Blocs Blocs

Vés enrere

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa được không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh xương khớp mạn tính. Ngoài ra đây còn là một bệnh tự miễn điển hình với nhiều triệu chứng xuất hiện ngoài khớp, tại khớp và toàn thân ở diễn biến phức tạp, nhiều mức độ khác nhau. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng, hậu quả nặng nề đối với sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa được không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa được không?
Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa được không? Mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị

Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa được không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính. Đồng thời đây còn là một bệnh tự miễn điển hình với nhiều triệu chứng xuất hiện ngoài khớp, tại khớp và toàn thân ở diễn biến phức tạp, nhiều mức độ khác nhau. Chính vì thế bệnh viêm khớp dạng thấp không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân khám bác sĩ khi bệnh vừa mới khởi phát và có những phương pháp điều trị thích hợp thì bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ không tạo ra thêm những tổn thương, không khiến bệnh nhân bị tàn phế. Đồng thời hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm khớp dạng thấp được điều trị như thế nào?

Để quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên suôn sẻ, bác sĩ chuyên khoa sẽ phụ thuộc vào mức độ bị bệnh, khớp bị tổn thương và thời gian mắc bệnh. Vì những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở mỗi người khác nhau nên cũng sẽ tồn tại những phương pháp điều trị khác nhau.

  • Thể nhẹ: Số lượng khớp bị viêm ít, khả năng vận động gần như là bình thường. Đối với trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm thông thường. Kết hợp với việc sử dụng thuốc là điều trị vật lý, luyện tập, nước suối khoáng, điện châm…
  • Thể trung bình: Số lượng khớp bị viêm nhiều hơn, khả năng vận động bị hạn chế. Trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng corticoid với liều trung bình hoặc sử dụng thuốc chống viêm nonsteroid. Kết hợp với việc sử dụng thuốc là vật lý trị liệu như trên.
  • Thể nặng: Khả năng vận động còn ít, không đi lại được. Trong trường hợp này bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng muối vàng, thuốc corticoid với liều cao, methotrexate hoặc D-penicilamin.
  • Phẫu thuật khi bệnh ở giai đoạn nặng: Một số phương pháp phẫu thuật có khả năng tác động và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Bao gồm: Chỉnh sửa gân và các khớp bị phá hủy hoặc thay thế hoàn toàn. 
Viêm khớp dạng thấp được điều trị như thế nào?
Để quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên suôn sẻ, bác sĩ chuyên khoa sẽ phụ thuộc vào mức độ bị bệnh, khớp bị tổn thương và thời gian mắc bệnh

Chế độ sinh hoạt của người bị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh xương khớp khó có thể chữa khỏi. Tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa các đợt viêm khớp dạng thấp bằng cách sử dụng các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời kết hợp với các hoạt động sinh hoạt, vận động đúng cách. Nếu có thể giúp các khớp duy trì trạng thái luôn hoạt động, bạn cũng sẽ được bảo vệ khỏi những hậu quả, biến chứng nguy hiểm.

Chính vì những điều trên, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý:

  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Người bệnh cần chú ý giữ tư thế luôn thẳng, luôn cân đối khi đi, đứng hoặc ngồi. 
  • Tránh thực hiện những động tác có hại đối với xương và các khớp. Thay thế những động tác có hại này bằng những động tác giữ gìn khớp.
  • Tránh thực hiện một số động tác nắm, cầm đồ vật ngay cả khi bạn có thể thực hiện động tác này một cách dễ dàng. Bởi về lâu dài, những động tác cầm, nắm có thể khiến tay của bạn bị biến dạng.
  • Tránh hoặc hạn chế thực hiện những động tác có khả năng tác động và gây hại cho các khớp. Trong trường hợp người bệnh buộc phải sử dụng những động tác khớp, khi kéo dài trục của cẳng tay, bạn cố gắng giữ cho trục khớp bàn tay ở trạng thái cân bằng (đi qua ngón tay thứ ba).
  • Người bệnh cần tránh cử động phần cổ tay khiến cho bàn tay của bạn bị lệch sang một bên. Đặc biệt bạn cần chú ý khi viết. Để dễ dàng hơn trong việc cầm, nắm, bạn nên chọn và sử dụng những đồ vật to.
  • Luôn cử động, cầm nắm các ngón tay, bàn tay và tự thực hiện xoa bóp các khớp khi bạn có thể. Bạn nên ngủ đủ giấc, nằm trên giường chắc và phẳng.
  • Sử dụng những trợ giúp kỹ thuật để hỗ trợ, giúp bệnh nhân trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như đi vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động nghề nghiệp và dọn dẹp nhà cửa.
  • Không sử dụng các loại bia rượu, thực phẩm chứa cồn, không hút thuốc lá. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy có đến 1/3 những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thể nặng thường xuyên sử dụng thuốc lá hoặc có liên quan đến việc hút thuốc lá.
  • Bổ sung trong bữa ăn hàng ngày chế độ giàu vitamin D và canxi. Bởi đây đều là những dưỡng chất có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể và có một bộ xương chắc khỏe. Ngoài sữa và những sản phẩm làm từ sữa, cá, rau xanh và trứng cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
  • Việc bạn phải chịu áp lực và thường xuyên lo lắng có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh viêm khớp dạng thấp. Đồng thời kích thích bệnh phát triển một cách mạnh mẽ. Chính vì thế, bên cạnh những biện pháp điều trị như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu… thì những kỹ thuật thư giãn cũng là một yếu tố có khả năng giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng đau nhức. Đồng thời giúp hồi phục các hoạt động vốn có của cơ thể.
Chế độ sinh hoạt của người bị viêm khớp dạng thấp
Việc bạn phải chịu áp lực và thường xuyên lo lắng có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh viêm khớp dạng thấp và kích thích bệnh phát triển một cách mạnh mẽ hơn

Khi bệnh viêm khớp dạng thấp của bạn đã được chẩn đoán và xác định, người bệnh cần sử dụng thuốc càng sớm càng tốt. Đặc biệt bạn nên dùng thuốc trước khi các đầu xương và phần sụn khớp xuất hiện những tổn thương.

Trong trường hợp tổn thương ở đầu xương và sụn khớp đã xảy ra nghĩa là đã có biến dạng khớp thì việc áp dụng những phương pháp điều trị có thể ức chế sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên phương pháp điều trị không thể cải tạo những tổn thương đã xảy ra ở đầu xương và sụn khớp.

Chính điều trên, khi cơ thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và khám tại chuyên khoa xương khớp. Sau đó sử dụng thuốc đúng với mức độ bệnh lý, thời gian bệnh và đúng với từng thời kỳ của bệnh.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề “Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa được không?”. Tuy nhiên những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa. Từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp và tránh gây nguy hiểm.

Các nguồn tham khảo uy tín nhất:

https://drbacsi.com/

https://trungtamytedpbackan.com/

https://drbacsi.com/viem-tai-giua-thanh-dich/

https://drbacsi.com/chua-mat-ngu-bang-mat-ong/

https://drbacsi.com/chich-ngua-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-thai-duoc/

https://drbacsi.com/chua-gai-cot-song-bang-dong-y/

https://drbacsi.com/benh-xo-gan-u-mat-nguyen-phat/

https://drbacsi.com/viem-loet-bo-cong-nho-da-day/

https://drbacsi.com/viem-da-day-dang-not/

https://drbacsi.com/benh-gout-co-nen-an-thit-bo-khong/

https://drbacsi.com/dau-da-day-nen-lam-gi/

https://drbacsi.com/viem-than-be-than-man-tinh/

Comentaris
Encara no hi ha cap comentari. Vull ser el primer.