Blocs Blocs

Vés enrere

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Yếu tố cơ địa, tiêu chảy, táo bón được cho là những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em hình thành và phát triển. Bệnh thường xảy ra với mức độ nhẹ. Bên cạnh đó bệnh cũng đáp ứng tốt với những biện pháp điều trị, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu không áp dụng biện pháp phù hợp, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đồng thời mang đến nhiều bất lợi cho quá trình điều trị.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Tìm hiểu nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Nứt kẽ hậu môn không chỉ là bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành mà còn xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi hậu môn bị tổn thương và xuất hiện vết nứt sau khi người bệnh đi đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không sớm áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đồng thời gây ra nhiều khó khăn trong đời sống cũng như quá trình sinh hoạt của trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn, một số dấu hiệu nhận biết dưới đây có thể xảy ra:

  • Vùng hậu môn có dấu hiệu sưng đỏ và đau nhức
  • Trẻ quấy khóc ở mỗi lần đi đại tiện
  • Trẻ thường bộc lộ cảm xúc sợ đi đại tiện
  • Người xanh xao
  • Chậm phát triển
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc bởi cơn đau tại hậu môn phát sinh vào buổi đêm
  • Phân có lẫn máu
  • Gặp nhiều khó khăn khi ngồi
  • Vùng da xung quanh hậu môn có cảm giác ngứa ngáy và kích thích.

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện nêu trên, ba mẹ có thể quan sát hậu môn của trẻ để từ đó nhận thấy những vết nứt xuất hiện. Ngoài ra, hậu môn và vùng da xung quanh khu vực này còn xuất hiện dấu hiệu đỏ và nóng hơn bình thường.

Trẻ bị nứt hậu môn do đâu?

Nứt kẽ hậu môn xảy ra ở người trưởng thành chủ yếu do các bệnh lý về đường ruột và do viêm xơ thắt hậu môn gây ra. Tuy nhiên, đối với trẻ em, yếu tố cơ địa, bệnh táo bón và bệnh tiêu chảy là nguyên nhân chính khiến hậu môn bị nứt kẽ.

Yếu tố cơ địa

Một số trẻ em có làn da khô bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn cao hơn so với những trẻ khác.

Bệnh táo bón

Táo bón là nguyên nhân chính, nguyên nhân phổ biến nhất khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn hình thành và phát triển. Trẻ thường có xu hướng rặn ở mỗi lần đi đại tiện khi bị táo bón. Áp lực từ hoạt động này của trẻ có thể hình thành những vết rách ở hậu môn và gây tổn thương niêm mạc.

Tiêu chảy kéo dài

Tương tự như bệnh táo bón, tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể tạo áp lực và tăng ma sát lên vùng niêm mạc hậu môn. Từ đó khiến cơ quan này xuất hiện những vết rách.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, tình trạng nứt hậu môn ở trẻ em còn có khả năng hình thành do bệnh trĩ, bệnh Crohn, hẹp hậu môn bẩm sinh…

Trẻ bị nứt hậu môn do đâu?
Yếu tố cơ địa, bệnh táo bón và bệnh tiêu chảy là nguyên nhân chính khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em thường không phát triển mạnh và không gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu được thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên những triệu chứng khó chịu mà bệnh mang đến có thể khiến trẻ xanh xao, mất ngủ, cáu gắt, bứt rứt, mệt mỏi… Đối với những trường hợp xuất hiện vết rách sâu bên trong niêm mạc, trẻ nhỏ có thể đau đớn và gặp nhiều khó khăn khi nằm hoặc khi ngồi.

Đối với những trường hợp không có biện pháp điều trị thích hợp hoặc để bệnh kéo dài, tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đồng thời tạo nên nhiều khó khăn cho quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh còn phát triển làm tăng nguy cơ rối loạn cơ thắt hậu môn và viêm nhiễm hậu môn.

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ

So với người trưởng thành, nứt kẽ hậu môn khi xảy ra ở trẻ nhỏ thường có mức độ nhẹ hơn. Chính vì thế, đa số những trường hợp mắc bệnh đều được khắc phục bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống và sử dụng thuốc điều trị.

Chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ em bằng thuốc

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bệnh bằng những loại thuốc bôi nhằm cải thiện tình trạng đau rát và hiện tượng khô ở hậu môn.

Để khắc phục tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ, những loại thuốc dưới đây có thể được sử dụng:

Kem chứa oxide kẽm

Oxide kẽm là một chất có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi mô da bị tổn thương và sát trùng nhẹ. Việc sử dụng loại thuốc bôi này lên vùng hậu môn đang bị bệnh sẽ hạn chế tình trạng ngứa ngáy và đau rát. Đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết nứt.

Vaseline

Vaseline là một loại thuốc bôi tương đối lành tính. Thuốc có thành phần chính là Mineral oils (dầu khoáng). Thành phần này có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm vùng hậu môn đang có vết nứt. Chính vì thế, việc bạn cho trẻ sử dụng Vaseline đều đặn có thể giúp vết nứt mau chóng phục hồi. Đồng thời giúp trẻ dễ dàng hơn ở mỗi lần đi đại tiện.

Paracetamol

Đối với những trẻ nhỏ có hậu môn bị nứt kèm theo triệu chứng đau đớn dữ dội, trẻ sợ đi đại tiện, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định dùng thuốc Paracetamol để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc còn có khả năng gây ra nhiều tác dụng ngoại ý nếu trẻ sử dụng thuốc bừa bãi. Do đó, bạn cần cho trẻ sử dụng thuốc đúng với tần suất và liều dùng do bác sĩ yêu cầu.

Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều loại thuốc bôi giúp điều trị nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên những loại thuốc có thành phần là hydrocortisone và chất gây tê có khả năng tác động và gây kích ứng da khi sử dụng ở trẻ nhỏ. Chính vì thế, những loại thuốc điều trị này thường không được chỉ định.

Chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ em bằng thuốc
Đối với những trẻ nhỏ có hậu môn bị nứt kèm theo triệu chứng đau đớn dữ dội, trẻ sợ đi đại tiện, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định dùng thuốc Paracetamol để khắc phục bệnh lý

Thay đổi thói quen ăn uống điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu chảy và bệnh táo bón là những nguyên nhân chính khiến bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ hình thành và phát triển. Chính vì thế, để tránh việc gia tăng áp lực lên vùng hậu môn và hỗ trợ quá trình điều trị nứt hậu môn, ba mẹ nên giúp trẻ thay đổi thói ăn uống.

Cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và dinh dưỡng cho trẻ có hậu môn bị nứt kẽ:

  • Khuyến khích trẻ nhỏ ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, củ quả và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Đối với những trẻ không thích hoặc không thể ăn rau, bạn có thể tiến hành xây nhuyễn rau trong soup hoặc trong cháo. Ngoài ra bạn cũng có thể ép trái cây cùng với rau xanh cho trẻ uống. Điều này không chỉ giúp trẻ cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn bổ sung được những khoáng chất, vitamin. Từ đó ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa và chống táo bón.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng những loại thức ăn gây tiêu chảy và táo bón như đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ ngọt, snack, hải sản (sò, mực, tôm…), thực phẩm cay nóng…
  • Không cho trẻ uống soda, nước ngọt có ga và những loại thức uống có chứa đường bắp. Bạn nên khuyến khích trẻ sử dụng sữa đậu nành, sữa bắp, sữa chua uống… để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của trẻ.
  • Bạn có thể cho trẻ sử dụng thức ăn trộn đều với men vi sinh. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa sự xuất hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đồng thời tăng cường hoạt động của đường ruột.

Áp dụng mẹo chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ từ dân gian

Ngoài việc thay đổi thói quen ăn uống và sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể lựa chọn và cho trẻ áp dụng một trong những mẹo điều trị nứt kẽ hậu môn từ dân gian dưới đây:

Ngâm và rửa hậu môn với nước muối ấm điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Ngâm rửa vùng hậu môn cùng với nước muối ấm trước và sau khi trẻ đi đại tiện có thể hỗ trợ quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn. Đồng thời giúp trẻ cải thiện tình trạng đau rát và chảy máu. Ngoài ra, việc sử dụng nước muối còn giúp trẻ sát trùng, kháng khuẩn, giảm triệu chứng ngứa ngáy và tiêu viêm.

