nước và dùng trong ngày.

II. Những lưu ý cần tránh khi dùng nhộng tằm để không gây dị ứng

Trong nhộng tằm chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, vitamin và protein cũng như canxi, photpho được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa từng người mà có những giá trị dinh dưỡng khác nhau, nếu dùng không đúng cách dễ gây độc hại cho chính sức khỏe người dùng:

1. Không dùng nhộng tằm to hoặc ăn nhộng tằm chết

Nhiều người vì lợi nhuận nên sẵn sàng tiêm, tẩm các chất độc hóa học vào trong nhộng tằm để con nhộng trông to và căng tròn bắt mắt. Nhưng điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc ăn nhộng tằm chết, nhộng chuyển sang thâm đen, các đốt thân rời rạc thì rất dễ gây ngộ độc vì các chất đạm có trong nhộng tằm phân hủy, khiến sức khỏe người ăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2. Không ăn quá nhiều nhộng tằm

Nhộng tằm là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, nên họ thường chế biến số lượng lớn để ăn thành nhiều bữa. Việc này không nên, vì theo các chuyên gia thì việc ăn quá nhiều nhộng tằm gây tích tụ các chất độc hại cho sức khỏe người dùng.

Do đó, bạn cần biết phải ăn nhộng tằm một cách thích hợp, khoảng 2 – 3 bữa trong một tháng là đủ. Đặc biệt, cần hết sức cẩn thận khi cho trẻ em ăn nhộng tằm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

3. Không ăn chung nhộng tằm với tôm cá

Rất nhiều người thường bị ngộ độc, thậm chí là tử vong khi không biết cách chế biến hoặc bảo quản nhộng tằm, đặc biệt là dùng chung nhộng tằm với hải sản như tôm cá dễ sinh ra những chất độc ảnh hưởng sức khỏe cơ thể.

4. Những người có cơ địa không ăn được nhộng tằm

Người bị bệnh Gout và những người có tiền sử dị ứng thực phẩm tuyệt đối nên kiêng nhộng tằm vì dễ khiến bệnh tái phát, gây đau đớn và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh Gout không nên ăn nhộng tằm
Người bị bệnh Gout là đối tượng cần tránh ăn nhộng tằm để không bị đau và tái phát bệnh.

Bên cạnh đó, khi ăn nhộng tằm không thích hợp với cơ địa bản thân, bạn dễ bị chóng mặt, buồn nôn, đau bụng quặn thắt dữ dội, da nổi mẩn đỏ ngứa ngáy…

⇒ Do đó, với những thông tin được lưu ý trên đây, hy vọng quý độc giả cần hết sức thận trọng khi dùng nhộng tằm để không gây tác hại nghiêm trọng.

Tô Minh

Độc giả tìm hiểu thêm:

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://www.chuatrimedaymanngua.com/

https://viendalieu.vn/

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cach-chua-tri-noi-man-ngua-o-tre.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/bi-di-ung-bot-ngot-phai-lam-sao.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cham-soc-dung-cach-lan-da-bi-di-ung-my-pham.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cac-loai-benh-ngoai-da-thuong-gap-va-cach-chua-tri.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/da-bi-noi-man-do-ngua-khap-nguoi.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/vi-sao-bi-benh-phat-ban-do-tren-da.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/benh-cham-biu-co-lay-khong.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/nhung-nguyen-tac-su-dung-thuoc-chong-di-ung-can-luu-y.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/cach-dieu-tri-noi-me-day-cap-tinh-va-man-tinh.html

https://www.chuatrimedaymanngua.com/dang-bi-noi-day-co-duoc-tam-khong.html

Comments
Noch keine Kommentare. Seien Sie der Erste.