Thực hiện mẹo chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ từ nước muối ấm mỗi ngày sẽ nhận thấy vết nứt hậu môn cải thiện đáng kể, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Đồng thời giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn do các triệu chứng đã thuyên giảm.

Nguyên liệu:

  • Muối
  • Nước với lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước và đổ vào thau
  • Rót thêm vào thau một lượng nước lạnh vừa đủ để nước có nhiệt độ ấm vừa phải
  • Tiếp tục thêm 10 – 20 gram muối vào thau
  • Giúp trẻ ngâm và rửa hậu môn trong khoảng 10 – 15 phút
  • Sử dụng khăn bông mềm lâu khô vùng hậu môn cho trẻ.
Ngâm và rửa hậu môn với nước muối ấm điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ
Ngâm và rửa hậu môn với nước muối ấm điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Phục hồi vết nứt hậu môn bằng dầu dừa

Do tồn tại một hàm lượng lớn acid béo, dầu dừa có khả năng làm dịu và dưỡng ẩm niêm mạc hậu môn. Đồng thời giúp giảm đau, giảm chảy máu và thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương. Mẹo dùng dầu dừa phục hồi vết nứt hậu môn phù hợp với những trẻ có hậu môn bị nứt kẽ do da khô. Bên cạnh đó, những dưỡng chất có trong dầu dừa còn có khả năng ức chế hoạt động của vi nấm và một số loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng khác.

Nguyên liệu:

  • Dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch hậu môn và vùng da xung quanh cho trẻ
  • Dùng khăn bông mềm và sạch lau khô hậu môn
  • Thoa dầu dừa lên hậu môn của trẻ với một lượng vừa đủ
  • Để nguyên trạng thái cho đến khi dầu dừa khô tự nhiên 
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi vết nứt hậu môn của trẻ được phục hồi.

Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ bằng cách xông và rửa hậu môn với lá kinh giới

Những dưỡng chất được tìm thấy bên trong lá kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giúp giảm đau hiệu quả. Mẹo xông và rửa hậu môn cùng với lá kinh giới có khả năng phục hồi vết nứt ở vùng hậu môn. Đồng thời cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá kinh giới.

Cách thực hiện:

  • Mang lá kinh giới rửa sạch
  • Đun sôi lá kinh giới cùng với nước sạch
  • Đổ nước ra thau. Sau đó pha nước này cùng với một lượng vừa đủ nước lạnh để nước bớt nóng, tránh tình trạng trẻ bị bỏng
  • Mẹ cho trẻ xông đến khi nước lá kinh giới nguội bớt thì ngâm hậu môn của trẻ với nước này thêm 15 phút
  • Tiếp tục dùng nước lá kinh giới rửa hậu môn cho trẻ
  • Dùng khăn bông mềm và sạch lau khô hậu môn.
Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ bằng cách xông và rửa hậu môn với lá kinh giới
Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ bằng cách xông và rửa hậu môn với lá kinh giới

Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em thường hình thành do bệnh tiêu chảy và bệnh táo bón kéo dài. Chính vì thế, hầu hết các trường hợp bệnh đều được hồi phục bằng các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh nặng, trẻ có vết nứt nghiêm trọng, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ nhỏ đến cơ sở y tế để được tiến hành thăm khám và áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu.

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/viem-tai-giua-thanh-dich/

https://drbacsi.com/chua-mat-ngu-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/chich-ngua-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-thai-duoc/

https://drbacsi.com/chua-gai-cot-song-bang-dong-y/

https://drbacsi.com/benh-xo-gan-u-mat-nguyen-phat/

https://drbacsi.com/viem-loet-bo-cong-nho-da-day/

https://drbacsi.com/viem-da-day-dang-not/

https://drbacsi.com/benh-gout-co-nen-an-thit-bo-khong/

https://drbacsi.com/dau-da-day-nen-lam-gi/

https://drbacsi.com/viem-than-be-than-man-tinh/

Comentaris
Encara no hi ha cap comentari. Vull ser el primer.